Cao huyết áp có uống sâm được không? Cách uống sâm khi cao huyết áp!
Cao huyết áp có uống sâm được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Vì đây là loại thực phẩm quý, đem lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Để trả lời chính xác câu hỏi này, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây cùng sản phẩm hoạt huyết bổ máu Đại Bắc!
Nội dung chính
I. Tìm hiểu về căn bệnh cao huyết áp
Chỉ số huyết áp được xem là bình thường khi huyết áp tâm thu không vượt quá 130 mmHg và huyết áp tâm trương không vượt quá 80 mmHg.
Khi chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương vượt mức 140/90 mmHg thì có thể bạn bị cao huyết áp.
Cao huyết áp là tình trạng áp lực máu tác động lên thành động mạch tăng cao hơn so với bình thường.
Các triệu chứng của bệnh lý này diễn tiến âm thầm nên được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”.
Khi thành mạch chịu áp lực kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Ngoài chỉ số huyết áp tăng cao, bệnh nhân cao huyết áp thường gặp phải các triệu chứng dưới đây:
– Đau tức ngực.
– Đau đầu, chóng mặt.
– Bị hụt hơi ngay cả khi không vận động.
– Suy giảm thị lực, mắt mờ.
– Chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu.
– Nhịp tim bị rối loạn, xuất hiện cơn đánh trống ngực, bồn chồn, hồi hộp.
– Suy giảm chức năng thận: tiểu đạm, tiểu ít, mặt phù.
– Suy tim: khó thở, chóng mặt, mệt mỏi, kiệt sức.
– Hệ thần kinh bị ảnh hưởng: hoa mắt, rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng ghi nhớ và tập trung.
Khoảng 90% trường hợp bệnh nhân cao huyết áp không xác định được chính xác nguyên nhân.
Nhưng có một số yếu có thể làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp như: Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, căng thẳng kéo dài, ít vận động và ăn quá mặn…
II. Cao huyết áp có uống sâm được không?
Nhân sâm là phần rễ của cây nhân sâm được phơi hoặc sấy khô.
Tên khoa học của cây là Panax ginseng C.A. Mey., thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).
Theo các tài liệu cổ của Y học cổ truyền, sâm vị ngọt, tính bình, công dụng điều tiết cơn khát, bổ khí, ích trí, kiện tỳ, cố thoát, bổ phế, trấn tĩnh, giảm đau mỏi và an thần.
Nghiên cứu hiện đại về thành phần hoạt chất cho thấy, nhân sâm có ít nhất 14 loại acid amin, 12 loại glucoside cùng với đó là các hợp chất: Phenol, acid nicotinic flavonoid và các khoáng chất kali, natri, sắt, đồng,…
Có thể thấy sâm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, người bị cao huyết áp thường phải kiêng khem nhiều món ăn/thực phẩm nên nhiều bệnh nhân thắc mắc không biết bị cao huyết áp có uống sâm được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị cao huyết áp được dùng sâm.
Tuy nhiên, cần sử dụng sâm đúng cách để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Tìm hiểu thêm: Yoga cho người cao huyết áp
III. Công dụng của sâm với người bị cao huyết áp
Đối với người bị cao huyết áp, sâm mang lại một số công dụng cho sức khỏe như sau:
1. Tác động tới hệ thống thần kinh
Đối với hệ thần kinh, sâm có công dụng tăng hưng phấn, giảm mệt mỏi, giảm đau đầu, mất ngủ, tăng cường sự tập trung và cải thiện trí nhớ.
Bên cạnh đó, sử dụng sâm còn có tác dụng giảm lo âu, căng thẳng và trầm cảm.
Từ đó giúp huyết áp luôn ở trạng thái cân bằng và ổn định.
2. Cải thiện chức năng tuần hoàn máu
Thành phần saponin và ginsenoside trong sâm có khả năng ngăn chặn sự kết tụ của tiểu cầu, cải thiện tuần hoàn máu và ngăn chặn hình thành các cục máu đông.
Từ đó giúp ngăn ngừa các vấn đề nguy hiểm như: Đột quỵ, tai biến,…
3. Chống oxy hóa
Thành phần của sâm có 2 chất chống oxy hóa là gintonin và ginsenosides giúp làm giảm tình trạng oxy hóa của các tế bào trong cơ thể.
Oxy hoá tế bào là một trong các yếu tố gây ra các bệnh lý mạn tính như tim, ung thư và tiểu đường.
4. Tác động tới Insulin
Nghiên cứu của Đại học Massey (New Zealand) cho thấy, thành phần ginsenosides trong sâm có thể giúp ổn định insulin để duy trì mức độ glucose trong máu.
5. Công dụng khác
Một số công dụng khác của sâm với bệnh nhân cao huyết áp là:
– Bảo vệ tế bào gan, thận, cải thiện khả năng co bóp ở cơ tim, vận chuyển máu khắp cơ thể, ổn định huyết áp.
– Làm giảm lượng mỡ ở trong máu, hỗ trợ phòng tránh và cải thiện xơ vữa động mạch. Từ đó, hạn chế nguy cơ bệnh cao huyết áp chuyển nặng.
III. Lưu ý khi người cao huyết áp uống sâm
Khi sử dụng sâm, người bệnh cao huyết áp cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
– Lượng sâm nên dùng: Người bị cao huyết áp mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng từ 100-200g sâm.
– Không dùng sâm liều cao: Không nên lạm dụng hoặc dùng sâm với liều vì có thể làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh cao huyết áp hoặc khiến huyết áp tăng cao hơn.
– Thời điểm uống: Nên uống nhân sâm vào buổi sáng hoặc buổi trưa; không nên dùng sâm vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ, khó ngủ.
– Không dùng cùng lúc với thuốc hạ áp: Vì uống nhân sâm cùng với thuốc hạ huyết áp sẽ làm giảm tác dụng và hiệu quả của thuốc.
– Tăng dần lượng sâm: Khi mới dùng sâm, nên dùng với lượng ít để cơ thể làm quen sau đó mới tăng dần theo thời gian.
– Không dùng sâm khi đói: Để tránh tình trạng huyết áp bị hạ xuống quá thấp.
– Sâm không phải thuốc chữa bệnh và không thế thay thế thuốc chữa bệnh: Vì vậy người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị cao huyết áp hiệu quả và phù hợp.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ: Để đảm bảo dùng sâm an toàn và hiệu quả, người bị cao huyết áp nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý tăng hoặc giảm liều lượng sâm.
– Chọn địa chỉ mua sâm uy tín: Hãy tìm đến các cửa hàng uy tín để đảm bảo mua được sâm chất lượng, tránh mua phải sâm giả và nhái ảnh hưởng đến sức khỏe.
IV. Người cao huyết áp nên lưu ý gì khi ăn uống?
Chế độ dinh dưỡng và ăn uống khoa học giúp kiểm soát huyết áp ổ định.
Vì vậy bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cao huyết áp cần lưu ý những vấn đề dưới đây để sớm đưa huyết áp trở về mức bình thường.
1. Tuân thủ nguyên tắc “3 giảm”, “3 tăng”
Nguyên tắc ăn uống “3 giảm”, “3 tăng” cho bệnh nhân cao huyết áp cụ thể như sau:
– 3 giảm: Giảm muối (dưới 6g/ngày), giảm chất béo; giảm uống rượu bia.
– 3 tăng: Tăng cường vận động; tăng thực phẩm giàu kali;thức ăn giàu canxi và chất bảo vệ.
2. Thực phẩm nên ăn
Một số thực phẩm bệnh nhân cao huyết áp nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày gồm:
– Tinh bột: Gạo nếp, gạo tẻ, lạc, vừng, các loại khoai và đậu đỗ.
– Các loại thịt: Nên ăn thịt nạc, có thể ăn thịt bò, thịt gà, thịt lợn.
Chế độ dinh dưỡng và ăn uống khoa học giúp kiểm soát huyết áp ổn định.
– Trứng: Nên dùng trứng gà vì lượng lipid thấp hơn trứng vịt.
– Sữa: Nên uống sữa tách béo, sữa chua, sữa đậu nành.
– Hải sản: Bệnh nhân cao huyết áp nên cá, cua, tôm.
– Rau xanh và hoa quả tươi: Để cung cấp chất xơ, vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Một số loại rau củ nên ăn (khoai tây, cải bó xôi); hoa quả (chuối chín, cam, bơ, quýt, bưởi, đu đủ).
3. Thực phẩm cần hạn chế/kiêng
Để kiểm soát tốt lượng đường huyết, người bị cao huyết áp cần hạn chế hoặc kiêng ăn các thực phẩm/món ăn sau:
– Hạn chế: Những loại thịt nhiều mỡ; nước xương thịt ninh; các loại cá béo; nội tạng động vật như tim, thận, gan, lòng, dạ dày vì nhiều cholesterol; đồ ăn nhiều muối, đường và các loại bánh kẹo.
– Kiêng: Không nên uống cà phê, nước chè đặc, bia rượu, hút thuốc lào, thuốc lá; thực phẩm/gia vị/thức ăn cay nóng.
– Giảm lượng natri: Lượng natri nên dùng 1 ngày chỉ khoảng từ 1500 – 2300 miligam.
Tóm lại cao huyết áp có uống sâm được không câu trả lời là có nhưng cần sử dụng chừng mực.
Để kiểm soát huyết áp ổn định, người bệnh cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học lành mạnh đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể theo dõi tình trạng bệnh lý.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.