Bệnh suy nhược thần kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

24-09-2020

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Suy nhược thần kinh là một trong những căn bệnh tương đối phổ biến trong xã hội hiện nay. Chúng không chỉ khiến cho bạn mệt mỏi mà còn khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu bực tức. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra suy nhược thần kinh, bệnh suy nhược thần kinh và cách điều trị như thế nào?

I – Tổng quan về bệnh suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh tiếng Anh là gì? Suy nhược thần kinh tiếng Anh là Neurasthenia. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh thần kinh suy nhược trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Bệnh suy nhược thần kinh là gì

Suy nhược thần kinh là bệnh gì? Suy nhược thần kinh là một trong những rối loạn chức năng của vỏ não

1. Suy nhược thần kinh là gì?

Suy nhược thần kinh được định nghĩa là một trong những tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não và một vài trung khu bên dưới tế bào não làm ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập và làm việc.

Suy nhược thần kinh bệnh học là căn bệnh thường gặp trong xã hội và nó xuất hiện do chấn thương tâm lý kéo dài. Trong những trường hợp này người bệnh thường dễ than phiền, dễ bị kích thích và luôn cảm thấy mệt mỏi.

Cần phân biệt được suy nhược thần kinh và suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh suy nhược cơ thể. Vì suy nhược thần kinh là bệnh lý do vấn đề tâm lý; còn suy nhược cơ thể là tình trạng sức khỏe suy giảm trong thời gian dài nên cần nắm rõ hai bệnh lý này để điều trị hiệu quả hơn. 

2. Nguyên nhân gây ra bệnh suy nhược thần kinh

Tại sao bị suy nhược thần kinh? Nguyên nhân dẫn đến suy nhược thần kinh chủ yếu vẫn là do những nhân tố chấn thương tâm thần tác động lên người bệnh. Thông thường cường độ này không mạnh lắm nhưng nếu kéo dài.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện sau một thời gian bị sang chấn tâm lý hoặc biểu hiện rõ hơn khi gặp những nhân tố thúc đẩy như thần kinh yếu, lao động trí óc, quá mệt mỏi, cuộc sống căng thẳng, nơi sống và nơi làm việc có nhiều nhân tố kích thích, ô nhiễm tiếng ồn, thiếu ngủ dài ngày và cả trong những trường hợp thiếu chất dinh dưỡng…

Tại sao bị suy nhược thần kinh thực vật

Nguyên nhân chính dẫn đến suy nhược thần kinh là do các nhân tố chấn thương tâm thần

3. Suy nhược thần kinh triệu chứng

Người bị suy nhược thần kinh biểu hiện ra sao? Hội chứng suy nhược thần kinh không chỉ dừng lại ở 5 dấu hiệu suy nhược thần kinh hay 6 dấu hiệu suy nhược thần kinh mà được biểu hiện trên nhiều các triệu chứng khác nhau. Cụ thể như: 

– Suy nhược thần kinh dẫn đến mất ngủ.

– Suy nhược thần kinh gây khó thở.

– Suy nhược thần kinh gây đau đầu.

– Suy nhược thần kinh buồn nôn.  

Các triệu chứng về tâm thần: Suy nhược thần kinh rối loạn lo âu, hồi hộp, hay suy nghĩ tiêu cực, dễ khóc, dễ xúc động, dễ nổi nóng, giảm khả năng tập trung…

– Rối loạn cảm giác: Biểu hiện suy nhược thần kinh đau đầu chóng mặt, hoa mắt, tê mỏi chân tay, chán nản, buồn bã.

– Các triệu chứng về thần kinh: Đau cột sống, mỏi vùng cổ, buốt xương sống.

– Hội chứng kích thích suy nhược: Người suy nhược thần kinh dễ bị kích thích và  khó chịu bởi những tiếng động nhỏ; người mệt mỏi, đau nhức kéo dài hơn 3 tháng.

– Rối loạn thực vật và nội tạng đa dạng: biểu hiện là huyết áp hạ, mạch không đều, đánh trống ngực, thân nhiệt tăng và giảm không ổn định, đau tim, tăng tiết mồ hôi, rối loạn vòng kinh, liệt dương,…

4. Hậu quả của suy nhược thần kinh 

Bị suy nhược thần kinh có nguy hiểm không? Tuy không phải là bệnh lý gây nguy hiểm tính mạng nhưng bệnh suy nhược thần kinh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần và thể chất cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Suy nhược thần kinh và trầm cảm có mối liên quan mật thiết với nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy, suy nhược thần kinh là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh trầm cảm. Hậu quả nghiêm trọng khi bị trầm cảm kéo dài là người bệnh có ý định tự sát để giải thoát bản thân. 

Do đó, nếu phát hiện có triệu chứng bị suy nhược thần kinh, người bệnh nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân và có cách chữa suy nhược thần kinh hiệu quả.

Hậu quả của suy nhược thần kinh nặng

Suy nhược thần kinh ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh

5. Suy nhược thần kinh bao lâu thì khỏi?

Suy nhược thần kinh kéo dài bao lâu và bao lâu thì khỏi? Thời gian điều trị bệnh thần kinh suy nhược còn phụ thuộc vào các yếu tố như nguyên nhân gây bệnh; mức độ nặng, nhẹ của bệnh; chế độ sinh hoạt và ăn uống của bệnh nhân và thái độ quyết tâm chữa bệnh của người bệnh.

Thông thường việc điều trị có thể kéo dài từ 3-4 tuần. Với trường hợp suy nhược thần kinh nặng và quá phức tạp thời gian điều trị có thể kéo dài. 

6. Suy nhược thần kinh có chữa khỏi được không?

Suy nhược thần kinh có chữa được không? Theo các chuyên gia về thần kinh học, bệnh suy nhược thần kinh hoàn toàn có thể chữa khỏi dứt điểm khi xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp. Do đó, bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh.

Suy nhược thần kinh có tự khỏi không? Suy nhược thần kinh khó có thể tự khỏi, do đó việc điều trị cần được thực hiện sớm để làm tăng khả năng khỏi bệnh.

Người bị suy nhược thần kinh có chữa khỏi được không

Người bị suy nhược thần kinh càng điều trị sớm càng tốt

Suy nhược thần kinh chữa như thế nào? Các loại thuốc tân dược thường được bác sĩ sử dụng để chữa thần kinh suy nhược gồm:

– Thuốc an thần, thuốc bổ não giúp giảm lo âu và  mất ngủ: elenium, seduxen, mimoza…

– Nhóm thuốc chống trầm cảm: amitriptyline, stablon,….

– Thuốc giảm đau đầu: paracetamol, aspirin, efferalgan…

– Thuốc tăng cường hệ toàn hoàn máu: Tanakan, asthenal, arcalion, …

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, việc sử dụng thuốc suy nhược thần kinh mệt mỏi cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tùy ý mua và sử dụng, nhất là các loại thuốc chống trầm cảm vì có thể gây các tác dụng phụ nguy hiểm.

7. Suy nhược thần kinh nên khám ở đâu?

Suy nhược thần kinh khám ở đâu tốt? Chữa suy nhược thần kinh ở đâu hiệu quả? Bạn nên tìm đến các bệnh viện lớn và uy tín trên cả nước để được chữa bệnh suy nhược thần kinh tốt nhất. Cụ thể:

– Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108…

– Tại TPHCM: Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Chuyên khoa Ngoại Thần kinh Quốc tế, Bệnh viện Nhân dân 115…

Việc tìm hiểu khám chữa suy nhược thần kinh ở đâu tốt và hiệu quả rất quan trọng. Vì khi đến các bệnh lớn và nổi tiếng có hệ thống trang bị thiết bị uy tín cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa thần kinh giỏi chuyên môn, người bệnh sẽ được hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn suy nhược thần kinh tốt nhất.

II – Suy nhược thần kinh nên ăn gì? 

Theo các chuyên gia sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và ăn uống suy nhược thần kinh hàng ngày cho người bị suy nhược thần kinh stress cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ thần kinh và có chức năng an thần; tăng sức đề kháng cơ thể; hạn chế các thực phẩm tác động xấu tới não bộ. 

Vậy suy nhược thần kinh cần ăn gì và nên ăn gì? Các thực  phẩm tốt cho người bị suy nhược thần kinh có thể kể đến như: 

  • Tâm sen và hạt sen:

Thực phẩm này rất tốt cho hệ thần kinh, có chức năng an thần. Tác dụng của hạt sen và tâm sen là chống oxy hóa, bổ tim, giảm hiện tượng giãn mạch ngoại vi, trị mất ngủ, ổn định nhịp tim và huyết áp, cải thiện các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt.

Nếu bị suy nhược thần kinh rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ, bạn hãy dùng 8g tâm sen sao khô hãm với 20g hạt muồng và 15g mạch môn với nước sôi.

Dùng nước này để uống hàng ngày. Tâm sen và hạt sen cũng là đáp áp được nhiều người đưa ra khi nhiều người đặt câu hỏi bị suy nhược thần kinh webtretho nên ăn gì.

Bệnh suy nhược thần kinh nên ăn gì

Tâm sen và hạt sen rất tốt cho hệ thần kinh, có chức năng an thần

(Xem thêm: Suy nhược thần kinh uống thuốc gì? 3 Loại thuốc trị suy nhược thần kinh)

  • Long nhãn:

Theo Đông y, long nhãn có tính ấm, bình, vị ngọt, không độc, có tác dụng bổ ích tâm tỳ, trừ vi trùng lao, ích trí an thần, tu bổ khí huyết…

Cách sử dụng thực phẩm chữa suy nhược thần kinh long nhãn như sau: Cho 16g long nhãn, 100g gạo tẻ và 15g đại táo vào nấu thành cháo.

Để chữa suy nhược thần kinh ở người già chữa suy nhược thần kinh ở người trẻ, người bệnh nên ăn mỗi tuần từ 2-3 lần và ăn liên tục trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.

  • Bí đỏ:

Bí đỏ cũng là thực phẩm chống suy nhược thần kinh không nên bỏ qua. Một số nghiên cứu cho thấy, bí đỏ có chứa hàm lượng sắt, muối khoáng, vitamin K, acid glutamine, vitamin T dồi dào nên có tác dụng tăng cường hoạt động của não bộ, ngăn ngừa bệnh thiếu máu, tăng phản ứng chuyển hóa tế bào thần kinh và não.

Để khắc phục bệnh suy nhược thần kinh thiếu máu não, suy nhược thần kinh sau sinh, bạn nên bổ sung bí đỏ vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

  • Chuối sứ:

Thành phần Kali và vitamin B6 trong chuối sứ  có tác dụng tăng cường trí nhớ, hỗ trợ các hoạt động của não bộ, giúp tinh thần thoải mái và tỉnh táo.

Nếu đang băn khoăn ăn gì chữa suy nhược thần kinh, tốt nhất bạn nên ăn đều đặn 2 quả chuối sứ vào buổi sáng khi đói, sau vài tuần sẽ thấy hiệu quả.

Suy nhược thần kinh nên làm gì

Chuối sứ rất tốt cho não bộ

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số món ăn có tác dụng giảm đau đầu, mệt mỏi, dưỡng tâm huyết và an thần như: Canh thịt lợn sò khô, canh thịt lợn hàu biển, canh lươn và gà,….Đây cũng là đáp án cho câu hỏi ăn gì khi suy nhược thần kinh.

Suy nhược thần kinh uống vitamin? Vitamin A, C, E và vitamin nhóm B là các vitamin quan trọng và cần thiết mà người bị suy nhược thần mạn tính cần bổ sung.

Ngoài việc bổ sung các loại vitamin này qua thực phẩm và chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin cần thiết cho người bị suy nhược cơ thể.

Ngoài ra cũng cần chú ý đến các nhóm thực phẩm ảnh hưởng xấu tới bệnh suy nhược thần kinh người bệnh không nên hoặc hạn chế ăn gồm: các đồ uống chứa cafein; thuốc lá, rượu bia; đồ ăn nhanh; các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ… 

Ngoài việc tìm hiểu suy nhược thần kinh nên kiêng gì và ăn gì, để khắc phục suy nhược thần kinh hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau trong chế độ sinh hoạt hàng ngày:

– Để hỗ trợ điều trị bệnh suy nhược thần kinh thực vật  trước tiên bạn cần phải cải thiện đời sống sinh hoạt và lao động. Tránh để xảy ra trường hợp căng thẳng mệt mỏi. 

Tích cực ngủ đủ giấc, ngủ ít nhất 8 tiếng một ngày và tránh trường hợp thức quá khuya có thể ảnh hưởng lớn đến bệnh suy nhược thần kinh của bạn.

Để có tinh thần thoải mái và cải thiện bệnh suy nhược thần kinh của mình bạn có thể tích cực tham gia các hoạt động giải trí để cải thiện tinh thần và lấy lại hứng khởi trong công việc.

Ngoài ra, bạn cũng cần vận động thường xuyên để duy trì tình trạng sức khỏe và cải thiện tinh thần giúp bạn sảng khoái hơn.

Suy nhược thần kinh ngoại biên

Nên vận động thường xuyên để duy trì sức khỏe và cải thiện tinh thần sảng khoái hơn

III – Cách chữa suy nhược thần kinh không dùng thuốc

Bên cạnh cách điều trị suy nhược thần kinh hiệu quả bằng thuốc Tây y, người bệnh có thể tham khảo một số cách khắc phục suy nhược thần kinh không cần dùng thuốc dưới đây:

1. Yoga chữa suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh nên làm gì? Không chỉ tốt cho sức khỏe, tập yoga còn hỗ trợ điều trị bệnh suy nhược thần kinh vỏ não, suy nhược thần kinh mất ngủ, suy nhược thần kinh tim, suy nhược thần kinh thực vật hay suy nhược thần kinh ngoại biên hiệu quả.

Bất kỳ ai ở độ tuổi nào bị mắc bệnh suy nhược thần kinh đều có thể thực hiện các bài tập yoga để cải thiện tình trạng bệnh. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập yoga thường xuyên có tác dụng tăng cường lưu thông máu trong cơ thể; giảm cảm giác lo âu, trầm cảm, mệt mỏi và các triệu chứng về thần kinh. Từ đó người bệnh sẽ thấy thoải mái và thư giãn, vui vẻ hơn.

Một số bài tập yoga chữa suy nhược thần kinh hiệu quả bạn nên tập luyện có thể kể đến như tư thế xác chết (Shavasana), tư thế gập người phía trước (Uttanasana), tư thế đứng bằng vai (Sarvangasana), tư thế cây cầu (Ardha Sarvangasana)…

Suy nhược thần kinh có chữa được không

Tập yoga thường xuyên có tác dụng giảm cảm giác lo âu, trầm cảm, mệt mỏi và các triệu chứng về thần kinh

2. Khí công y đạo chữa suy nhược thần kinh 

Khí công y đạo là phương pháp chữa bệnh tổng hợp của Y học cổ truyền. Theo đó muốn chữa được bệnh, bệnh nhân sẽ điều chỉnh việc ăn uống theo thuộc tính, tập luyện cơ thể để chuyển tinh lực ra khí lực thuộc khí và tập thở thiền để dưỡng tinh thần luôn an vui hòa hợp thuộc thần.

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà các bệnh nhân bị suy nhược thần kinh  sẽ được áp dụng phương pháp chữa bệnh theo Tinh – Khí – Thần phù hợp.

– Tinh: Là điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày. Người bị suy nhược thần kinh nên nấu canh gà gừng non và ăn liên tục trong 10 ngày.

Cách nấu như sau: 1 con gà già trơ xương, 200g củ sen, 50g gừng non, 1 củ tỏi, 10 quả táo đen, 10 quả táo đỏ, 10 cây hoàng kỳ. Cho tất cả các nguyên liệu vào nấu với 4 lít nước. Nấu cho tới khi còn 1,5 lít là được. Uống hết nước súp trong ngày.

– Khí: Chữa bệnh suy nhược thần kinh theo khí là việc điều hòa hơi thở giúp hoạt động tuần hoàn máu trong cơ thể trơn tru.

Bài tập chữa bệnh thần kinh suy nhược theo Khí như sau: Nằm ngửa, cuốn lưỡi ngậm miệng, tay phải đặt tại mỏm xương ức, tay trái đặt chồng lên tay phải.

Mắt nhắm, thở bằng mũi, tập trung vào bụng chỗ đặt bàn tay, nghe trong bụng có khí chuyển động, rồi bụng nóng dần lên từ từ, vai thả lỏng.

Nếu đặt nhiệt kế dưới bàn tay, ban đầu nhiệt kế chỉ khoảng 27-28 độ C, tập nghe hơi thở cho bụng và tay nóng lên đến 37 độ C mới là tập đúng và có kết quả.

– Thần: Trong Khí công y đạo, Thần bị suy nhược sẽ làm cho khí huyết không được lưu thông không tốt, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng dễ dẫn tới suy nhược thần kinh.

Do đó, tinh thần sẽ vui vẻ sẽ hòa hợp hai yếu tố khí huyết làm một, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và trí não minh mẫn.

Khí công y đạo chữa suy nhược thần kinh hiện đang là một trong những phương pháp điều trị bệnh được nhiều người áp dụng trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, trước khi tập luyện, người bệnh cần tìm hiểu thật kỹ để chắc chắn thực hiện các bài tập đúng, tránh tập sai gây phản tác dụng. 

3. Chữa suy nhược thần kinh bằng diện chẩn 

Cách chữa suy nhược thần kinh bằng diện chẩn như sau: Dùng tay day bấm các các huyệt lần lượt từ 22, 127, 19, 50, 1, 188, 106, 124, 34, 103, 0. 

Nếu không chắc thực hiện đúng kỹ thuật, tốt nhất bạn nên đến các phòng khám đông y để được bác sĩ tiến hành chữa suy nhược thần kinh bằng phương pháp diện chẩn.

Cách chữa suy nhược thần kinh không dùng thuốc

Chữa suy nhược thần kinh bằng phương pháp diện chẩn

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng