Suy giảm trí nhớ/Sa sút trí tuệ là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

08-09-2020

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Suy giảm trí nhớ là tình trạng con người mất dần những khả năng nhận thức và kí ức của bản thân. Suy giảm trí nhớ không đơn thuần là một biểu hiện của quá trình lão hóa thường gặp ở những người lớn tuổi, mà nó có thể là “dấu hiệu” dẫn đến căn bệnh nguy hiểm như bệnh Alzheimer, bệnh teo não,…

Ngoài ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng nhận thức, điều khiển các hoạt động hàng ngày, người bệnh có thể tử vong không lâu sau đó. Cùng tìm hiểu nhiều hơn tình trạng suy giảm trí nhớ hiện nay qua các thông tin sau nhé!

I – Suy giảm trí nhớ/sa sút trí tuệ là gì?

Suy giảm trí nhớ tiếng Anh là gì? Suy giảm trí nhớ tiếng Anh là Memory Decline. Bệnh suy giảm trí nhớ hay còn gọi là hội chứng suy giảm trí nhớ hay bệnh sa sút trí tuệ.

Vậy suy giảm trí nhớ là gì? Đây là tình trạng người bệnh thường xuyên lãng quên các kí ức, công việc, hành động của bản thân và mọi người xung quanh. 

Theo một số nghiên cứu, suy giảm trí nhớ ở nam giới có tỉ lệ cao hơn so với nữ giới. Cụ thể nam giới độ tuổi từ 70-80 có nguy cơ suy giảm trí nhớ cao hơn so với nữ giới cùng độ tuổi. 

Suy giảm trí nhớ tình trạng người bệnh thường xuyên lãng quên các kí ức, công việc, hành động của bản thân và mọi người xung quanh

Suy giảm trí nhớ có nguy hiểm không? Hậu quả của bệnh suy giảm trí nhớ là gì? Nếu không được điều trị kịp thời, hậu quả của suy giảm trí nhớ rất khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượn cuộc sống. Cụ thể:

– Hiệu quả học tập và công việc, giảm sút.

– Sa sút trí tuệ: Khoảng 50% số người bị suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành bệnh sa sút trí tuệ sau 3 năm với các triệu chứng như: rối loạn ngôn ngữ, giảm trí nhớ, rối loạn vận động, mất khả năng nhận biết đồ vật; nặng hơn là mất khả năng tự duy và chăm sóc bản thân, cuối cùng là tử vong.

– Alzheimer: Khoảng 10% trường hợp suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành Alzheimer. Nngười mắc bệnh Alzheimer chỉ sống được khoảng 8-10 năm kể từ khi có dấu hiệu bệnh. Cho đến nay, y học vẫn chưa có cách điều trị bệnh Alzheimer dứt điểm mà chỉ có thể làm chậm sự phát triển của căn bệnh này.

Teo não, sang thương mạch máu, tổn thương chất trắng,  giãn não thất trong MRI não.

– Parkinson: Đây là bệnh lý do thoái hóa các tế bào thần kinh ở vùng chất đen làm giảm sản xuất các chất dẫn truyền và ảnh hưởng đến sự điều hòa hoạt động của cơ thể. Từ đó gây ra các triệu chứng điển hình như cứng cơ, run, rối loạn tư thế và chậm chạp.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho thắc mắc suy giảm trí nhớ bệnh gì và hậu quả của bệnh suy giảm trí nhớ. Ngay bây giờ, hãy đến với phần nội dung tiếp theo của bài viết để tìm hiểu nguyên nhân tại sao suy giảm trí nhớ.

II – Nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ

Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng một số nguyên nhân dẫn tới suy giảm trí nhớ chính có thể kể đến như:

– Do ảnh hưởng của các bệnh lý tâm thần: Các bệnh như rối loạn cảm xúc, trầm cảm, tâm thần phân liệt, bị chấn thương sọ não sau chấn thương,… khiến người bệnh dễ bị suy giảm trí nhớ trong khoảng thời gian sau đó.

Nhiều trường hợp gây ra các suy nghĩ tiêu cực trong thời gian dài như: giận dữ, sợ hãi, lo âu, buồn bã cũng có thể gây ra hội chứng sa sút trí tuệ mạch máusuy giảm trí nhớ hay quên.

Suy giảm trí nhớ do ảnh hưởng của các bệnh lý tâm thần

– Do căng thẳng, stress kéo dài: Làm nhiều việc cùng một lúc, tham công tiếc việc khiến nhiều người, đặc biệt người trẻ tuổi bị áp lực, stress kéo dài, có thể khiến tâm trí bạn bị “quá tải”, dẫn đến rối loạn tâm thần, căng thẳng và mất ngủ suy giảm trí nhớ. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi stress có gây suy giảm trí nhớ không.

– Lạm dụng sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện, rượu bia: Các chất kích thích, chất gây nghiện như: ma túy, thuốc phiện và rượu bia không chỉ có nhiều tác hại cho sức khỏe, mà còn có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ.

Vì các chất này ảnh hưởng đến vùng hippocampus và một phần của não đảm nhận chức năng nhận thức. Từ đó, gây ra tác động tiêu cực trên toàn bộ hệ thống thần kinh trung ương, kết quả là trí nhớ sẽ suy giảm trí nhớ trầm trọng

– Thiếu Thiamine (sinh tố B1): Đây là một trong các nguyên nhân chính vì sao suy giảm trí nhớ. Thiamine là chất dinh dưỡng thiết yếu giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, còn vitamin B1 đảm bảo các chức năng của hệ thống thần kinh hoạt động bình thường, duy trì việc sản xuất các dẫn truyền thần kinh có tác động đến tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của con người.

Do đó, các chuyên gia khuyên rằng, mọi người nên xây dựng chế độ ăn uống bổ sung đủ lượng thiamine trong ngày, tối đa 1,2 mg cho người lớn (nam là 1,4 mg, nữ là 1 mg) để phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ không tập trung.

– Thiếu ngủ: Giấc ngủ chính là khoảng thời gian giúp giúp toàn bộ cơ thể và tâm trí, các tế bào và mô trong cơ thể bạn được phục hồi.

Bên cạnh đó, sóng não được tạo ra khi bạn ngủ là cơ chế quan trọng trong việc lưu trữ những kỷ niệm trong bộ não trong thời gian dài.

Nên khi bạn ngủ không đủ giấc (thiếu ngủ), những ký ức không thể được lưu trữ, dễ dẫn đến sự lãng quên, mất trí nhớ, suy giảm trí nhớ trầm cảm, suy giảm nhận thức nhanh chóng.

Vì vậy, mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 7-8 giờ để ngủ cho toàn bộ cơ thể và tâm trí bạn được nghỉ ngơi nhé.

Khi bạn thiếu ngủ, những ký ức không thể được lưu trữ, dễ dẫn đến sự lãng quên, mất trí nhớ, suy giảm trí nhớ trầm cảm

Rối loạn tiền đình suy giảm trí nhớ: Triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình là hoa mắt chóng mặt, ù tai, thính lực suy giảm …

Nếu bệnh kéo dài có thể gây các bệnh lý về tim mạch, thần kinh, tụt huyết áp, đặc biệt đau đầu và suy giảm trí nhớ.

– Suy giảm hoạt động tuyến giáp: Khi hoạt động của tuyến giáp bị suy giảm, lượng hormon tuyến giáp tiết ra ít, có thể kéo dài thời gian trao đổi chất đối với não bộ.

Từ đó khiến cho các hoạt động của não, trong đó có hoạt động tư duy, trí nhớ bị suy giảm. Ngoài ra, còn kèm theo các triệu chứng khác như rụng tóc suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, ớn lạnh, tăng cân, da khô…

Những thói quen làm suy giảm trí nhớ: Những thói quen gây suy giảm trí nhớ có thể kể đến gồm thức khuya suy giảm trí nhớ; ngủ muộn làm suy giảm trí nhớ; uống rượu suy giảm trí nhớ; uống bia suy giảm trí nhớ; uống cà phê suy giảm trí nhớ; lười vận động; làm việc quá sức; lười giao tiếp; lười đọc sách; uống ít nước; ăn nhiều đồ ngọt….

Lạm dụng rượu bia, hút thuốc cũng là những thói quen xấu gây suy giảm trí nhớ

Không chỉ dừng lại ở 8 nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ, bệnh lý này còn có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như chúng tôi đã chia sẻ ở trên.

Việc nắm rõ bị suy giảm trí nhớ là bệnh gì và các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ sẽ giúp các bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.

III – Dấu hiệu của bệnh suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ biểu hiện thế nào? Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu suy giảm trí nhớ dưới đây, bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được kiểm tra và chỉ định điều trị kịp thời:

– Người bị mắc chứng suy giảm trí nhớ quên các sự kiện trọng đại trong cuộc sống, trong cuộc đời.

– Quên những đồ vật thường sử dụng hàng ngày. Không nhớ đã cất tiền, đồ vật, tài liệu,… ở đâu cũng là triệu chứng phổ biến khi mắc bệnh suy giảm trí nhớ.

– Quên tên người quen, quên lịch làm việc, quên những công việc cần làm đã đề ra kế hoạch trước đó.

– Thường quên các ngôn từ, câu chuyện muốn nói, hay lặp lại những câu nói hay một câu chuyện nào đó nhiều lần trong buổi trò chuyện.

– Người bị suy giảm trí nhớ nặng gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận những thông tin, kiến thức mới, khó nhớ trong thời gian sau đó.

Chính bởi những dấu hiệu chứng suy giảm trí nhớ trên hiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt, gặp không ít rắc rối trong công việc, học tập.

IV – Đối tượng thường dễ bị suy giảm trí nhớ

Bệnh lý suy giảm trí nhớ mất tập trung thường gặp với người lớn tuổi nhưng hiện nay cũng rất nhiều người trẻ tuổi mắc bệnh, thậm chí là cả trẻ em.

Không chỉ khiến cuộc sống của người bệnh bị đảo lộn, ảnh hưởng lớn, mà đôi khi bị suy giảm trí nhớ còn gây không ít rắc rối trong công việc, cuộc sống hàng ngày, người bệnh không thể làm chủ được cuộc sống của chính mình.

1. Suy giảm trí nhớ ở trẻ em 

Các nguyên nhân gây ra bệnh suy giảm trí nhớ ở trẻ em gồm: chế độ ăn thiếu dinh dưỡng cần thiết cho não bộ; trẻ ngủ không đủ giấc; trẻ bị tự ti, lo lắng; trẻ có sức khỏe yếu; trẻ bị béo phì hoặc suy dinh dưỡng khiến máu lưu thông lên não kém, não không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết…

Tình trạng suy giảm trí nhớ ở trẻ gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng tiêu cực như: Giảm khả năng tập trung ghi nhớ; kết quả học tập giảm sút; giảm khả năng tư duy sáng tạo; dễ cắt gắt, kích động, tính tình thay đổi; tâm lý lo lắng, căng thẳng, tự ti và khép mình.

2. Suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ là do tác động của các gốc tự do; thường xuyên gặp áp lực, stress và căng thẳng trong học tập, công việc; liên tục mất ngủ và thiếu ngủ; chế độ ăn uống thất thường, không khoa học và thiếu hụt dinh dưỡng; lạm dụng rượu bia suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ gây nhiều tác động tiêu cực đến công việc, cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Theo các chuyên gia sức khỏe, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ sẽ chuyển sang giai đoạn sa sút trí tuệ sau khoảng 3 năm.

Căng thăng trong công việc khiến nhiều người tẻ bị suy giảm trí nhớ

(Xem thêm nguyên nhân bị suy giảm trí nhớ ở người trẻ TẠI ĐÂY)

3. Suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì

Suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì khiến kết quả học tập của các em bị ảnh hưởng và giảm sút; học trước quên sau và gặp rất nhiều rắc rối khác trong cuộc sống hàng ngày.

Nếu bệnh kéo dài sẽ làm giảm sút khả năng tư duy và tập trung; nếu không điều trị kịp thời có thể đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm khi về già như mất trí nhớ, teo não.

Theo các chuyên gia, suy giảm trí nhớ tuổi dậy chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau: Áp lực, stress thường xuyên; chế độ ăn uống thiếu chất; các thói quen sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, ngủ muộn, lười vận động…

4. Suy giảm trí nhớ tuổi già

Nguyên nhân làm suy giảm trí nhớ ở người già là do thoái hóa thần kinh theo tuổi tác; sử dụng thuốc không hợp lý; lạm dụng các chất kích thích hoặc mắc các bệnh lý như viêm não, đột quỵ, chấn thương sọ não, thiếu máu não… 

Càng lớn tuổi, nguy cơ đối mặt với các bệnh suy giảm trí nhớ càng tăng. Suy giảm trí nhớ ở già cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

5. Suy giảm trí nhớ khi mang thai

Nguyên nhân chính khiến chị em phụ nữ bị mệt mỏi suy giảm trí nhớ, căng thẳng và thường xuyên mất ngủ khi mang thai là do sự thay đổi của các hormone trong cơ thể. Hậu quả là dẫn đến khả năng tập trung kém, trí nhớ bị suy giảm.

Ngoài ra, cơ thể người phụ nữ khi mang thai có sự thay đổi rất lớn cả về thể chất và tinh thần, tâm lý nên khó tránh khỏi căng thẳng, mệt mỏi, khó chịu khiến trí nhớ không được tốt.

Nguyên nhân chính gây suy giảm trí nhớ khi mang thai là do sự thay đổi của các hormone trong cơ thể

6. Hội chứng suy giảm trí nhớ sau sinh

Phụ nữ bị suy giảm trí nhớ sau sinh thường do các nguyên nhân sau: Mất cân bằng nội tiết tố nữ Estrogen; hormone oxytocin; trầm cảm; làm quá nhiều việc cùng lúc; thiếu hụt dinh dưỡng; thiếu ngủ…

Nếu tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh xuất hiện thường xuyên và kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và cuộc sống của mẹ, thậm chí còn gây chứng trầm cảm sau sinh rất nguy hiểm. Do đó, các mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn giải pháp khắc phục và điều trị phù hợp.

( Xem thêm cách khắc phục suy giảm trí nhớ sau sinh TẠI ĐÂY’)

7. Suy giảm trí nhớ ở người tiểu đường

Nghiên cứu của Tiến sĩ dịch tễ và y học của trường Y tế công cộng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ), Elizabeth Selvin và cộng sự về mối liên quan giữa suy giảm trí nhớ và bệnh tiểu đường cho thấy:

“Những người bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là bệnh nhân  lâu năm và người bệnh thường xuyên gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết có điểm số kiểm tra về khả năng nhận thức thấp hơn 19% so với những người khỏe mạnh trong cùng độ tuổi. Điều này đồng nghĩa với việc người bị bệnh tiểu đường có thể bị suy giảm trí nhớ và nhận thức nhanh hơn.”

Kết quả này cho thấy mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và suy giảm trí nhớ. Nhưng nhóm nghiên cứu cũng cho biết, nó chưa đủ để kết luận chính xác rằng các rối loạn đường máu có phải là nguyên nhân gây ra hiện tượng suy giảm trí nhớ hay không.

Theo các chuyên gia, bệnh tiểu đường làm tổn thương các mạch máu, trong đó có mạch máu não và đây có thể là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng suy giảm trí nhớ.

Ngoài ra, nhiều người còn phản ánh về việc bị suy giảm trí nhớ sau phẫu thuật. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay, tất cả các nghiên cứu đều khẳng định, các loại thuốc gây mê và  gây tê sử dụng trong phẫu thuật hoàn toàn không gây ảnh hưởng lâu dài đến trí nhớ và não bộ.

Do đó, nếu tình trạng bị suy giảm trí nhớ sau mổ kéo dài và thường xuyên, có thể nguyên nhân là do bệnh lý khác. Vì vậy bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được hướng dẫn điều trị.

V – Bị suy giảm trí nhớ phải làm sao? Cách điều trị suy giảm trí nhớ

Bệnh suy giảm trí nhớ và cách chữa thế nào? Khi có dấu hiệu bị suy giảm trí nhớ, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ điều trị đúng cách và khoa học.

Sau khi xác định chính xác nguyên nhân và mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ phù hợp.

Khi có dấu hiệu bị suy giảm trí nhớ, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ điều trị đúng cách và khoa học

Suy giảm trí nhớ nên khám ở đâu? Bạn nên đến các bệnh viện uy tín ở Hà Nội và TPHCM như: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân dân 115…

Nếu đang băn khoăn không biết suy giảm trí nhớ khám ở đâu tốt thì bạn hãy tìm đến chuyên khoa Thần kinh của các bệnh viện chúng tôi vừa chia sẻ ở trên nhé.

Với hệ thống thiết bị y tế và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chứng bệnh suy giảm của bạn sẽ được điều trị nhanh chóng và hiệu quả.

1. Trường hợp bi sa sút trí tuệ nhẹ

Với bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ nhẹ không phải do bệnh lý, cách điều trị suy giảm trí nhớ hiệu quả là người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, bổ sung hợp lý các thực phẩm giàu chất sắt và các nguyên tố vi lượng cần thiết như phospho, kẽm, vitamin nhóm B,…

Đồng thời, tránh căng thẳng, stress, thư giãn, nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái, có phương pháp học tập, làm việc khoa học, có kế hoạch, luyện tập thể dục thường xuyên, nghỉ ngơi hợp lí, ngủ đúng giờ, đủ giấc, không sử dụng chất kích thích, rượu bia,… sẽ giúp khắc phục suy giảm trí nhớ hiệu quả.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y chữa suy giảm trí nhớ sau: 

– Bài thuốc đông y trị suy giảm trí nhớ Linh ô nhị nhân: Linh chi 15g, hà thủ ô 10g, đào nhân 5g, ý dĩ nhân 3g. Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm sắc với 500ml nước. Sắc còn khoảng 300ml, chia làm 2 lần uống hết trong ngày. Uống liên tục trong 30 ngày.

– Bài thuốc đông y chữa suy giảm trí nhớ: Đương quy 10g, đan sâm 15g, hắc táo nhân 20g, xuyên khung 10g, từ thạch 20g, xích thược 8g, hồng hoa 8g, chích cam thảo 8g, ngũ vị tử 15g, đại giả thạch 15g, thanh bì 8g.

Cho tất cả các nguyên liệu vào sắc với 700ml, sắc còn 300ml là được. Chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc 1 thang và uống liên tục trong 30 ngày.

Bài thuốc đông y trị suy giảm trí nhớ

2. Trường hợp suy giảm trí nhớ nặng

Khi thấy các triệu chứng của bệnh suy giảm trí nhớ, người bệnh hãy đến cơ sở y tế, gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị.

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc. Vậy bị suy giảm trí nhớ uống thuốc gì? 

Với bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ do bệnh lý có thể sử dụng các loại thuốc có hỗ trợ thần kinh (almitrine, piracetam, naftidrofuril…), thuốc ức chế men acetylcholinesterase làm quá trình nhớ dễ dàng hơn (donepezil, rivastigmine, tacrine, galantamine…).

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo, khi cần sử dụng bất kỳ loại thuốc dành cho người suy giảm trí nhớ nào, cần có sự tư vấn của bác sĩ, không nên tự ý mua và dùng thuốc để tránh các sự cố đáng tiếc.

 

VI – Chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ

Những bệnh nhân sa sút trí tuệ ở mức độ nặng không thể tự chăm sóc mình nên sự quan tâm chăm sóc từ các thành viên trong gia đình vô cùng quan trọng.

Nhưng việc chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ thực không phải chuyện dễ dàng. Vì vậy bạn bạn tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc người bị bệnh sa sút trí tuệ tại nhà.

– Có chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, lành mạnh và khoa học cho người bệnh. Hạn chế lượng cholesterol và đường nạp vào cơ thể để kiểm soát huyết áp.

Nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi; uống nhiều nước để cải thiện và phòng chống suy giảm trí nhớ

– Không cho người bệnh hút như thuốc lá, uống rượu bia cũng là cách phòng tránh suy giảm trí nhớ hiệu quả.

– Nên khuyến khích và động viên người bệnh tích cực vận động, tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn hàng ngày để kích thích lưu thông máu trong cơ thể.

– Hỗ trợ người bệnh mỗi khi cần thiết, đồng thời khuyến khích tính tự lập và chủ động của người bệnh nếu có thể.

– Nhắc nhở người bệnh uống thuốc đều đặn và thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.

– Tạo tâm lý vui vẻ, thoải mái nhất cho người bệnh để chống suy giảm trí nhớ diễn biến nặng hơn.

Hỗ trợ người bệnh mỗi khi cần thiết, đồng thời khuyến khích tính tự lập và chủ động của người bệnh nếu có thể

Nếu vẫn còn thắc mắc suy giảm trí nhớ bị bệnh gì, bạn vui lòng gọi tới bạn tổng đài 1800 1125 (miễn cước) để được dược sĩ tư vấn.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng