Nguyên nhân bị đau vùng thắt lưng ở phụ nữ và cách điều trị

27-10-2020

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Rất nhiều câu hỏi được gửi đến đội ngũ bác sĩ hi vọng giải đáp về bệnh đau vùng thắt lưng ở phụ nữ. Bài viết sau, sẽ tổng hợp lại các nguyên nhân chính dẫn tới căn bệnh này xuất hiện ở phụ nữ hiện nay.

Nhiều chị em phụ nữ mắc chứng bệnh đau vùng thắt lưng 

I – Nguyên nhân bị đau vùng thắt lưng ở phụ nữ

Tại sao phụ nữ bị đau lưng? Theo các nghiên cứu thì có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng như: bị căng cơ do làm việc quá sức, cột sống bị thoái hóa do tuổi, thoát vị đĩa đệm hoặc ngồi, một nguyên nhân cũng không thể không nhắc tới đó là do làm việc không đúng tư thế.

– Bị căng cơ:

Khi bạn bị ngã hoặc mang vác các vật nặng quá sức, thì có thể gây căng cơ, khi đã bị mắc bệnh mà chúng ta chỉ cần cử động nhẹ như: đứng lên, ngồi xuống đột ngột cũng khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Dẫn đến tổn thương dây chằng vùng thắt lưng khi dây chằng bị căng quá mức hoặc rách gây viêm, khiến các cơ vùng lưng bị co lại, gây ra các cơn đau dữ dội ở vùng thắt lưng.

Các cơn đau thường cố định ở một vùng lưng, không lây lan xuống vùng chân hay bất cứ một vùng nào khác. Với những người do bị căng cơ gây bệnh đau lưng thì có thể nghỉ ngơi, nằm máy mát xa nhẹ, sẽ giúp cơn đau dịu dần.

– Thoát vị đĩa đệm thắt lưng:

Khi bạn ngồi, khi đứng hoặc khi làm việc mang vác các vật nặng sai tư thế sẽ có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Các vấn đề liên quan đến tuổi tác, các bệnh bẩm sinh về cột sống, thoái hóa đốt sống cũng là những nguyên nhân chính gây nên bệnh này.

Ngoài ra thoát vị đĩa đệm cũng một phần là do gen di truyền bố mẹ có đĩa đệm yếu hoặc bất thường, thì con cái sinh ra cũng có tỷ lệ cao mắc phải căn bệnh đau lưng.

Đau lưng ở phụ nữ do thoát vị đĩa đệm thắt lưng

( → Xem thêm thoái hóa cột sống cổ là như thế nào TẠI ĐÂY)

– Đau lưng do dây thần kinh tọa:

Bệnh nhân đau dây thần kinh tọa, gây ra nhiều phiền toái nguyên nhân là do mang vác các vật nặng, do tổn thương cột sống và thoát vị đĩa đệm.

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn và dài nhất trong cơ thể người kéo dài từ hông đến giữa đùi, xuống khuỷu chân thì chia làm 2 nhanh kéo dài đến bàn chân.

– Bệnh phụ khoa: Phụ nữ đau lưng là bệnh gì? Đau thắt lưng ở nữ còn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc phải một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, ung thư tử cung….

II – Đau thắt lưng ở phụ nữ nguy hiểm không?

Đau thắt lưng ở phụ nữ mạn tính ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày. Người bị đau lưng thường gặp khó khăn trong vận động, di chuyển, bị giới hạn khi thực hiện các công việc chân tay. 

Nếu thường xuyên bị đau vùng thắt lưng vào ban đêm sẽ gây khó ngủ, mất ngủ dẫn tới trí nhớ kém, mất tập trung, trầm cảm.

Đặc biệt, phụ nữ bị đau thắt lưng nếu chậm trễ trong việc điều trị có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác như: Tê bì hoặc mất cảm giác hai chân, yếu liệt các cơ chi dưới, mất khả năng vận động, nặng hơn là rối loạn kiểm soát đi tiểu..

Do đó, nếu thấy có dấu hiệu bị đau lưng liên tục và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, các chị em phụ nữ nên đi gặp bác sĩ để được điều trị càng sớm càng tốt.

Phụ nữ bị đau vùng thắt lưng thường xuyên nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt

III – Đối tượng phụ nữ dễ bị đau lưng

Một số đối tượng chị em sau đây sẽ dễ dàng mắc phải bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ hơn so với những người bình thường:

1. Con gái bị đau lưng

Phụ nữ trẻ tuổi và con gái đau thắt lưng thường do ngồi làm việc sai tư thế hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt. Con gái bị đau thắt lưng trong thời kỳ kinh nguyệt có thể sẽ xuất hiện các cơn đau và chấm dứt khi kỳ kinh kết thúc. 

Tùy theo từng cơ địa của từng người mà các cơn đau lưng ở con gái xuất hiện dữ dội hoặc nhẹ nhàng.

( → Xem thêm: Giới thiệu 5 tư thế ngồi làm việc đúng cách dành cho dân văn phòng)

2. Phụ nữ đau lưng khi mang thai

Nguyên nhân chính khiến phụ nữ đau lưng khi mang thai là do hoocmôn trong cơ thể thay đổi khiến các khớp xương trở lên lỏng lẻo. 

Ngoài ra, ở những cuối thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh khiến áp lực lên cột sống gia tăng kéo theo các cơn đau nhức âm ỉ khu vực thắt lưng của phụ nữ.

3. Đau vùng thắt lưng ở phụ nữ sau sinh

Theo thống kê, có đến 50% tỷ lệ phụ nữ bị đau thắt lưng là ở phụ nữ nữ sau sinh. Nguyên nhân của tình trạng này là là do trong thời kỳ mang thai, cơ bụng trở lên yếu kém, tử cung của phụ nữ mở rộng, cột sống bị kéo về phía trước khiến các cơ khớp chịu nhiều áp lực từ cơ thể.

4. Đau lưng ở phụ nữ trung niên

Bệnh đau lưng gặp ở nhiều lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất vẫn là khi bạn bước sang độ tuổi trung niên.

Bên cạnh đó, các chị em phụ nữ mắc bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, ung thư tử cung, viêm cổ tử cung sẽ có nguy cơ bị đau vùng thắt lưng cao hơn.

Phụ nữ trung niên là đối tượng có nguy cơ bị đau thắt lưng cao hơn 

IV – Cách khắc phục đau thắt lưng ở phụ nữ

Để khắc phục bệnh đau lưng ở nữ giới, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị sau:

– Sử dụng thuốc Tây y: Một số nhóm thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm, giãn cơ hiệu quả như thuốc Paracetamol, diclofenac, acetaminophen, aspirin, mydocalm, myonal, …

Tuy nhiên, người phụ nữ bị đau lưng chỉ được uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ; đồng thời tuân thủ theo đúng liều lượng và thời gian uống thuốc. Không tự ý mua và uống thuốc hoặc thay đổi loại thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

– Sử dụng thuốc Đông y: Người phụ nữ bị đau lưng dưới có thể tham khảo và sử dụng các bài thuốc Đông y từ ngải cứu, lá lốt, cây cỏ xước hay tầm gửi…

– Vật lý trị liệu: Một số phương pháp vật lý trị liệu chữa đau vùng thắt lưng hiệu quả và an toàn bạn có thể sử dụng như tắm bùn, chườm nóng, tia hồng ngoại, mát xa, châm cứu, bấm huyệt…

– Các bài tập: Tập yoga, đi bộ, đạp xe hay leo cầu thang… cũng có tác dụng giãn cơ, giúp xương cốt khỏe mạnh và khắc phục đau lưng ở phụ nữ hữu hiệu.

Tập yoga giúp khắc phục bệnh đau lưng ở phụ nữ trung niên hiệu quả

Hi vọng với những giải đáp về nguyên nhân gây bệnh đau vùng thắt lưng ở phụ nữ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn để có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng gọi tới bạn tổng đài 1800 1125 (miễn cước) để được tư vấn.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng