13 Cách nấu nước mát thơm ngon, giải độc gan, thanh lọc cơ thể

19-11-2020

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Những ngày hè nóng bức khiến cho nhu cầu bổ sung nước của gia đình tăng cao. Mẹ hãy tự tay chế biến những món nước tự nhiên vừa an toàn lại vừa bổ dưỡng với 13 cách nấu nước mát mùa hè đơn giản tại nhà dưới đây nhé!

Uống nước mát giúp giải nhiệt ngày hè hiệu quả

I – Tổng hợp 13 cách nấu nước mát đơn giản tại nhà 

Nếu bạn đang không biết nấu nước mát như thế nào đúng cách thì hãy tham khảo ngay 13 công thức nấu nước mát mà Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc chia sẻ dưới đây nhé:

1. Cách nấu nước mát rễ tranh mía lau 

Mía lau rất tốt trong việc làm mát cơ thể và giải tỏa tinh thần, đặc biệt là trong mùa hè nóng bức. Chào buổi trưa đầu tuần với một ly mía lau sẽ giúp cơ thể sảng khoái và tràn đầy năng lượng cho cả một ngày dài.

Nguyên liệu cần có để nấu nước mát mía lau:

– 300g rễ tranh.

– 300g lá dứa.

– 500g đường phèn.

– 5 khúc mía lau.

– 300g râu bắp.

– 2-3 lít nước.

Nước mát rễ tranh và mía lau 

Cách nấu nước mát mía lau rễ tranh như sau:

– Rọc vỏ mía lau, sau đó rửa sạch và chẻ nhỏ thành khúc. Râu bắp nhặt sợi khô ra, rửa sạch. Lá dứa rửa sạch rồi cuộn tròn lại. Đường phèn giã thành hạt nhỏ để khi thả vào nước sẽ mau tan.

– Cho khoảng 2 lít nước lên bếp, thả mía lau và lá dứa vào đun sôi tầm 30 phút. Sau đó cho râu bắp và đường phèn vào, tiếp đục đun sôi khoảng 5 phút nữa. Tắt bếp.

Để nguội, vớt râu bắp và lá dứa ra, sau đó cho mía lau vào ly, thả thêm vài viên đá nếu như muốn uống lạnh. Món nước mía lau thanh mát và thơm dịu mùi lá dứa đã sẵn sàng để cả gia đình cùng thưởng thức.

Nếu đang tìm kiếm cách nấu nước mát cho bé uống, các mẹ đừng bỏ qua cách nấu nước mát tại nhà từ mía lau này nhé.

( → Xem thêm: Ăn gì tốt cho não bộ? Những thực phẩm tốt cho não và trí nhớ)

2. Cách nấu nước mát atiso 

– Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2 bông hoa atiso, 1 bó lá dứa, 60g đường phèn và 3,5 lít nước.

– Sơ chế nguyên liệu: Cho hoa atiso vào chậu ngâm với nước muối pha loãng khoảng 30 phút để loại bỏ bụi bẩn và khử độc. Sau đó cắt hoa thành 4 miếng. Lá dứa rửa sạch rồi cắt thành từng khúc ngắn, sau đó bó thành bó rồi để cho ráo nước.

Cách nấu nước mát atiso: Cho hoa atiso và lá dứa, đường phèn vào nồi với 3,5 lít nước. Đun sôi sau đó đun nhỏ lửa trong thời gian 1,5 tiếng cho các chất trong hoa và lá dứa tiết hết ra. Khi nước đã được, bạn để nguội và cho vào lọ thủy tinh bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh uống dần. Nên uống hết trong 3-4 ngày.

Không chỉ có tác dụng độc, mát gan, giải thanh nhiệt cơ thể, nước mát atiso còn rất hiệu quả trong việc điều trị rối loạn tiêu hóa, lợi gan mật, kích thích ăn ngon, tốt cho tim mạch…

Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm cách nấu nước mát giải độc gan nấu nước mát giải nhiệt thì hãy thử áp dụng công thức nấu nước mát gan và giải nhiệt từ hoa atiso xem sao nhé.

3. Cách nấu nước mát nha đam đường phèn 

Nước mát nha đam đường phèn không chỉ bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có tác dụng nhuận tràng, mát gan, giải độc hiệu quả.

Vì vậy nếu đang tìm kiếm cách nấu nước mát giải nhiệt mùa hè, cách nấu nước mát gan hay cách nấu nước mát dưỡng nhan, bạn tuyệt đối đừng bỏ qua cách nấu nước mát uống từ nha đam và đường phèn.

Nước mát nha đam và đường phèn 

– Nguyên liệu cần có để nấu nước mát nha đam và đường phèn: 2 lát nha đam, đường phèn, một chén đậu đỏ.

–  Cách nấu nước mát nha đam đường phèn như sau: Đầu tiên, mẹ nhặt sạch hạt đậu lép ra, rồi đem đậu đỏ rang đến khi có mùi thơm là được.

Nha đam mẹ lột vỏ sạch sẽ, rửa qua nước, sau đó cắt hạt lựu vừa ăn. Đường phèn đập nhỏ sao cho dễ tan. Cho đậu đã rang vào nước đun sôi khoảng 30 phút.

Vớt đậu ra, sau đó cho đường phèn và nha đam vào đun 5 phút. Tắt bếp, để nguội rồi cho nước đậu đỏ vào ly, thêm ít đá để món uống thêm ngon và mát hơn.

4. Cách nấu nước mát la hán quả

Trong Đông y, quả la hán có vị ngọt, tính mát, nhuận tràng, thanh nhiệt cơ thể. Sử dụng quả la hán trong các trường hợp viêm phế quản, cảm sốt, viêm họng, ho nhiều đờm, táo bón… đều rất tốt.

– Để nấu nước mát la hán quả, bạn cần chuẩn bị 1 quả la hán và 1,5 lít nước.

Cách nấu nước mát với la hán quả như sau: Dùng dao bổ quả la hán thành 4 hoặc 2. Chỉ sử dụng quả la hán khi thấy phần ruột vẫn còn hơi ướt  và có màu đậm; không nên sử dụng quả la hán khi phần ruột đã khô.

Cho quả la hán vào đun sôi với 1,5 lít nước. Đun trong khoảng 10 phút là bạn đã có thể uống rồi. Mỗi người có thể uống mỗi ngày 1 quả để uống. Nếu có cơ địa nóng trong, bạn đừng bỏ qua cách nấu nước mát giải nhiệt từ quả la hán nhé.

5. Cách nấu nước mát 24 vị

– Nguyên liệu đồ nấu nước mát 24 vị: 3 khúc mía lau, 1 bó rễ tranh, 1 bó bông ngò, 50g râu bắp, 50g mã đề, 3 cây lá sữa, muối, 50g đường phèn, 6 lít nước.

Hướng dẫn nấu nước mát 24 vị như sau: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu, nếu có thời gian hãy ngâm với nước muối trong 20 phút để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.

Tiếp đỏ rửa sạch và để ráo nước. Bó các nguyên liệu thành từng bó nhỏ; mía chặt thành từng khúc ngắn. Cho tất cả các nguyên liệu vào trong nồi  (trừ đường phèn), rồi đổ 6 lít nước.

Đun sôi rồi đun nhỏ lửa trong khoảng 40 phút. Khi thấy nước chuyển thành màu nâu đậm là được. Tiếp tục lọc lấy nước bỏ bã. Cho thêm đường phèn vào rồi khuấy đều cho đường tan hết là được.

Nước mát 24 vị 

( → Xem thêm các loại trà giúp ngủ ngon, tốt cho sức khỏe TẠI ĐÂY)

Đây cách nấu nước mát của người hoa được rất nhiều người áp dụng và làm theo. Bên cạnh tác dụng giải nhiệt, nước mát 24 vị còn giúp thanh nhiệt, làm đẹp da và lợi sức khỏe.

Chính vì vậy bạn đừng bỏ qua cách nấu nước mát thanh lọc cơ thể, cách nấu nước mát thơm ngon này nhé.

6. Cách nấu nước mát râu bắp 

– Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50g râu ngô, 50g đường phèn, 2 lít nước.

Cách nấu nước mát râu bắp đơn giản như sau: Râu ngô rửa sạch rồi vớt ra cho ráo nước. Đun sôi 2 lít nước rồi cho râu ngô vào đun trong lửa nhỏ 20 phút.

Thêm đường phèn vào khuấy đều cho tan hết ra rồi tắt bếp. Chắt lấy nước uống giúp giảm nhiệt và làm mát cơ thể. Mỗi ngày bạn nên uống tối đa 60m và chia làm 2 lần uống, nên uống trước khi ăn 3-4 tiếng. Tìm kiếm cách nấu nước mát mùa hè, bạn không nên bỏ qua nước mát râu bắp nhé.

7. Cách nấu nước mát rong biển 

Nếu bạn đang tìm kiếm loại rau nấu nước mát tốt thì rong biển chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. 

– Nguyên liệu cần có: 100g rong biển nấu nước mát; 200g đường phèn.

Cách nấu nước mát rong biển: Để khử bớt mùi của rong biển, bạn hãy ngân với nước cùng vài lát gừng khoảng 20 phút.

Vớt ra cho ráo nước rồi cho vào đun sôi nhỏ lửa trong 1.5 lít trong khoảng 40 phút. Sau đó cho đường phèn vào khuấy tan hết ra là bạn đã có nước mát để uống giải nhiệt này hè rồi. 

Nước mát rong biển 

8. Cách nấu nước mát hạt chia

– Nguyên liệu cần có: 1 bó lá nấu nước mát, hạt chia, đường phèn.

– Cách nấu nước mát hạt chia: Cho lá nấu nước mát vào nấu với 2 lít nước trong 40 phút. Cho đường phèn vào khuấy tan hết ra rồi để nước nguội. Cho hạt chia vào khuấy đều rồi chia thành 2-3 lần uống. 

9. Cách nấu nước mát táo đỏ kỷ tử

– Nguyên liệu: 7 quả táo đỏ khô, 1/2 muỗng kỷ tử khô, 500ml nước.

Cách nấu nước mát uống từ táo đỏ kỷ tử như sau: Rửa sạch các nguyên liệu, cắt thành từng miếng nhỏ, bỏ hạt. Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi đun sôi nhỏ lửa với 700ml trong khoảng 20 phút là được.

Bạn có thể thêm một chút mật ong hoặc đường nâu vào nếu muốn uống ngọt hơn. Lọc lấy nước cho vào bình uống hết trong ngày.

Nước mát táo đỏ kỷ tử

10. Cách nấu nước mát bông cúc

Bông cúc giúp giải tỏa căng thẳng thần kinh, giải nhiệt, hỗ trợ trị mụn và giúp ngủ ngon. Ngày giữa tuần không cần cầu kỳ, chỉ cần uống nước mát bông cúc mà vẫn đảm bảo khỏe re giữa thời tiết oi nồng. 

– Nguyên liệu cần có: 2 bông cúc, đường phèn.

Cách nấu nước mát bông cúc: Đầu tiên, mẹ ngâm bông cúc vào nước lạnh trong khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch bụi bẩn và cánh hoa khô.

Vắt ráo bông cúc, nhưng đừng vắt mạnh tay quá, bông cúc sẽ dễ bị nát. Cho bông cúc vào nồi nước sao cho nước ngập bông cúc.

Đun khoảng 15 phút cho dậy mùi. Vớt xác bông cúc ra khỏi nồi nước. Cho thêm đường phèn theo khẩu vị vào khuấy tan và thưởng thức. Nếu bạn đang tìm kiếm công thức nấu nước mát trị mụn,  thì nước mát bông cúc sẽ là gợi ý rất tuyệt vời.

11. Cách nấu nước mát củ sen, hạt sen 

– Nguyên liệu cần chuẩn bị: 100g hạt sen tươi, 1 củ sen, đường phèn, lá dứa, 1 chút muối.

Cách nấu nước mát củ sen và hạt sen như sau: Củ sen gọt vỏ rồi thái thành từng khoanh mỏng; hạt sen làm sạch, bỏ tâm sen; lá dứa rửa sạch.

Nấu lá dứa với 1 lít nước cùng chút muối. Nước sôi cho củ sen vào nấu trong 15 phút. Cho hạt sen vào nồi rồi thêm đường phèn. Đun thêm 10 phút cho hạt sen mềm ra là được.

Nước mát củ sen, hạt sen

Ngoài tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nước mát củ sen và hạt sen còn giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, giúp dễ ngủ, ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn.

Vì vậy, nếu đang tìm hiểu về cách nấu nước mát để bán hoặc uống hàng ngày, bạn đừng bỏ qua loại nước mát tuyệt vời này nhé.

12. Cách nấu nước mát mủ trôm 

Nước mát mủ trôm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa và ổn định huyết áp, đặc biệt là trị táo bón rất tốt.

– Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 lít nước, 3g mủ trôm 1/4 thìa cà phê dầu chuối, 250g đường phèn.

Cách nấu nước mát mủ trôm: Ngâm mủ trôm trong nước ấm khoảng 20 tiếng để cho nở hết ra. Cho đường phèn vào nồi đun cho tan hết ra và để nguội. Cho nước đường và dầu chuối vào tô đựng mủ trôm, đổ thêm 1 lít nước đun sôi để nguội vào là có thể uống.

13. Cách nấu nước mát nhãn nhục 

Nước mát nhãn nhục có tác dụng làm mát, nuôi dưỡng máu, thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể hiệu quả. Nhãn nhục thơm ngon, ngọt ngào “nhấn nhá” hương vị cho thức uống.

Nước mát nhãn nhục

Thành phần nấu nước mát nhãn nhục gồm có: Nhãn nhục và đường phèn.

Cách nấu nước mát ngon từ nhãn nhục như sau: Rửa sạch nhãn nhục rồi ngâm trong nước lạnh khoảng 10 phút. Khi nhãn nhục nở ra, mềm mại thì mẹ có thể vớt ra.

Nhớ giữ lại phần nước ngâm nhãn nhục này nhé. Bắc một nồi nước khác, cho đường phèn nghiền nhỏ vào nấu đến khi tan hết.

Đổ nước nhãn nhục và xác nhãn nhục vào nấu tiếp đến khi sôi thì tắt bếp. Món nước này rất thích hợp để uống nóng. Hoặc bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh để thưởng thức.

II – Ngoài uống nước mát, chúng ta cần bổ sung gì?

Bên cạnh việc uống nước mát, những người có cơ địa nóng trong càn tăng cường bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như: vitamin A, vitamin D, các vitamin nhóm B như B6, B9, B12; các khoáng chất như canxi, magie, kali…; các loại axit béo…

Các thực phẩm nên tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày gồm: các loại rau xanh, khoai lang, ớt, đu đủ, cà rốt, cá mòi, cá ngừ, trứng, gạo lứt, hạt kê, các loại hạt, các hồi, thịt gà, thịt cừu, chuối, bông cải xanh, đậu đỏ, cam, dưa hấu, bưởi, đu đủ, chanh…

Bạn cần bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể

Đặc biệt, bạn đừng quên uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để làm mát cơ thể, tránh tình trạng cơ thể thiếu nước dẫn tới nóng trong người và suy giảm chức năng gan. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cách nấu nước mát, bạn vui lòng gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn cước) để được tư vấn.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng