Bệnh suy nhược cơ thể là gì? Dấu hiệu và cách phục hồi cơ thể suy nhược

23-09-2020

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Suy nhược cơ thể là căn bệnh thường gặp trong xã hội hiện đại, rất nhiều người đã gặp phải căn bệnh này và đang rất lo lắng và tìm cách phương pháp chữa trị khác nhau. Để chữa trị hiệu quả căn bệnh này, chúng ta tìm hiểu nguyên nhân và từ đó có biện pháp chữa trị cơ thể suy nhược thích hợp.

Bệnh suy nhược cơ thể là gìSuy nhược cơ thể là tình trạng mệt mỏi toàn thân

I – Bệnh suy nhược cơ thể là gì? 

Suy nhược cơ thể tiếng Anh là Asthenia. Suy nhược cơ thể tiếng Trung là gì? Bệnh suy nhược cơ thể tiếng Trung虚弱.

Suy nhược cơ thể là bệnh gì? Suy nhược cơ thể là tình trạng mệt mỏi toàn thân, là căn bệnh thường gặp trong xã hội hiện đại.

Suy nhược cơ thể xảy ra mọi lứa tuổi ở nam và nữ, tuy nhiên độ tuổi từ 20 – 40 có nguy cơ cao nhất, phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới.

Vậy suy nhược cơ thể kéo dài bao lâu? Thông thường, thời gian mắc bệnh bị suy nhược cơ thể có thể kéo dài ít nhất 6 tháng.

Biểu hiện của suy nhược cơ nặng là gìSuy nhược cơ thể thường kéo dài ít nhất khoảng 6 tháng

Suy nhược cơ thể theo y học cổ truyền là chứng hư lao, là hội chứng thường gặp ở người có sức khỏe bị suy yếu do dinh dưỡng kém, do bẩm sinh, do mắc bệnh mạn tính hoặc sau khi điều trị bệnh cấp tính nặng.

( Xem thêm suy nhược thần kinh là bệnh gì TẠI ĐÂY)

II – Nguyên nhân gây bệnh suy nhược cơ thể

Để hỗ trợ điều trị hiệu quả suy nhược cơ thể, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân chính gây nên suy nhược cơ thể. Thông thường, suy nhược cơ thể diễn ra là do người bệnh bị thiếu máu hay hạ đường huyết dẫn đến tình trạng cơ thể suy yếu và mệt mỏi.

Stress gây suy nhược cơ thể: Suy nhược cơ thể cũng có thể là do áp lực công việc quá lớn cộng với việc thức khuya và ngủ không đủ giấc khiến cơ thể mệt mỏi và dẫn đến suy nhược cơ thể. 

Bệnh suy nhược cơ thể cũng có thể là do con người lười vận động, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, cơ thể thường xuyên chịu các áp lực về tinh thần gây nên tình trạng suy nhược kéo dài.

Stress gây suy nhược co thểLàm việc cường độ cao và căng thẳng dẫn tới suy nhược cơ thể

Ngoài ra, phụ nữ bị suy nhược cơ thể sau sinh do thay đổi nội tiết tố, mất máu, suy giảm tuyến giáp, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt, tâm lý không ổn định và stress. Khi nhận thấy xuất hiện dấu hiệu suy nhược cơ thể sau sinh, các mẹ nên đi khám càng sớm càng tốt.

III – Suy nhược cơ thể có triệu chứng gì? Biểu hiện của suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể triệu chứng thế nào? Các dấu hiệu của suy nhược cơ thể gồm:

– Các triệu chứng của suy nhược cơ thể là người bệnh cảm thấy bất an và mệt mỏi kéo theo đó là những dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt và mất ngủ.

Dấu hiệu bị suy nhược cơ thể là người bệnh thường xuyên bị mất ngủ, ngủ gặp ác mộng và cảm giác chán ăn kéo dài, không cảm thấy ngon miệng khi ăn, buồn nôn, sụt cân. 

Người bị suy nhược cơ thể có thể xỉu bất cứ lúc nào vì tình trạng sức khỏe rất yếu.

– Da xanh xao, hay đổi mồ hôi trộm cũng là dấu hiệu cơ thể suy nhược.

Triệu chứng suy nhược cơ thể là tình trạng đau yếu kéo dài hơn 6 tháng.

– Đau cơ, viêm họng, đau khớp nhưng không sưng đỏ cũng là 1 trong các dấu hiệu suy nhược cơ thể.

– Nổi hạch lympho mềm là triệu chứng bệnh suy nhược cơ thể.

Những dấu hiệu của suy nhược cơ thể sau sinhSuy nhược cơ thể biểu hiện thế nào? Người bị suy nhược cảm thấy bất an và mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt

Những triệu chứng của suy nhược cơ thể là trầm cảm và thờ ơ.

Người bị suy nhược cơ thể nặng có triệu chứng khó nhớ hoặc kém tập trung về một vấn đề nào đó.

Người suy nhược cơ thể thường xuyên lo lắng, bi quan, bối rối, dễ cáu gắt, tính khí thất thường.

Trên đây là những dấu hiệu của suy nhược cơ thể. Việc nắm rõ cơ thể suy nhược triệu chứng thế nào? sẽ giúp bạn có cách khắc phục và điều trị kịp thời, đặc biệt là khi bị suy nhược cơ thể khi mang thai

IV – Bị suy nhược cơ thể có nguy hiểm không?

Nếu không được khắc phục và điều trị kịp thời, suy nhược cơ thể cấp độ 2 hoặc suy nhược cơ thể nặng có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm như tư duy kém, hay quên, khó tập trung,  phản xạ thần kinh chậm, các cử chỉ và hành vi không chính xác…

Do đó, nếu nghi ngờ có dấu hiệu bị suy nhược cơ thể, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và được vấn suy nhược cơ thể và cách điều trị hiệu quả.

Vậy Cơ thể suy nhược nên làm gì ? Hãy cùng đến với phần nội dung tiếp theo của bài viết để biết làm gì khi cơ thể suy nhược.

V – Người bị suy nhược cơ thể nên làm gì? Phục hồi suy nhược cơ thể 

Làm thế nào để phục hồi tình trạng suy nhược cơ thể gầy, suy nhược cơ thể truyền gì tốt, suy nhược cơ thể truyền nước, truyền đạm được không hay suy nhược cơ thể nên làm gì là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm tìm hiểu. Những thắc mắc này sẽ được Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc giải đáp ngay sau đây:

1. Suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?

Với tình trạng suy nhược cơ thể ở người già nói riêng và người suy nhược cơ thể nói chung, nếu người bệnh còn tỉnh táo và ăn uống được, việc truyền nước là không cần thiết. 

Để biết suy nhược cơ thể truyền nước được không, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định suy nhược cơ thể thì truyền gì trong trường hợp cần thiết. Tuyệt đối không tự ý truyền nước tại nhà vì rất dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh suy nhược cơ thể có nên truyền nước khôngNgười suy nhược cơ thể chỉ truyền nước khi có chỉ định của bác sĩ

2. Suy nhược cơ thể có nên truyền đạm không? 

Tương tự như việc truyền nước, người bị suy nhược cũng nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn suy nhược cơ thể nên truyền gì?

Nếu cần thiết phải truyền đạm, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của từng người bệnh mà chỉ định loại dịch truyền phù hợp.

( Xem thêm: Bị suy nhược cơ thể uống thuốc gì? Thuốc cho người suy nhược cơ thể)

3. Bổ sung Vitamin cho người suy nhược cơ thể 

Bị suy nhược cơ thể nên làm gì? Người bị suy nhược cơ thể nên bổ sung các loại vitamin như vitamin E, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, vitamin K và vitamin A.

Trong đó, vitamin C có tác dụng tăng đề kháng; vitamin nhóm B hỗ trợ hoạt động trao đổi bất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể; vitamin D thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng; hấp thu các dưỡng chất tốt hơn và tốt cho xương khớp; vitamin E giúp là chậm quá trình lão hóa, bảo vệ tế bào…

Việc bồi bổ cơ thể suy nhược bằng các thực phẩm giàu các loại vitamin này sẽ hỗ trợ điều khắc phục tình suy nhược cơ thể trầm trọng hiệu quả.

Để hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể hiệu quả, chúng ta cần tìm hiểu những nguyên nhân khác nhau gây nên suy nhược cơ thể. Khi bị suy nhược cơ thể, chúng ta cần đi khám bác sĩ và tăng cường các loại thực phẩm bồi dưỡng cơ thể suy nhược

Người suy nhược cơ thể cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học. Cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là chất sắt để cơ thể có thể nạp đầy đủ năng lượng và tham gia các hoạt động sống tốt hơn. 

Vitamin cho người suy nhược cơ thể ở người giàSuy nhược cơ thể phải làm sao? Người bị suy nhược cần tăng cường các loại thực phẩm bồi dưỡng cơ thể mau phục hồi

Người cơ thể suy nhược cần tránh các cú sốc tâm lý lớn, không nên thức quá khuya và làm việc nhiều giờ  liền. Song song đó, cần luyện tập thể dục đều đặn để tăng cường sức đề kháng và có thể chống chọi với các loại bệnh tật khác nhau.

Đặc biệt, những bệnh nhân suy nhược cơ thể cần tránh xa rượu bia và các chất kích thích vì chúng là nguyên nhân chính làm cho cơ thể mệt mỏi và suy yếu.

Điều trị suy nhược cơ thể không khó, quan trọng là người bệnh cần phải nghe theo hướng dẫn của bác sĩ và có những cách hỗ trợ điều trị kịp thời và khoa học nhất.  Để biết thêm thông tin về bệnh suy nhược cơ thể, bạn vui lòng gọi tới Tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1125 để được tư vấn.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng