Bệnh teo não là gì? Bị teo não có nguy hiểm không? Cách chữa trị.

08-09-2020

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Teo não là tình trạng não bị mất tế bào nên kết nối yếu hoặc không thể kết nối với các tế bào khác trong hệ thần kinh gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu teo não là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh teo não qua lời tư vấn của chuyên gia trong bài viết sau nhé.

I – Bệnh teo não là gì?

Teo não tiếng Anh là gì? Teo não tiếng Anh là Brain Atrophy. Là tình trạng não bị mất tế bào nên kết nối yếu hoặc không thể kết nối với các tế bào khác trong hệ thần kinh. Bệnh teo não có thể là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau như mất trí nhớ/Alzheimer; đột quỵ đa xơ cứng…

Bệnh teo não là gì

Teo não là tình trạng não bị mất tế bào nên kết nối yếu hoặc không thể kết nối với các tế bào khác trong hệ thần kinh

Bệnh teo não tự nhiên thường xảy ra khi bạn già đi. Nhưng quá trình teo não do lão hóa thường diễn biến rất chậm và không gây nhiều nguy hiểm. Ngược lại, teo não cho chấn thương hoặc các bệnh lý khác sẽ diễn ra nhanh hơn và gây nguy hiểm hơn.

( →  Xem thêm: Suy giảm trí nhớ/Sa sút trí tuệ là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục)

II – Nguyên nhân gây bệnh teo não

Ở mỗi đối tượng khác nhau, nguyên nhân gây bệnh teo não cũng không giống nhau. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh teo não ở trẻ sơ sinh, ở trẻ em và người già ngay sau đây.

1. Nguyên nhân teo não ở trẻ sơ sinh

Hội chứng teo não ở trẻ sơ sinh là một rối loạn thần kinh hiếm gặp khiến vòng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh nhỏ hơn so với bình thường và không phát triển đầy đủ.

Não bộ của trẻ sơ sinh cũng ngừng phát triển sau khi chào đời. Bệnh có thể xảy ra khi bé vẫn còn trong bụng mẹ hoặc trong vòng vài năm đầu sau khi sinh.

Triệu chứng teo não ở trẻ sơ sinh như sau: Trường hợp trẻ sơ sinh bị teo não nhẹ thì phần đầu trẻ sẽ bị nhỏ lại nhưng không kèm theo các vấn đề khác; phần đầu vẫn sẽ phát triển khi trẻ lớn lên nhưng kích thước sẽ nhỏ hơn so với trẻ bình thường. Trường hợp bị teo não nặng sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng học tập và nhận thức của trẻ.

Bệnh teo não ở trẻ sơ sinh

Hội chứng teo não ở trẻ sơ sinh là một rối loạn thần kinh hiếm gặp khiến vòng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh nhỏ hơn so với bình thường và không phát triển đầy đủ

Các nguyên nhân chính gây teo não ở trẻ sơ sinh gồm có: 

– Hậu quả của sự phát triển bất thường ở não bộ, có thể xảy ra trong tử cung (bẩm sinh) hoặc trong giai đoạn nhũ nhi. 

– Do di truyền. 

– Dính khớp sọ. 

– Bất thường về nhiễm sắc thể.

– Thiếu oxy não trong bào thai. 

– Nhiễm trùng bào thai trong quá trình mang thai.

– Tiếp xúc với rượu, ma túy hoặc một số hóa chất độc hại khi ở trong bụng mẹ. 

– Suy dinh dưỡng nặng.

– Mất kiểm soát Phenylketonuria ở người mẹ. PKU là một dị tật bẩm sinh cản trở việc phân rã các axit amin phenylalanine.

– Xuất huyết hoặc đột quỵ ở trẻ sơ sinh.

– Tổn thương não sau khi sinh.

– Khuyết tật cột sống hoặc não.

– Gián đoạn nguồn cung cấp máu cho não thai nhi.

Teo não là bệnh lý vô cùng nguy hiểm về thần kinh, do đó khi phát hiện có dấu hiệu teo não ở trẻ sơ sinh bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức đề được bác sĩ điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân gây bệnh teo não ở trẻ em

 Nguyên nhân chính gây bệnh teo não ở trẻ em là do bị dị tật từ khi còn trong bụng mẹ. Những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh teo não ở trẻ nhỏ là do người mẹ bị đột quỵ, mắc bệnh AIDS hoặc bị nhiễm virus zika khi mang thai.

Nguyên nhân gây bệnh teo não ở trẻ em

Nguyên nhân chính gây bệnh teo não ở trẻ em là do bị dị tật từ khi còn trong bụng mẹ

– Trẻ bị teo não do sinh non.

– Khi mang thai, người mẹ làm việc trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại.

– Trẻ nhỏ bị chấn thương não nghiêm trọng do va đập mạnh hoặc tai nạn khiến não bị teo dần.

– Trẻ bị mắc bệnh viêm màng não, thiếu máu não, xuất huyết não nhưng không được điều trị kịp thời.

– Trẻ phải hóa trị liệu toàn thân để điều trị chứng giảm thể tích não. Tác dụng phụ của phương pháp này là có thể gây hội chứng teo não.

– Một nghiên cứu khác cho thấy, bệnh teo não ở trẻ em còn liên quan đến yếu tố di truyền. 

– Hội chứng cushing – bệnh rối loạn nội tiết tố hiếm gặp có liên quan đến bệnh teo ở trẻ em. 

3. Nguyên nhân teo não ở người già

Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh teo não tuổi già. Tuy nhiên, trong quá trình tổng hợp các ca bệnh, các chuyên gia tìm thấy sự liên quan giữa bệnh teo não của người già với các yếu tố như: tuổi cao, tính di truyền hoặc các bệnh lý như tụt huyết áp, cao huyết áp, đột quỵ, xơ vữa động mạch, …

Ngoài ra, hiện tượng teo não ở người già còn có thể do biến chứng nghiêm trọng của bệnh parkinson hoặc chứng Alzheimer – sa sút trí tuệ.

Bệnh teo não tuổi già có nguy hiểm không

Y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh teo não ở tuổi già

Vậy bệnh teo não tuổi già có nguy hiểm không? Ở giai đoạn đầu, bệnh teo não không ggay nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.

Nhưng khi đã bị nặng, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc bản thân. Việc ăn uống cũng không dễ dàng, thực phẩm có thể “lạc” vào phổi gây viêm phổi. 

Một biến chứng nguy hiểm của bệnh teo não tuổi già trên ct đó là nhiễm trùng đường tiết niệu, có thể gây liệt toàn thân và không kiểm soát được việc tiểu tiện….

III – Dấu hiệu của bệnh teo não

Các triệu chứng của bệnh teo não ở mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng. Nhưng đa phần các bệnh nhân bị teo não sẽ có những dấu hiệu điển hình như sau:

– Mất trí nhớ: Teo não và suy giảm trí nhớ thường đi kèm với nhau. Khi bị teo não, trí nhớ của người bệnh sẽ giảm sút đột ngột và bất thường; khả năng suy nghĩ trừu tượng, tư duy, lập kế hoạch và điều hành cũng bị giảm sút.

– Rối loạn ngôn ngữ: Người bệnh gặp khó khăn khi biểu đạt ngôn ngữ, nói chuyện không trôi chảy, khó khăn khi phát âm.

– Rối loạn phối hợp động tác: Bệnh nhân run, yếu cơ nên khó hoặc không thể thực hiện các công việc quen thuộc hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo…

– Trầm cảm: Người bị teo não có thể có ý định tự sát, nhưng sau đó lại xuất hiện khoái cảm.

– Các triệu chứng loạn thần: Thường gặp nhất là hoang tưởng bị hại, đôi khi còn ảo thị giác với các hình ảnh kỳ quái.

– Dấu hiệu nặng hơn là có thể bị co giật hoặc mất ý thức.

Bị teo não là bệnh gì

Teo não và suy giảm trí nhớ thường đi kèm với nhau

IV – Bị teo não có nguy hiểm không?

Khi não bị teo, việc truyền dẫn thông tin từ não bộ tới các bộ phận khác trong  cơ thể sẽ bị sai lệch gây suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ, người bệnh mất khả năng tự chăm sóc và bảo vệ bản thân. Chính điều này sẽ khiến người bệnh còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như:

– Viêm phổi: Do khó nuốt hoặc sặc thức ăn và đồ uống.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu: Do người bị teo não không điều khiển được chức năng tiểu tiện nên phải đặt thông tiểu. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường niệu.

– Lở loét: Các điểm tỳ như xương, vùng lưng, hai bên hông dễ bị lở loét… do người bệnh bị liệt phải nằm yên một chỗ.

– Té ngã: Người bị teo não thường bị mất định hướng, dễ dàng bị vấp ngã và không thể kiểm soát việc đi đứng nên sẽ làm tăng nguy cơ bị gãy xương.

– Ở giai đoạn nặng, các cơ quan như dạ dày, tá tràng có thể rơi vào tình trạng tình trạng thực vật và mất sự hoạt động…

Vậy bị teo não sống được bao lâu? Với bệnh nhân bị bệnh teo não bẩm sinh, thời gian sống trung bình là khoảng 4 đến 8 năm kể từ khi có các dấu hiệu bệnh đầu tiên.

Bị teo não có nguy hiểm không

Người bị teo não chỉ sống được từ 4 đến 8 năm kể từ khi có các dấu hiệu bệnh đầu tiên

Do đó, ngay khi phát hiện triệu chứng bị teo não, người bệnh cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ điều trị hiệu quả và kịp thời, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

V – Bệnh teo não nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh nên bổ sung đầy đủ các loại chất dinh dưỡng, đặc biệt là omega-3. Omega 3 là dưỡg chất có tác dụng duy trì kích thước, khối lượng và kích thích não hoạt động mạnh mẽ.

Omega 3 có nhiều tong các thực phẩm như: Cá thu, cá hồi, dầu gan cá tuyết, hàu, cá trích, cà mòi, cá cơm, trứng cá muối, hạt chia, đậu nành, quả óc chó….

Bạn cũng cần tích cực bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho não bộ như vitamin B12, vitamin E, C, axit folic, … Các thực phẩm giàu các dưỡng chất này có thể kể đến như: Gan động vật, ngao, thịt đỏ, ngũ cốc, cá ngừ, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, cá hồi cầu vồng, cá tuyết, bạch tuộc, tôm hùm, bơ, xoài, cam, quýt, kiwi, quả mâm xôi, nho, xoài, bí đao, cải bắp, rau chân vịt, cải xoăn, bông cải xanh, hạt hướng dương, hạnh nhân…

Bệnh teo não nên ăn gìNgười bị teo não nên tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho não bộ như Omega 3, vitamin B12, vitamin E, C, axit folic…

Bên cạnh các thực phẩm nên ăn thường xuyên, người bị bệnh teo não nên hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn và đóng hộp; bỏ thuốc lá; hạn chế uống nhiều bia rượu hoặc sử dụng các chất kích thích…

Tất cả những thực phẩm này sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa, teo não, giảm sút trí nhớ và khả năng tư duy.

( → Xem thêm: Ăn gì để tăng cường trí nhớ? 11 Loại thực phẩm tăng cường trí nhớ.)

VI – Bệnh teo não và cách điều trị 

Hiện nay, Y học vẫn chưa tìm ra được cách điều trị bệnh teo não dứt điểm. Các giải pháp chữa trị hiện chỉ ở mức cải thiện triệu chứng bệnh và hiệu quả còn rất khiêm tốn. 

Khi phát hiện có triệu chứng bị teo não, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về uống. Tốt nhất nên đến bệnh viện gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh và được tư vấn cách điều trị đúng cách, khoa học, tránh tình trạng bệnh trở nặng nhanh chóng gây các biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ và đúng hơn về bệnh teo não để từ đó có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng