Nhiễm trùng tiết niệu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

06-01-2021

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Nhiễm trùng tiết niệu là bệnh nhiễm trùng các cơ quan tạo và đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể. Bệnh xảy ra ở nhiều lứa tuổi, xảy ra ở cả nam và nữ. Vậy bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu dấu hiệu thế nào, nguyên nhân do đâu và cách điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

I – Nhiễm trùng tiết niệu là gì? 

Nhiễm trùng đường tiết niệu tiếng Anh là gì? Hội chứng nhiễm trùng tiết niệu tiếng Anh là Urinary Tract Infections (UTI).

Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì? Nhiễm trùng tiết niệu bệnh học là tình trạng nhiễm trùng của bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu, bao gồm hai thận, bàng quang, niệu quản và niệu đạo. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng liên quan đến phần dưới hệ tiết niệu, bàng quang và niệu đạo.

Nhiễm trùng đường tiết niệu bệnh học được chia thành 2 nhóm chính gồm: Nhiễm trùng đường tiết niệu trên gồm có viêm thận bể thận mạn và viêm thận bể thận cấp; nhiễm trùng tiết niệu dưới gồm có viêm bàng quang, viêm niệu đạo và viêm tiền liệt tuyến.

Nhiễm trùng tiết niệu là gìNhiễm trùng tiết niệu là bệnh nhiễm trùng các cơ quan tạo và đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể

II – Tại sao bị nhiễm trùng tiết niệu? Nguyên nhân nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm trùng tiết niệu nguyên nhân chính là do các vi sinh vật gây bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, đa phần là vi khuẩn. Nhưng đôi khi cũng có thể nhiễm trùng đường tiết niệu nguyên nhân do nhiễm virus hoặc nhiễm nấm.

Theo các bác sĩ, đa phần các trường hợp đường tiểu bị nhiễm trùng thường là do vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) trong hệ tiêu hóa gây ra, chủ yếu ở bàng quang. Chlamydia và Mycoplasma cũng góp phần dẫn đến bệnh nhưng thường ở niệu đạo.

Tại sao bị nhiễm trùng tiết niệuHầu hết trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn E. coli trong hệ tiêu hóa gây ra

( → Xem thêm: Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị)

Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu gồm:

– Quan hệ tình dục quá nhiều.

– Vệ sinh cá nhân kém.

– Người có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường).

– Những người gặp khó khăn trong việc đào thải hoàn toàn nước tiểu trong bàng quang.

– Người đang phải đặt ống thông tiểu.

– Người không tự chủ trong việc đi tiểu tiện và đại tiện.

– Sỏi thận.

– Bí tiểu.

– Phụ nữ mãn kinh.

– Lạm dụng phương pháp tránh thai

– Người đã từng điều trị xâm lấn ở đường tiết niệu.

– Người đang áp dụng biện pháp ức chế miễn dịch

– Những người nằm bất động trong thời gian dài.

– Tác dụng phụ của thuốc hóa trị hoặc liệu pháp xạ trị như ifosfamide và cyclophosphamide.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu kháng sinh:  Lạm dụng kháng sinh cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

III – Dấu hiệu bệnh nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu triệu chứng thế nào? Các triệu chứng nhiễm trùng tiết có biểu hiện và dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh.

Nhưng nhìn chung người bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhìn chung sẽ có 4 dấu hiệu cơ bản gồm: sốt, đau bụng phần thắt lưng, tiểu buốt – tiểu rắt, tiểu mủ – tiểu máu.

– Bệnh nhân đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước trong mỗi lần tiểu rất ít. Cảm giác đau, khó chịu hoặc nóng rát khi đi tiểu, kèm theo đó là cảm giác như bị kim châm.

Những điều này khiến người bệnh có cảm giác mệt mỏi, bí bách khó chịu và có thể gây sốt. Giai đoạn mới gọi là nhiễm trùng đường tiểu dưới. Để lâu, sự thâm nhập ảnh hưởng đến thận thì gọi là nhiễm trùng đường tiểu trên.

– Đau vùng thắt lưng có thể gây mất ngủ.

– Khi người bệnh ở trong giai đoạn viêm niệu đạo hoặc viêm bàng quang thì người bệnh có thể có hai dấu hiệu rất đặc trưng là tiểu buốt và tiểu dắt. Tiểu buốt là cảm giác đau, buốt, thắt khi đi tiểu.

Tiểu buốt là do dòng nước tiểu đi qua và cọ xát và mô bị viêm trên đường nước tiểu đi ra. Cũng có thể là do sự co thắt của cơ trong hệ thống đường tiết niệu tại chỗ bị viêm gây ra.

Nhưng thường thì tiểu buốt ở đầu bãi hay liên quan tới viêm niệu đạo còn tiểu buốt ở cuối bãi liên quan đến bàng quang nhiều hơn.

– Bên cạnh đó, tiểu mủ và tiểu máu cũng là một dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đường tiết niệu. Mủ và máu là những thành phần không có trong nước tiểu của người không mắc bệnh tiết niệu.

Nó chỉ xuất hiện trong bệnh nhiễm trùng đường tiểu và một số bệnh khác. Khi xuất hiện máu trong nước tiểu có nghĩa là bề mặt đường tiểu đang bị thương và thông thương với mạch máu.

Khi có mủ thì có nghĩa là ổ bệnh đang trong giai đoạn tiến triển mạnh, dấu hiệu nặng hoặc sắp sang giai đoạn mãn tính.

Nhiều khi chúng ta không nhìn thấy được nhưng thực tế vẫn có và chỉ phát hiện ra được bằng xét nghiệm nước tiểu. Vì vậy, khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường thì nên kiểm tra sức khỏe, tránh để bệnh tiến triển nặng.

Việc nắm rõ nhiễm trùng đường tiết niệu dấu hiệu và biểu hiện thế nào sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm để có phương án điều trị kịp thời.

Bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu biểu hiệnNgười bệnh thường có cảm giác tiểu buốt khi đi tiểu

IV – Ai dễ bị nhiễm trùng tiết niệu? 

Nếu bạn đang băn khoăn và thắc mắc những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn thì hãy tham khảo những thông tin chúng tôi chia sẻ dưới đây:

1. Nhiễm trùng tiết niệu trẻ em và trẻ sơ sinh

Nhiễm trùng đường tiết niệu trẻ sơ sinhnhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em là bệnh lý thường gặp, thường xảy ra do vi khuẩn, virus… xâm nhập vào đường tiết niệu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ sơ sinh thường có biểu hiện sốt, kích thích, quấy khóc; còn nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em lớn hơn thường có biểu hiện sốt, đi tiểu bị đau hoặc đi nhiều lần, hoặc đau bụng vùng bụng dưới.

Khi bố mẹ phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

2. Nhiễm trùng tiết niệu nam

Không chỉ là bệnh lý thường gặp ở nữ giới, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu còn xảy ra ở nam giới. Ngoài việc gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, nếu không được điều trị kịp thời nhiễm trùng tiết niệu ở nam giới còn có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Nhiễm trùng tiết niệu nam giới gây vô sinh.

Nhiễm trùng đường tiết niệu nam gây viêm ngược dòng lên niệu quản và đài bể thận ở nam giới.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam gây viêm ống dẫn tinh, túi tinh, tinh hoàn… 

– Nhiễm trùng đường tiết niệu nam giới làm giảm chất lượng tình dục.

Cảnh báo các bệnh lây truyền qua đường tình dục như sùi mào gà, lậu.

3. Nhiễm trùng tiết niệu ở nữ

Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới và trên là bệnh lý rất thường gặp, đặc biệt là ở nữ giới. Khoảng 40% phụ nữ có khả năng bị mắc nhiễm trùng đường tiết niệu tại một số thời điểm trong đời.

Một số thống kê cho thấy, cứ ba phụ nữ thì có một người mắc một đợt nhiễm trùng đường tiết niệu năm 24 tuổi. Các bạn nữ đã quan hệ tình dục thường dễ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu nhất.

Các trường hợp người trưởng thành mắc bệnh này gặp ở người già và bệnh nhân phải đặt ống thông tiểu.

Nhiễm trùng tiết niệu ở nữ phổ biến hơn là do niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nam giới. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn đi lên bàng quang nhanh hơn. Việc quan hệ tình dục cũng giúp đưa vi khuẩn vào đường tiết niệu.

Nhiễm trùng tiết niệu ở nữNữ giới thường bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhiều hơn nam

4. Nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai

Nhiễm trùng tiết niệu và thai nghén có liên quan mật thiết với nhau. Nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai  là căn bệnh thường gặp ở các chị em phụ nữ đang mang thai và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng tiết niệu ở phụ nữ mang thai là do vi khuẩn E.coli; thói quen uống ít nước; khối lượng tử cung tăng lên  chèn ép vào đường tiết niệu gây chèn ép, ứ đọng nước tiểu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang gây viêm bàng quang và qua đường niệu quản gây viêm thận bể thận.

Nguy hiểm hơn, mẹ bầu nhiễm trùng đường tiết niệu không được điều trị đúng cách có thể gây sốc nhiễm khuẩn, suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy thận cấp… ảnh hưởng nghiêm trọng tới mẹ và bé.

Nguy cơ sảy thai, đẻ non, thai chết lưu, trẻ đẻ ra nhẹ cân… cũng là những biến chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ở bà bầu

( → Xem thêm: Người mệt mỏi chán ăn buồn nôn là bệnh gì? Nguyên nhân và điều trị)

5. Nhiễm trùng tiết niệu sau khi sinh

Nếu phụ nữ sau sinh gặp khó khăn khi đi tiểu hoặc đau khi đi tiểu trong 24 giờ đầu tiên sau khi sinh con, thì đây có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh.

Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh mổ và sinh thường, các bà mẹ nên đi tiểu trong vòng 6 đến 8 sau khi sinh.

Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và các tổn thương cũng như chảy máu nào có thể xảy ra khi bàng quang quá đầy.

6. Nhiễm trùng đường tiết niệu ở người già

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong các nhiễm trùng thường gặp nhất ở người cao tuổi. Triệu chứng của bệnh cũng có thể nặng hơn so với người trẻ tuổi. 

Ngoài các triệu chứng điển hình của bệnh, người già bị nhiễm trùng đường tiết niệu còn có thể gặp phải các triệu chứng như: lú lẫn, mê sảng, thay đổi hành vi bất thường, lừ đừ, bồn chồn, gặp ảo giác, có xu hướng xa lánh xã hội, kích động…

Bị nhiễm trùng đường tiết niệu ở người giàNgười già có nguy cơ bị nhiễm trùng tiết niệu hơn người trẻ

V – Nhiễm trùng tiết niệu nên ăn gì và kiêng ăn gì? 

Dưới đây một số gợi ý về các loại thực phẩm người bị nhiễm trùng đường tiết niệu cần hạn chế hoặc bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.

1. Nhiễm trùng tiết niệu nên ăn gì? 

Người mắc bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu cần tích ăn bổ sung các đồ ăn và thức uống dưới đây:

– Nước: Uống nhiều nước chính là cách đơn giản nhất để loại bỏ nhanh chóng vi khuẩn ở trong đường tiết niệu đồng thời phòng tránh tình trạng nhiễm trùng. Người bệnh nên uống từ 6 đến 8 cốc nước mỗi ngày, ngay cả khi không khát.

– Tỏi: Tỏi là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc nhiễm trùng đường tiết niệu nên ăn gì. Tỏi có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm cực kỳ hiệu quả.

Các hoạt chất trong củ tỏi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể, trong đó có cả vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

– Nước ép nam việt quất: Một số nghiên cứu cho thấy, nước ép nam việt quất chứa hoạt chất proanthocyanidin có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn bám dính vào thành đường tiết niệu. Không chỉ vậy, chất chống oxy hóa trong quả nam việt quất còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe của người bệnh.

– Các sản phẩm chứa probiotic (men vi sinh): Nhắc tới các thực phẩm chữa nhiễm trùng đường tiết niệu phải kể đến các sản phẩm chứa probiotic. Không chỉ tốt cho đường ruột, probiotic có giúp cải thiện và ngăn ngừa các triệu chứng nhiễm trùng tiết niệu. Các thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, kim chi, nấm thủy sâm….

– Thực phẩm giàu vitamin C: Tác dụng của vitamin C là ức chế sự phát triển của vi khuẩn E.coli. Đồng thời cải thiện các triệu chứng của viêm đường tiết niệu, giúp giảm tính axit trong nước tiểu đồng thời và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn.

Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày các thực phẩm giàu vitamin C như kiwi, bưởi, cà chua, súp lơ, bắp cải, rau chân vịt, bông cải xanh…

Bị nhiễm trùng tiết niệu nên ăn gìThực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho người bị nhiễm trùng tiết niệu

2. Nhiễm trùng đường tiết niệu kiêng gì? 

Để hỗ trợ điều trị nhiễm trùng tiết niệu, người bệnh nên tránh hoặc hạn chế ăn các thực phẩm sau:

– Cà phê: Caffeine trong cà phê gây kích thích bàng quang, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. 

– Soda: Ngoài caffeine, các loại nước soda còn sử dụng gas, chất tạo ngọt và các hương liệu. Do đó, soda có thể làm kích thích bàng quang và gia tăng nguy cơ mắc bệnh đường tiết niệu.

– Bia, rượu: Hai thức uống này không chỉ gây kích thích bàng quang mà còn khiến bộ phận này phải chịu nhiều áp lực hơn và dẫn tới suy yếu.

– Các thực phẩm cay: Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu nên tránh ăn các món ăn cay nóng hoặc các gia vị cay nóng như tiêu, ớt…

– Hải sản:  Mặc dù nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng với những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu, hải sản lại không thực sự tốt. Đặc biệt, phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu khi ăn nhiều hải sản sẽ gây ngứa ngáy vùng kín, vùng kín ẩm ướt nên gây khó khăn cho việc điều trị.

– Các thực phẩm nhiều đường, muối: Bạn nên tránh xa các thực phẩm chứa nhiều muối nhiều đường như bánh kẹo nếu không muốn tình trạng bệnh nặng hơn.

– Đồ ăn chế biến sẵn: Người bệnh cũng nên hạn chế tối đa các đồ ăn chế biến sẵn như thịt hun khói, xúc xích, giăm bông, khoai tây chiên….

Bệnh nhiễm trùng tiết niệu kiêng gìNhiễm trùng đường tiết niệu nên tránh ăn các thực phẩm nhiều muối và đường

VI – Cách chữa bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu phải làm sao? Nhiễm trùng tiết niệu điều trị thế nào? Tùy theo tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn một số phương pháp điều trị sau:

1. Sử dụng thuốc kháng sinh

– Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới, người bệnh sẽ được bác sĩ kê kháng sinh dạng uống.

– Đối với trường hợp nếu thận và niệu đạo là khu vực chịu ảnh hưởng, người bệnh sẽ được bác sĩ kê kháng sinh tiêm tĩnh mạch. 

2. Điều trị nhiễm trùng đường tiểu mãn tính

Trường hợp bị nhiễm trùng đường tiểu mãn tính, bác sĩ sẽ tư vấn một số phác đồ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu như sau: 

–  Uống thuốc kháng sinh liều thấp trong thời gian dài nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát.

– Sử dụng kháng sinh trong vòng 1-2 ngày mỗi khi triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu xuất hiện.

– Dùng kháng sinh sau khi quan hệ, nếu nguyên nhân gây nhiễm trùng có liên quan đến các bệnh lây qua đường tình dục (STD).

Khi đang trong quá trình điều trị nhiễm trùng tiết niệu phác đồ của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Không tự ý mua và uống thuốc chữa nhiễm trùng đường tiết niệu khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi nhiễm trùng đường tiết niệu uống thuốc gì và nhiễm trùng tiết niệu thuốc gì tốt.

Không tự ý dừng uống thuốc khi thấy tình trạng bệnh thuyên giảm và khỏe hơn.

Tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đề ra.

Thông thường, người mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu có thể khỏi sau 2-3 ngày điều trị. Nhưng đối với những trường hợp phức tạp, chẳng hạn như người có tiền sử bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiết niệu hoặc ghép tạng thì việc chữa trị có thể phải kéo dài 7-14 ngày hoặc hơn.

Bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu uống thuốc gìNgười bệnh chỉ uống thuốc khi được bác sĩ chỉ định

VII – Những thắc mắc thường gặp khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu

1. Nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không? 

Việc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu sớm ngay từ đầu sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Nếu để nhiễm trùng đường tiết niệu kéo dài, bệnh có nguy cơ dẫn tới nhiều hệ lụy và biến chứng nguy hiểm.

Nhiễm trùng đường tiết niệu biến chứng thế nào? Bình thường, các vi sinh vật gây bệnh tấn công niệu đạo  và bàng quang trước (đường tiết niệu dưới).

Khi không được chữa trị dứt điểm, chúng sẽ ảnh hưởng đến đường tiết niệu trên, bao gồm niệu đạo và thận. Khi đó, việc điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ gặp nhiều khó khăn vì kéo theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó nguy hiểm nhất chính là biến chứng nhiễm trùng máu có khả năng trực tiếp gây tử vong. 

Không chỉ vậy, nhiễm trùng đường tiết niệu còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:

– Rủi ro nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát cao, nhất là ở phụ nữ mắc bệnh 2 lần liên tục trong vòng 6 tháng hoặc 4 lần trong vòng 1 năm trở lên 

– Thận bị tổn thương vĩnh viễn do nhiễm trùng thận cấp hoặc mãn tính.

– Phụ nữ bị nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai có nguy cơ sinh non hoặc bé sinh ra nhẹ cân.

Bệnh nhiễm trùng tiết niệu ở nam gây hẹp niệu đạo ở nam giới.

Do đó, ngay khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ bị nhiễm trùng đường tiết niệu máu nào như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, các bạn nên đến bệnh viện gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Việc thực hiện một số xét nghiệm nhiễm trùng đường tiết niệu như xét nghiệm máu hay nước tiểu có thể giúp đánh giá đúng tình trạng bệnh và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.

( → Xem thêm: Nguyên nhân bị đau vùng thắt lưng ở phụ nữ và cách điều trị)

2. Nhiễm trùng đường tiết niệu có lây không? 

Nhiễm trùng đường tiết niệu không phải là bệnh truyền nhiễm và không thuộc nhóm các bệnh lây qua đường tình dục (STDs). Tuy nhiên, vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn có thể lây lan nếu người bệnh quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là khi quan hệ qua đường hậu môn.

Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E. Coli và các loại vi khuẩn gây bệnh lậu, chlamydia và herpes xâm nhập vào đường tiết niệu.

Bệnh nhiễm trùng máu và nhiễm trùng đường tiết niệu không lây từ người sang người khi sử dụng chung hoặc tiếp xúc trực tiếp với bệ toilet. 

Nhiễm trùng đường tiết niệu có lây khôngNhiễm trùng đường tiết niệu không phải là bệnh truyền nhiễm

3. Nhiễm trùng đường tiết niệu có gây vô sinh? 

Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách và dứt điểm, nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, bị hiếm muộn, nặng hơn là vô sinh.

Nguyên  nhân là do các biến chứng viêm nhiễm sẽ lan sang các bộ phận lân cận, bịt kín cổ tử cung, tử cung gây khó khăn cho việc tinh trùng di chuyển gặp trứng.

4. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thai được không? 

Phụ nữ bị viêm thận nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn có thể thụ thai như bình thường. Tuy nhiên, tình trạng viêm nhiễm trùng đường tiết niệu nữ có thể gây tác động xấu đến khả năng sinh sản và quá trình mang thai. 

Do đó, ngay khi phát hiện triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu xuất hiện, chị em phụ nữ cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.

5. Nhiễm trùng đường tiết niệu có tự khỏi không? 

Nhiễm trùng đường tiết niệu  là bệnh lý không thể tự khỏi nếu không can thiệp điều trị. Một số người bệnh có tâm lý chủ quan có thể khiến bệnh chuyển biến xấu, gây nhiễm trùng máu hoặc thậm chí là tử vong.

Chính vì vậy, ngay sau khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, người  bệnh nên đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị trong thời gian sớm nhất.

Bị nhiễm trùng đường tiết niệu có tự khỏi khôngNhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý không thể tự khỏi nếu không can thiệp điều trị

6. Nhiễm trùng đường tiết niệu khám ở đâu? 

Nhiễm trùng đường tiết niệu bệnh viện nào khám và điều trị tốt? Người bệnh nên tìm đến các bệnh viện lớn và uy tín để được thăm khám và điều trị tốt nhất. Cụ thể:

– Tại Hà Nội: Người bệnh nên đến bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Trung ương quân đội 108, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện Xanh Pôn, bệnh viện Thanh Nhàn…

– Tại TPHCM: Người bệnh nên đến bệnh viện Bình Dân, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, bệnh viện Nhân Dân 115…

7. Cách phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu

Một số cách giúp phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả gồm:

– Không nhịn tiểu, hãy đi tiểu ngay khi có dấu hiệu buồn.

– Sau khi đi vệ sinh hãy chùi từ trước ra sau.

– Uống nhiều nước.

– Hạn chế ngâm bồn, hãy tắm bằng vòi hoa sen.

– Tránh xa các loại thuốc xịt vệ sinh phụ nữ, các sản phẩm tắm có mùi thơm và thụt rửa có mùi thơm.

Vệ sinh vùng kín trước khi quan hệ tình dục là cách phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu quan hệ hiệu quả.

Đi tiểu sau khi quan hệ để loại bỏ các vi khuẩn có thể đã xâm nhập vào niệu đạo để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu sau khi quan hệ.

– Giữ vùng kín sạch sẽ và khô ráo bằng cách vệ sinh đúng cách, mặc quần áo rộng rãi và mặc đồ lót bằng vải cotton.

Cách phòng tránh hội chứng nhiễm trùng tiệt niệuKhông nhịn tiểu là cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu 

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng