Ngủ dậy hoa mắt chóng mặt là bệnh gì? Cách chữa chóng mặt khi ngủ dậy
Chóng mặt khi mới ngủ dậy không phải bệnh lý mà là một triệu chứng của một bệnh lý nào đó đang diễn ra. Khi sáng ngủ dậy bị chóng mặt, hoa mắt và buồn nôn bạn chớ nên coi thường bởi đó là dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng.
Chóng mặt khi mới ngủ dậy không phải bệnh lý mà là một triệu chứng của một bệnh lý nào đó đang diễn ra
Nội dung chính
I – Sáng ngủ dậy bị chóng mặt là bệnh gì?
Ngủ dậy hoa mắt chóng mặt là bệnh gì? Những cơn hoa mắt chóng mặt sau khi ngủ dậy kéo đến đột ngột khiến bạn bị mất thăng bằng, tối sầm mắt, không nhìn thấy đường đi điều này chứng tỏ sức khoẻ của bạn không được bình thường.
Nếu triệu chứng ngủ dậy chóng mặt buồn nôn chỉ thoáng qua và nhanh hết, sau một thời gian dài mới thấy xuất hiện ngắn thì lành tính, do bạn quá mệt mỏi chỉ cần nghỉ ngơi là đủ.
Nhưng nếu hoa mắt chóng mặt khi ngủ dậy kéo dài, thường xuyên gây rắc rối cho cuộc sống của bạn thì hãy coi chừng vì đây là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm như: Thiếu máu não, rối loạn tiền đình, xuất huyết tiêu hoá, các bệnh về tim mạch, huyết áp thấp, rối loạn thần kinh…
Đối tượng bị triệu chứng sáng ngủ dậy chóng mặt không riêng người cao tuổi mà phụ nữ có thai, người trẻ tuổi, trung niên đều có thể mắc phải nếu đang bị các bệnh liệt kê ở trên.
Bất cứ ai cũng có thể gặp triệu chứng sáng ngủ dậy chóng mặt
( → Xem thêm: Hoa mắt chóng mặt ù tai là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị)
II – Tại sao ngủ dậy bị chóng mặt hoa mắt?
Tại sao sáng ngủ dậy bị chóng mặt? Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây hiện tượng chóng mặt sau khi ngủ dậy như do sử dụng thuốc, bệnh lý hoặc cảm xúc. Cụ thể:
– Do thay đổi tư thế đột ngột: Ngủ dậy bị choáng váng chóng mặt do bạn thay đổi tư thế đột ngột từ nằm sang đứng.
– Viêm xoang hoặc cảm lạnh: Sáng ngủ dậy hoa mắt chóng mặt buồn nôn do bị viêm xoang, dịch dư thừa ở trong xoang khiến xoang bị sưng hoặc ở tai trong.
– Chứng ngưng thở khi ngủ: Bạn ngáy và bị ngưng thở khi ngủ khiến mức oxy thấp hơn cũng là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy sáng dậy chóng mặt.
Chứng ngưng thở khi ngủ khiến bạn ngủ không ngon giấc, dẫn tới thiếu ngủ, sáng ngủ dậy mệt mỏi chóng mặt, run rẩy, mất thăng bằng.
– Thuốc: Một số loại thuốc huyết áp, chống động kinh, thuốc dị ứng, thuốc an thần, thuốc tuyến tiền liệt, thuốc chống trầm cảm có thể gây triệu chứng ngủ dậy bị chóng mặt hoặc các thời điểm khác. Nếu nghi ngờ bị choáng khi ngủ dậy do dùng thuốc, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn.
– Mất nước: Uống ít nước khiến cơ thể thiếu nước nên không thể hoạt động bình thường, hậu quả là bị chóng mặt khi ngủ dậy.
Cơ thế mất nước có thể gây chứng chóng mặt khi ngủ dậy
– Suy tim: Khi mắc bệnh lý này, tim của bạn sẽ không thể hoạt động một cách bình thường để bơm máu đi nuôi cơ thể. Khi tình trạng suy tim trở nên nghiêm trọng, huyết áp không được kiểm soát.
Huyết áp giảm khiến bạn có thể bị chóng mặt khi nằm xuống và ngồi dậy hay sáng dậy bị chóng mặt. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc lợi tiểu và huyết áp cũng khiến người bị bệnh suy tim bị chóng mặt choáng váng.
– Lượng đường trong máu thấp: Hạ đường huyết có thể gây ra thay đổi nội tiết tố và các chất hóa học trong cơ thể khiến bạn bị bệnh hoa mắt chóng mặt.
– Kê gối quá cao khi ngủ: Nếu sử dụng gối quá cứng và quá cao hoặc gối đầu lên thành giường hoặc thành ghế khi ngủ cũng khiến sáng ngủ dậy bị hoa mắt chóng mặt buồn nôn.
– Tư thế ngủ không đúng: Làm việc quá khuya, mệt mỏi ngủ gục trên bàn, ngủ trên ghế sô pha khiến lượng máu lên não giảm, gây ra hiện tượng ngủ dậy bị hoa mắt chóng mặt, buồn nôn và ù tai.
– Dùng nhiều điện thoại, máy tính trước khi ngủ: Các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại ảnh hưởng không tốt đến thị lực và não bộ của bạn. Nếu sử dụng quá nhiều trước khi đi ngủ sẽ ngăn ngừa tiết melatonin gây ra hiện tượng sáng ngủ dậy bị đau đầu chóng mặt.
Dùng nhiều điện thoại, máy tính trước khi ngủ cũng gây hiện tượng tượng sáng ngủ dậy bị đau đầu chóng mặt
Có nhiều yếu tố và nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng chóng mặt khi ngủ dậy. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần đến bệnh viện gặp bác sĩ khi tình trạng ngủ dậy hoa mắt chóng mặt xảy ra thường xuyên và liên tục không thuyên giảm.
Sau khi tìm hiểu chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách chữa trị khi ngủ dậy bị chóng mặt phù hợp và hiệu quả.
III – Triệu chứng chóng mặt khi ngủ dậy
Chóng mặt xảy ra như một cảm giác lâng lâng, bị mất thăng bằng hoặc quay cuồng. Chóng mặt có thể đi kèm triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, nhức đầu, buồn nôn, ù tai, co giật hoặc ngất xỉu. Người già bị chóng mặt có nguy cơ cao bị té ngã rất nguy hiểm.
Hiện tượng ngủ dậy bị chóng mặt không phải bệnh lý mà là một triệu chứng của một bệnh lý nào đó đang diễn ra.
Khi sáng sớm ngủ dậy bị chóng mặt, bạn chớ nên coi thường bởi đó là dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng.
Chóng mặt xảy ra như một cảm giác lâng lâng, bị mất thăng bằng hoặc quay cuồng
IV – Ngủ dậy chóng mặt nên làm gì? Cách chữa chóng mặt khi ngủ dậy
Nếu triệu chứng chóng mặt khi mới ngủ dậy xuất hiện liên tục và kéo dài, bạn hãy tới các cơ sở y tế để kiểm tra sức khoẻ một cách cụ thể sớm nhất, những phương tiện hiện đại sẽ giúp bạn phát hiện ra bệnh của mình. Tuỳ thuộc vào từng bệnh lý mà bác sĩ kê đơn thuốc và hướng dẫn sử dụng.
Ngủ dậy hoa mắt chóng mặt dễ khiến bạn bị ngã, tai nạn, ngất, choáng dẫn tới chấn thương sọ não, lúc đó bạn cần bình tĩnh ngừng ngay hoạt động và ngồi nghỉ để qua cơn mệt mỏi, hít thở sâu, chọn vị trí nằm thoáng mát, không làm những công việc cần leo trèo, lái xe…
Một số cách chữa chóng mặt khi mới ngủ dậy giúp làm giảm nhanh triệu chứng khó chịu này có thể kể đến như:
1. Tập thể dục
Làm sao để hết chóng mặt khi ngủ dậy? Tập thể dục, vận động mỗi ngày ít nhất 15 phút để thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp cơ thể dẻo dai, khoẻ mạnh. Từ đó, giúp ngủ ngon giấc và khắc phục ngủ dậy bị chóng mặt hoa mắt hiệu quả.
Tập thể dục, vận động mỗi ngày ít nhất 15 phút để thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp cơ thể dẻo dai, khoẻ mạnh
2. Ngủ đủ giấc
Để không bị ngủ dậy mệt mỏi chóng mặt, bạn nên ngủ đủ 7-8 tiếng ngày, ngủ trước 23h và ngủ đúng tư thế.
3. Uống đủ nước
Người sau khi ngủ dậy bị chóng mặt hay bà bầu sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn.
Đặc biệt, bà bầu ngủ dậy bị chóng mặt nên đặt 1 cốc nước ở đầu giường để uống vào buổi sáng sau khi thức dậy.
Song song đó, mỗi người cần duy trì lối sống lành mạnh tích cực bằng cách đảm bảo chế độ dinh dưỡng với những món ăn cung cấp protein, chất xơ, tăng cường rau củ, hoa quả tươi hàng ngày để tránh tình trạng mới ngủ dậy bị chóng mặt.
Người bị chóng mặt sau khi ngủ dậy cần tránh những điều sau:
– Nói không với các chất kích thích, nhất là rượu bia thuốc lá vì có thể làm cho dấu hiệu chóng mặt khi ngủ dậy trở nên nặng nề hơn rất nhiều.
– Tránh làm việc quá sức khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, stress gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc gây hoa mắt chóng mặt khi ngủ dậy.
– Hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ 2 tiếng.
– Không nên thức khuya, giảm các áp lực không cần thiết từ công việc, nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng vừa ngủ dậy bị chóng mặt hiệu quả.
– Trước khi ra khỏi giường nên ngồi dậy từ từ, vận động tay chân nhẹ nhàng rồi mới đứng lên.
Có thể thấy, hiện tượng ngủ dậy bị chóng mặt có thể liên quan đến rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu đã áp dụng các biện pháp ở trên nhưng tình trạng sáng ngủ dậy hoa mắt chóng mặt không cải thiện, bạn hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời và đúng cách.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.