Mất ngủ tuổi dậy thì: 4 nguyên nhân, 3 cách điều trị hiệu quả!
Áp lực học tập, thi cử cộng với những thay đổi về tâm lý khiến nhiều trẻ dậy thì bị mất ngủ. Tình trạng mất ngủ tuổi dậy thì kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới kết quả học tập, sinh hoạt hàng ngày mà còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Để có thông tin chi tiết về tình trạng này, bạn đọc có thể tìm kiếm ngay tại bài viết dưới đây!
Nội dung chính
I. Tìm hiểu về tình trạng mất ngủ tuổi dậy thì
Ở độ tuổi dậy thì, trẻ cần ngủ đủ khoảng 8 – 10 giờ mỗi đêm để có các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi.
Tuy vậy, theo một nghiên cứu, có đến 20% trẻ thanh thiếu niên không ngủ đủ giấc.
Mất ngủ ở trẻ dậy thì là tình trạng trẻ khó ngủ, ngủ không ngon
Mất ngủ ở tuổi dậy thì khi trẻ ngủ không ngon giấc, không sâu giấc, khó ngủ, ngủ chập chờn với tần suất ít nhất 3 lần/tuần.
Tùy thuộc vào thời gian và triệu chứng khó ngủ mà chứng mất ngủ ở trẻ dậy thì được phân thành 2 nhóm chính như sau:
– Mất ngủ cấp tính:
Là tình trạng bị mất ngủ trong thời gian ngắn, nguy cơ tái phát thấp.
Đa phần trường hợp trẻ dậy thì bị mất ngủ cấp tính sẽ tự khỏi khi tâm lý ổn định trở lại.
– Mất ngủ mãn tính:
Tần suất mất ngủ ít nhất 3 đêm/tuần và kéo dài liên tục từ 3 tháng trở lên.
Mất ngủ mãn tính khó điều trị, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.
II. Nguyên nhân gây mất ngủ tuổi dậy thì
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị mất ngủ trong giai đoạn dậy thì, có thể kể đến như:
1. Do áp lực học hành thi cử
Áp lực trong học hành và thi cử tạo gánh nặng lớn đến tâm lý của trẻ dẫn đến căng thẳng và stress nghiêm trọng.
Trẻ dậy thì bị mất ngủ do áp lực học hành và thi cử
Khi hệ thần kinh không được nghỉ ngơi và thường xuyên bị căng thẳng, trẻ dễ bị mệt mỏi, trằn trọc, khó ngủ và ngủ không sâu giấc.
2. Do quá trình thay đổi hooc môn ở trẻ
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, sự thay đổi bất thường của nồng độ cortisol và hooc môn tuyến giáp chính là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị áp lực, lo lắng và căng thẳng.
Sự thay đổi này khiến trẻ khó ngủ và mất ngủ khi bước vào độ tuổi dậy thì.
3. Do trẻ hay sử dụng điện thoại về đêm
Trẻ em hiện có xu hướng sử dụng nhiều điện thoại và các thiết bị điện tử, nhất là về đêm.
Thậm chí không ít em còn bị nghiện máy tính bảng, điện thoại thông minh, laptop…
Vì ban ngày đi học nên thời gian sử dụng điện thoại của trẻ chủ yếu tập trung vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Các tia sóng từ thiết bị điện tử nếu tiếp xúc kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự hưng phấn, tập trung và hệ thần kinh.
Việc tập trung sử dụng điện thoại khiến cơ thể trẻ không được thư giãn và thả lỏng dẫn đến khó ngủ.
4. Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh 3 nguyên chính là trên, một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mất ngủ ở trẻ dậy thì gồm:
– Thói quen thức khuya không chỉ làm thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể mà còn gây kích thích hệ thần kinh gây khó ngủ.
– Thói quen ăn vặt vào buổi tối với các món ăn khó tiêu như socola, kẹo ngọt, đồ uống có gas gây đầy bụng, ợ nóng cũng khiến trẻ ngủ không ngon giấc.
– Phòng ngủ bí bách, thiếu oxy hóa, quá lạnh, quá nóng hoặc chật chội đều có thể là lý do làm trẻ mất ngủ.
– Phòng ngủ ồn và nhiều ánh sáng khiến trẻ bị mộng mị, dễ bị giật mình khi ngủ.
– Trẻ dậy thì bị mất ngủ còn có thể xuất phát từ yếu tố bệnh lý như: Ngứa, viêm da, nhiễm trùng đường hô hấp, nhức đầu, nghẹt mũi, hen suyễn, động kinh…
– Do trẻ đang uống một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
– Trẻ đi chơi khuya, hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng ma túy… gây rối loạn giấc ngủ.
III. Dấu hiệu chứng khó ngủ ở tuổi dậy thì
Chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì thường có các dấu hiệu như sau:
– Trằn trọc, khó ngủ, khó đi vào giấc ngủ.
– Không có cảm giác buồn ngủ về đêm.
– Ngủ không sâu và không ngon giấc.
– Tỉnh giấc trong đêm nhiều lần.
– Khó ngủ lại sau khi tỉnh giấc.
– Thời gian ngủ rất ngắn, hay tỉnh dậy vào đêm và sáng sớm.
– Mệt mỏi, lờ đờ, uể oải sau khi thức dậy.
– Buồn ngủ vào ban ngày, khó tập trung.
IV. Mất ngủ ở độ tuổi dậy thì có hại thế nào?
Trẻ ở tuổi dậy thì bị mất ngủ nếu không được điều trị dứt điểm và để kéo dài có thể gây ra một số tác hại cho sức khỏe và tâm lý như:
– Giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng đến học tập.
– Dễ bị kích động, tâm trạng thay đổi thất thường.
– Trí nhớ suy giảm.
– Có thể bị trầm cảm.
– Bị rối loạn về hormone, cân nặng.
– Trẻ lờ đờ, mệt mỏi, uể oải, lười nhác, thiếu linh hoạt, không muốn giao tiếp, vui chơi.
– Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, tim mạch, béo phì, tâm lý…
– Da xấu đi, dễ nổi mụn, xuất hiện nám, thâm sạm.
– Hệ thần kinh suy nhược, thể lực, đề kháng và miễn dịch kém, dễ ốm.
– Trường hợp mất ngủ đi kèm triệu chứng xanh xao, có thể trẻ bị thiếu máu nghiêm trọng cần thăm khám và điều trị y tế.
V. Các mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn khi dậy thì
Để giúp trẻ ngủ ngon hơn khi dậy thì, ba mẹ có thể sử dụng một số phương pháp như chúng tôi hướng dẫn dưới đây:
1. Ổn định tâm lý cho trẻ
Để ổn định tâm lý cho con, các mẹ nên chú ý những vấn đề sau:
– Kiểm tra khối lượng bài tập của con mỗi ngày để hỗ trợ con cân bằng giữa việc học tập và các hoạt động vui chơi, giải trí khác.
Bố mẹ nên trò chuyện để ổn định tâm lý cho con
– Hãy trao đổi với con để con hiểu rõ tầm quan trọng của giấc ngủ. Từ đó giúp trẻ thay đổi thói quen thức khuya ngủ muộn, đi ngủ trước 23h và ngủ đủ giấc.
– Bố mẹ nên trò chuyện và làm bạn cùng con để con chia sẻ những áp lực, căng thẳng trong học tập cũng như cuộc sống.
2. Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học
Để cải thiện tình trạng mất ngủ cho con, bố mẹ nên cùng con xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học thông qua những gợi ý sau:
– Phòng ngủ cần đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh và đủ tối.
– Không lắp đặt máy tính, hệ thống trò chơi điện tử hoặc tivi trong phòng ngủ.
– Ngừng làm bài tập, dùng điện thoại, máy tính, ti vi hoặc bất kỳ thiết bị điện tử nào khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ.
– Khuyến khích trẻ tắm nước ấm, đọc sách, tắm vòi sen, nghe nhạc, thiền trước khi đi ngủ.
– Không nên cho trẻ uống cà phê, trà, socola hoặc nước tăng vào buổi chiều và tối gần giờ đi ngủ. Tránh sử dụng các loại đồ uống này sau 4 giờ chiều.
– Khuyến khích trẻ ăn uống lành mạnh kết hợp tập thể dục mỗi ngày nhưng không nên vận động sát giờ đi ngủ.
– Không nên cho trẻ ngủ trưa quá dài, chỉ nên ngủ dưới 1 tiếng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ buổi đêm.
3. Sử dụng sản phẩm tăng cường lưu thông máu não
Mất ngủ ở tuổi dậy thì do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nguyên nhân thiếu máu lên não.
Do đó, cha mẹ nên tham khảo và cho con sử dụng các sản phẩm có tác dụng tăng cường lưu thông máu não.
Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc từ thiên nhiên là sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn với những thảo dược quý như tinh chất cao bacopa, đương quy, cao bạch quả, xuyên khung, và đan sâm, sinh địa và ích mẫu.
Thành phần thảo dược an toàn, vừa bổ máu, vừa tăng cường lưu thông máu tốt, cải thiện chất lượng máu và tuần hoàn máu não.
Từ đó, cải thiện các triệu chứng suy giảm trí nhớ, chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, tê bì, nhức mỏi chân tay. Đồng thời sản phẩm còn có tác dụng dưỡng tâm – an thần, tạo giấc ngủ ngon và sâu hơn.
VI. Lưu ý khi trị mất ngủ tuổi dậy thì
Trong quá trình điều trị mất ngủ cho trẻ tuổi dậy thì, bố mẹ cần chú ý quan sát con sát sao.
Nếu tình trạng mất ngủ không thuyên giảm, khó cải thiện hoặc trở nặng, hãy đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng kết hợp cùng một số kiểm tra cận lâm sàng cần thiết để tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp.
Tránh tình trạng mất ngủ tuổi dậy kéo dài gây nhiều tác hại cho sức khỏe và tâm lý của trẻ.
Chứng mất ngủ tuổi dậy thì ở trẻ hiện khá phổ biến và có thể cải thiện bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt và liệu pháp tâm lý.
Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên chủ quan nếu tình trạng mất ngủ kéo dài và trở nặng ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con.
Để biết thêm về chứng mất ngủ tuổi dậy thì và sản phẩm Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc, bạn vui lòng gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn cước) để được dược sĩ tư vấn.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.