Bệnh đãng trí tuổi già do đâu? Cách chữa bệnh hay quên ở người già

28-08-2020

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Bệnh đãng trí tuổi già làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống của họ cũng như người thân. Vậy bệnh đãng trí của người già là bệnh như thế nào? Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh ra sao? Cách chữa thế nào? Bài viết này của chúng tôi sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc này.

Bệnh đãng trí tuổi già

Bệnh đãng trí tuổi già làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống của họ cũng như người thân

I – Nguyên nhân gây bệnh đãng trí tuổi già

Bệnh đãng trí của người già hay còn được gọi là bệnh hay quên ở người già. Đây là chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi do chức năng của đại não bị suy giảm bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Các nguyên nhân gây chứng hay quên ở người già gồm:

– Nguyên nhân chính gây bệnh hay quên của người già là do sự lão hóa của hệ thần kinh trung ương.

– Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng, điển hình là vitamin B1, B12.

– Tình trạng căng thẳng, stress, mệt mỏi, trầm cảm, mất ngủ kéo dài khiến người già suy giảm trí nhớ và giảm khả năng ngôn ngữ.

– Lạm dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống dị ứng, thuốc giãn cơ, thuốc an thần, thuốc ngủ…cũng là nguyên nhân gây chứng hay quên ở người già.

– Sử dụng quá nhiều rượu bia và các chất kích thích không chỉ gây đãng trí, hay quên, làm mất trí nhớ mà còn dẫn tới nhiều biến chứng khác về thần kinh.

– Những người cao tuổi mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường hoặc bị ảnh hưởng từ các di chứng của các bệnh tai biến mạch máu não, tiểu đường, đột quỵ, chấn thương não… cũng rất dễ bị hay quên, đãng trí, giao tiếp khó, phản ứng chậm…

– Ngoài ra, người bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ; phụ nữ mãn kinh cũng gặp hiện tượng hay quên ở người già.

Bệnh đãng trí của người già

Nguyên nhân chính gây bệnh hay quên của người già là do sự lão hóa của hệ thần kinh trung ương

II – Dấu hiệu đãng trí ở người già

Vậy bệnh hay quên ở người cao tuổi có biểu hiện thế nào?  Một số dấu hiệu nhận biết bệnh hay quên đãng trí ở người già như:

– Quên các đồ vật đã từng thường xuyên sử dụng.

– Gặp khó khăn khi tiếp nhận các thông tin mới.

– Phản ứng chậm; hay tính toán sai.

– Thường xuyên lặp lại một câu chuyện hoặc một câu nói trong cuộc nói chuyện.

– Giao tiếp gặp khó khăn, diễn đạt và sử dụng từ ngữ không linh hoạt.

– Bị lạc đường, đi lang thang.

– Quên cách nấu ăn.

– Gặp khó khăn khi thực hiện các động tác phối hợp.

– Dễ nhầm lẫn giữa đêm và ngày; sợ bóng tối, ít ngủ đêm; ngủ nhiều ban ngày.

– Tâm trọng buồn rầu và cảm giác mệt mỏi.

– Dễ kích động, lo lắng và gây gổ.

Chứng bệnh hay quên ở người già

Người già mắc chứng đãng trí thường có tâm trọng buồn rầu và cảm giác mệt mỏi

III – Cách khắc phục chứng đãng trí ở người già

Sau đây là một số lời khuyên giúp người cao tuổi khắc phục và phòng chứng hay quên, cải thiện tốt sức khoẻ của mình.

1. Chịu khó động não:

Người ta thường có câu “Não càng dùng càng nhanh nhạy”. Ở người già luôn tiềm ẩn sự suy yếu sinh lý của não bộ, do đó khi tế bào não bị tổn thương thì sẽ rất khó phục hồi lại như tình trạng ban đầu.

Vì vậy, người già nên có ý thức tăng cường tập luyện chức năng của não như: thường xuyên suy nghĩ động não, chăm chỉ quan sát, tư duy. 

Hàng ngày nên duy trì cách điều trị bệnh đãng trí ở người già thông qua các thói quen đọc báo, xem sách, viết chữ, nghe đài, xem tivi, đánh cờ…

Ngoài ra có thể chơi bóng mỗi ngày, thời gian từ 30-40 phút bởi việc chơi bóng hoạt động các ngón tay sẽ có sự kích thích lưu thông máu, có thể cải thiện được sự cung cấp máu cho não, làm tế bào não nhanh nhạy, hoạt năng hơn. Những hoạt động này đều rất có lợi cho chức năng của não bộ và phòng chứng đãng trí ở người cao tuổi.

2. Thường xuyên quan hệ xã hội

Thường xuyên quan hệ xã hội cũng là cách chữa bệnh đãng trí ở người già đơn giản mà hiệu quả. Nhưng một điều đáng buồn là rất nhiều người già không chịu đi chơi, chỉ ngồi trong nhà quanh năm suốt tháng. Ở họ luôn có cảm giác cô đơn và chính những điều này càng làm tăng nhanh quá trình suy thoái của não bộ. 

Vì vậy sẽ rất tốt cho người già nếu họ thường xuyên đi chơi, thưởng ngoạn tự nhiên, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, gặp gỡ bạn bè, thảo luận, sống lạc quan yêu đời…

Tất cả những hoạt động trên đều có lợi cho việc bảo vệ và tăng cường chức năng não b, giúp phòng ngừa và chữa bệnh hay quên ở người già.

Thường xuyên quan hệ xã hội cũng là cách chữa bệnh đãng trí ở người già đơn giản mà hiệu quả

3. Tránh những kích động tâm lý

Các quan sát lâm sàng cho thấy, những kích động tâm lý xấu đều có thể gia tăng gánh nặng tâm lý ở người già, thúc đẩy khả năng mắc chứng hay quên ở người lớn tuổi cao hơn.

Vì vậy, người già nên chú ý điều chỉnh tâm tư, thái độ của chính mình, khi gặp “vấn đề xấu” phải nhanh chóng thoát ra, luôn giữ tình trạng tâm lý bình thường để có thể hoá giải mọi kích ứng tâm lý và tinh thần.

4. Ăn uống hợp lý

Hoạt động của tế bào thần kinh rất cần đầy đủ protein, lipid, vitamin, nguyên tố vi lượng… Do đó, để cải thiện chứng đãng trí ở người lớn tuổi, trước hết người già phải chú ý đến vấn đề cân bằng ăn uống, trên cơ sở đó mà chú ý bổ sung các yếu tố dinh dưỡng cần thiết khác

5. Bổ sung các chất chống oxy hoá

Khoa học đã chứng minh các gốc tự do là nhân tố cơ bản thúc đẩy quá trình suy thoái của não bộ. Thực tế chứng minh các loại vitamin C, E, rau đắng biển, củ cải trắng… có tính chống oxy hóa, ngăn ngừa gốc tự do. Vì vậy có thể bổ sung thêm các chất đó đề phòng ngừa chứng hay quên. 

Bệnh hay quên của người già

Người cao tuổi bị đãng trí nên bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống hàng ngày

Ngoài ra, các nhà khoa học Pháp đã tiến hành một thực nghiệm trong vòng 3 năm đối với những người già có độ tuổi 65 trở lên, kết quả cho thấy người nào mỗi ngày uống 3-4 ly rượu nho thì tỉ lệ mắc chứng hay quên, đờ đẫn giảm 75%, tuy nhiên nếu lượng rượu uống vào cơ thể vượt quá 50ml thì lại rất có hại.

6. Tích cực chữa trị các bệnh khác

Các nghiên cứu cho thấy, bệnh cao huyết áp, mỡ máu, xơ vữa động mạch, tiểu đường, viêm phế quản mãn tính…. Có quan hệ mất thiết với hiện tượng suy thoái chức năng não bộ gây hay quên ở người cao tuổi.

Vì vậy, người già nên chú ý đề phòng, theo dõi bệnh và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng