Ngủ dậy bị chóng mặt, hoa mắt: Dấu hiệu cảnh báo – Cách chữa!

22-01-2024

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Ngủ dậy bị chóng mặt hoa mắt là tình trạng lâng lâng, quay cuồng và mất thăng bằng. Cảm giác chóng mặt thường chỉ thoáng qua và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu chóng mặt kéo dài nếu kèm theo buồn nôn và đau đầu, cần thăm khám với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Để hiểu rõ về tình trạng này, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây của TPBVSK Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc

I. Ngủ dậy bị chóng mặt là tình trạng gì?

Chóng mặt khi ngủ dậy là tình trạng quay cuồng, lâng lâng, thậm chí là mất thăng bằng.

Một số trường hợp còn kèm theo co giật hoặc ngất xỉu khiến người bệnh có nguy cơ bị té ngã và chấn thương.

Đây là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe như: Căng thẳng quá mức, kiệt sức, hạ đường huyết, thiếu máu.

Tình trạng này thường không quá nguy hiểm nên người bệnh không cần quá lo lắng.

ngủ trưa dậy bị chóng mặt buồn nônNhiều người gặp phải dấu hiệu chóng mặt khi ngủ dậy

Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần đi thăm khám ngay để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm: 

– Cảm giác chóng mặt kéo dài quá 20 phút.

– Chóng mặt dữ dội, liên tục xuất hiện.

– Chóng mặt kèm theo buồn nôn và nôn ói nhiều.

– Chóng mặt kèm chảy nước mắt, hoa mắt, mờ mắt kéo dài.

– Chóng mặt kèm đau nửa đầu hoặc đau đầu dữ dội .

– Xuất hiện triệu chứng bất thường: yếu cơ, tê bì tay chân,  khó nói.

– Ù tai kéo dài, nghe kém đột ngột.

– Cơ thể mất cân bằng, đi loạng choạng hoặc khó đi.

– Người già bị ngã kèm chóng mặt dữ dội.

II. Nguyên nhân khiến sáng ngủ dậy bị chóng mặt

Ngủ dậy chóng mặt buồn nôn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do thay đổi tư thế, tác dụng phụ của thuốc hoặc bệnh lý.

Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt buồn nôn khi ngủ dậy:

1. Do lượng đường trong máu thấp

Chóng mặt sau khi ngủ dậy có thể là triệu chứng cảnh báo lượng đường trong máu thấp.

Hạ đường huyết làm thay đổi nội tiết tố và các chất hóa học trong cơ thể, dẫn đến chóng mặt và run rẩy.

ngủ dậy thấy chóng mặt

Để cải thiện tình trạng sáng ngủ dậy chóng mặt do nguyên nhân hạ đường huyết, người bệnh hãy uống hoặc ăn đồ ăn chứa đường ví dụ như kẹo, bánh.

2. Do tình trạng hạ huyết áp

Một số tư thế nằm ngủ có thể ảnh hưởng đến huyết áp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy như nằm ngửa, sấp hoặc nghiêng.

Điều này khiến máu sẽ dồn lên phần chân và bụng làm huyết áp bị hạ. 

Hạ huyết áp khiến máu lưu thông lên não không đủ, gây choáng váng, ù tai và chóng mặt khi ngồi dậy hoặc đứng dậy.

Những người gầy yếu, phụ nữ mang thai, người già thường dễ bị huyết áp thấp và chóng mặt khi mới ngủ dậy

3. Chứng ngưng thở khi ngủ

Tình trạng chóng mặt khi ngủ dậy xuất hiện cũng có thể do chứng ngưng thở khi ngủ.

Chứng ngưng thở khi ngủ khiến nhịp thở bị gián đoạn làm oxy suy giảm thấp hơn.

sáng ngủ dậy chóng mặt buồn nôn

Hậu quả là gây nên tình trạng ngủ thức dậy bị chóng mặt.

Chứng ngưng thở khi ngủ gây gián đoạn giấc ngủ, gây mệt mỏi, mất thăng thẳng và run rẩy.

Nếu tình trạng này kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp.

Đọc ngay: Hoa mắt chóng mặt ù tai là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

4. Chứng suy tim

Tình trạng sáng ngủ dậy chóng mặt buồn nôn còn có thể do chứng suy tim.

Suy tim khiến tim không thể hoạt động bình thường để bơm máu đi nuôi cơ thể.

Đồng thời không kiểm soát được huyết dẫn đến hạ huyết gây chóng mặt khi mới ngủ dậy.

5. Do cơ thể bị mất nước

Mất nước khiến cơ thể và não bộ không được cung cấp đủ nước nên khó có thể hoạt động bình thường.

Ngủ dậy chóng mặt quay cuồng là một trong các dấu hiệu cảnh bảo cơ thể mất nước hoặc thiếu nước.

sáng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn

Để cải thiện tình trạng ngủ dậy hay bị chóng mặt do cơ thể bị mất nước, hãy uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày và uống nước trước giờ đi ngủ.

6. Do tác dụng phụ của 1 số loại thuốc

Ngủ dậy bị chóng mặt còn có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Cụ thể là thuốc chống động kinh, trầm cảm, hạ huyết áp, an thần, thuốc tuyến tiền liệt, dị ứng…

Với nguyên nhân này, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được điều chỉnh liều thuốc hoặc thay đổi loại thuốc khác phù hợp hơn.

7. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính

Ngủ dậy hoa mắt chóng mặt tư thế kịch phát lành tính thường không quá nguy hiểm.

Cảm giác chóng mặt xuất hiện sau khi ngủ dậy, khi di chuyển nhanh hoặc thay đổi tư thế.

cách chữa chóng mặt khi ngủ dậy

Tình trạng ngủ dậy thấy chóng mặt buồn nôn tư thế kịch phát lành tính thường diễn ra rất ngắn trong vài giây đến  1 phút.

Ngoài chóng mặt, còn có triệu chứng khác kèm theo như buồn nôn, nôn mửa, khó đi thẳng…

8. Nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng ngủ dậy bị hoa mắt chóng mặt cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như: Đột quỵ, chấn thương não, viêm tai giữa, mang thai…

III. Cách giảm chứng ngủ dậy chóng mặt quay cuồng

Trường hợp vừa ngủ dậy bị chóng mặt nếu không kèm các triệu chứng bất thường cảnh báo nguy hiểm, người bệnh có thể khắc phục bằng cách sau:

– Nghỉ ngơi:

Nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh và thoáng đãng cho tới khi cảm giác chóng mặt thuyên giảm hoặc khỏi hoàn toàn. 

– Uống nước:

Nên uống 1-2 ngụm nước ngay sau khi ngủ dậy. Hãy đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ lượng nước cần thiết. 

– Uống trà gừng:

Trà gừng giúp cải thiện lưu thông máu nên sẽ khắc phục cảm giác chóng mặt hiệu quả.

– Uống mật ong:

Người bị chóng mặt buồn nôn sau khi ngủ dậy do đói hoặc mất nước nên uống nước mật ong để bổ sung năng lượng. 

– Hít thở sâu:

Chuẩn bị ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi đều được.

Một tay đặt lên ngực, 1 tay đặt lên bụng.

Thở ra từ từ cho đến khi không khí trong phổi được đẩy hết ra ngoài.

Tiếp đó hãy dùng mũi hít thở sâu trong khoảng 4-5 giây rồi thở ra từ từ bằng miệng trong 6-7 giây.

Thực hiện tối thiểu 5 lần.

mới ngủ dậy bị chóng mặt

Ngủ dậy chóng mặt mất thăng bằng, hãy nằm nghỉ ngơi, hít thở sâu và uống nước

Nếu triệu chứng ngủ dậy bị chóng mặt vẫn không thuyên giảm, hãy đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị dứt điểm.

Căn cứ vào nguyên nhân và thể trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị chóng mặt hiện nay là:

– Thuốc kháng Histamin.

– Thuốc kháng cholinergic.

– Thuốc chống nôn

– Thuốc an thần..

– Thuốc chẹn Ca.

– Thuốc lợi tiểu.

– Thuốc Corticoid.

ngủ dậy bị chóng mặt là bệnh gì

Bệnh nhân cần lưu ý không được tự ý dùng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

IV. Cách phòng ngừa ngủ dậy mệt mỏi chóng mặt

Để phòng ngừa hiện tượng ngủ dậy đau đầu chóng mặt buồn nôn, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

– Khám sức khỏe định kỳ: Để phát hiện sớm các vấn đề về huyết áp, tim mạch, tai mũi họng… có thể là nguyên nhân gây triệu chứng chóng mặt khi ngủ dậy.

– Uống đủ lượng nước cần thiết: Lượng nước cần uống đủ trong 1 ngày là khoảng 1,5 đến 2 lít. Đặc biệt là những người phải hoạt động nhiều, làm việc ngoài trời, tập thể dục cường độ cao, phụ nữ mang thai…

– Ăn uống khoa học: Nên ăn đa dạng với các thực phẩm bổ dưỡng và tốt cho máu như thịt gà, thịt bò, bí đỏ, trứng, đậu nành, sữa. Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

– Ngồi dậy từ từ, tránh thay đổi đột ngột: Sau khi thức dậy bạn nên nằm trên giường khoảng 5-10 phút để cơ thể thích nghi sau đó mới ngồi hoặc đứng dậy. Tránh thay đổi tư thế bất ngờ và đột ngột.

ngủ thức dậy bị chóng mặt

– Hạn chế căng thẳng, stress: Thực hiện các biện pháp thư giãn, các bài tập nhẹ nhàng để giảm áp lực cho não bộ, tâm lý thư giãn trước khi ngủ.

– Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc: Tránh thức quá khuya và ngủ quá muộn, ngủ không đủ 7-8 tiếng mỗi đêm. 

– Không lạm dụng rượu bia, caffeine, hạn chế hút thuốc lá, thuốc lào. 

– Cẩn trọng khi dùng thuốc: Lưu ý khi uống các loại thuốc có thể gây tác dụng phụ chóng mặt như thuốc an thần, dị ứng, trầm cảm…

– Ngủ ở tư thế phù hợp: Nên nằm ngửa hoặc nghiêng với phần đầu cao hơn thân. Tránh ngửa cổ hoặc gập cổ khi nằm.

– Tránh xem điện thoại, máy tính: Trước khi ngủ ít nhất 30 phút, cần tránh xem điện thoại, máy tính để não được thư giãn và không bị kích thích.

ngủ trưa dậy bị chóng mặt

– Tập thể dục đều đặn: Giúp kích thích lưu thông máu, thư giãn, cải thiện chức năng não và tăng đề kháng.

Nếu triệu chứng ngủ dậy bị chóng mặt ù tai thường xuyên xuất hiện với mức độ nghiêm trọng tăng dần, hãy đến gặp bác sĩ ngay để xác định nguyên nhân chính và có hướng xử lý kịp thời.

Việc chủ quan trì hoãn không thăm khám và điều trị có thể gây nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng