Bệnh máu xấu là gì? Có ảnh hưởng gì? Cách trị máu xấu tóc bạc

07-07-2020

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Có rất nhiều thắc mắc xung quanh chứng bệnh máu xấu như: Bệnh máu xấu là gì? Bệnh máu xấu có ảnh hưởng gì không? Máu xấu phải làm sao? Máu xấu và cách điều trị thế nào? Cùng lần lượt đi giải đáp các thắc mắc này qua các thông tin được cung cấp sau đây nhé! 

I – Bệnh máu xấu là gì? Nguyên nhân bị máu xấu do đâu?

Trước tiên, hãy cùng Hoạt huyết bổ máu tìm hiểu máu xấu là như thế nào? “Máu xấu” thực ra là cách gọi trong dân gian, dùng để chỉ các bệnh về máu nói chung, như: thiếu máu, rối loạn tuần hoàn máu, tim mạch, mỡ máu,…

Máu có vai trò rất quan trọng để duy trì sự sống của con người, chúng cung cấp các chất để nuôi dưỡng các tổ chức trong cơ thể, là phương tiện vận chuyển các tổ chức và cơ quan trong cơ thể với nhau.

Máu xấu là cách gọi dân gian dùng để chỉ các bệnh về máu

Chất lượng máu được quyết định bởi số lượng các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. Khi các thành phần tế bào này trong máu có sự thay đổi bất thường, sẽ dẫn đến chất lượng máu, lưu lượng máu giảm, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, dân gian gọi chung là bệnh “máu xấu”.

Các nguyên nhân chính gây ra bệnh máu xấu gồm:

  • Chức năng hệ tuần hoàn suy giảm:

Khi tuổi càng cao, chức năng của hệ tuần hoàn càng suy giảm, khả năng co bóp của tim theo đó cũng giảm theo. Độ đàn hồi của các mạch máu cũng giảm khiến cho máu lưu thông đến các bộ phận trở nên khó khăn hơn.

  • Do các bệnh mạn tính:

Các bệnh về tim mạch như mỡ máu xấu, huyết áp cao, tiểu đường, thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa cột sống cũng gây chèn ép và tổn thương mạch máu, cản trở quá trình tuần hoàn máu.

  • Dinh dưỡng không đầy đủ, lười vận động:

Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng và thiếu chất gây ảnh hưởng đến quá trình tạo máu. Thói quen ít vận động hoặc do đặc thù công việc ít đi lại cũng là những lý do khiến lưu thông máu kém gây ra bệnh máu xấu.

Nguyên nhân chính gây máu xấu là do chức năng hệ tuần hoàn suy giảm

II – Máu xấu có ảnh hưởng gì không? Tác hại của bệnh máu xấu

Máu xấu khiến tuần hoàn máu kém, không cung cấp đủ oxy và dưỡng chất đi nuôi các cơ quan trong cơ thể, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe phức tạp.

1. Máu xấu tóc bạc sớm

Máu xấu bị tóc bạc là tình trạng nhiều người gặp phải. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tóc bạc sớm. Máu xấu chỉ là một trong rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng tóc bạc sớm khi tuổi còn trẻ.

Máu xấu gây tóc bạc sớm ảnh hưởng trực tiếp đến diện mạo khiến không ít người thấy mất tự tin vì vẻ bề ngoài. 

Cho đến nay, y học hiện chưa có phương pháp điều trị máu xấu tóc bạc sớm trước tuổi. Tốt nhất, khi bị máu xấu tóc bạc, bạn nên đến gặp bác sĩ để được xác định nguyên nhân và có cách khắc phục hiệu quả.

2. Máu xấu khó có thai

Hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định máu xấu khó có thai. Bởi rất nhiều người mắc bệnh máu xấu vẫn có thai bình thường.

Tuy nhiên, bệnh máu xấu lại gây nhiều biến chứng trong sinh nở. Đối với phụ nữ mang thai, máu xấu và lưu lượng máu tuần hoàn kém có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: sinh non, em bé trong bụng thiếu cân, gây chậm phát triển ở trẻ nhỏ trong giai đoạn sau này, còn tăng nguy cơ bị trầm cảm, hậu sản cho mẹ.

3. Máu xấu gây mụn

Máu xấu khiến lưu thông máu kém và rối loạn tuần hoàn máu cũng là nguyên nhân gây mụn. Sở dĩ máu xấu nổi mụn là do lượng oxy trong máu giảm đi, kết hợp với việc máu không vận chuyển các chất độc đến cho gan xử lý được sẽ khiến các chất độc không được đảo thải ra ngoài. 

Lâu ngày các chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể và dưới da gây ra, đồng thời tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn để đẩy các độc tố ra ngoài sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, từ đó hình thành mụn.

Các loại mụn do máu xấu thường kéo dài dai dẳng không dứt và tái đi tái lại nhiều lần, rất khó điều trị dứt điểm.

Không chỉ gây mụn, máu xấu còn khiến da dẻ trở nên yếu hay nhạy cảm hơn, dễ bị nám sạm, tàn nhang, trở nên xanh xao, tái nhợt,… 

III – Bệnh máu xấu nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Người bị máu xấu nên ăn gì và không nên ăn gì? Câu hỏi này sẽ được Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc ngay sau đây.

1. Bị máu xấu nên ăn gì?

Để cải thiện chất lượng máu và lưu thông máu, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt và acid folic rất cần thiết cho quá trình tạo máu như ngũ cốc; các loại thịt (trứng, hải sản, thịt bò, gan động vật); các loại rau xanh (cà rốt, rau bina, bí đỏ, rau dền);

Các loại hạt (hạt bí, hạt thông, hạt điều, hướng dương, hạnh nhân); các loại đỗ (đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen, đỗ xanh); các loại hoa quả (dưa hấu, nho, bưởi, táo tàu, dâu tây, chuối…)

Bên cạnh đó, bạn nhớ uống đủ 2 lít nước/ngày, đặc biệt nước ấm, trà thảo dược (trà gừng, trà sả, trà hoa cúc, trà sen, trà hoa hồng,…) ấm nóng.

Bởi nước ấm rất tốt cho việc cải thiện sự lưu thông máu, lại cải thiện các triệu chứng do thiếu máu như: mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, …

2. Nên kiêng ăn gì khi bị máu xấu?

Như vậy các bạn đã biết máu xấu ăn gì thì tốt? Vậy người bị máu xấu nên kiêng ăn gì? 

Người bị bệnh máu xấu nên hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều đường, muối, chất béo, đồ nướng, đồ ăn chiên xào,  đồ ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sắn…

Hạn chế uống cà phê, trà vì chất phenol trong các đồ uống này ngăn cản cơ thể hấp thụ sắt.

Song son với chế độ ăn uống khoa học và đủ dinh dưỡng, người bệnh nên xây dựng nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, làm việc và ngủ nghỉ hợp lý, ngủ đủ giấc mỗi ngày, thể dục thể thao thường xuyên, luôn suy nghĩ tích cực, có tâm lý thoải mái.

IV – Máu xấu nên uống thuốc gì? Cách chữa bệnh máu xấu 

Máu xấu ở trẻ em và người lớn bị máu xấu nên uống thuốc gì? Khi nghi ngờ bị bệnh máu xấu, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tư vấn cách trị máu xấu phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Ngoài việc ăn uống, sinh hoạt khoa học, kết hợp tập luyện thể dục thể thao như nói trên, người bị bệnh máu xấu nên tham khảo và bổ sung thêm sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên để cải thiện chất lượng máu, bổ khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu.

Trong nhiều cuốn sách về cây thuốc của các nhà nghiên cứu thảo dược biên soạn, có chỉ ra 5 loại thảo dược hỗ trợ trị máu xấu, thiếu máu cực an toàn và hiệu quả:

  • Đương quy:

Đương quy (thuộc họ Hoa tán) là loại thảo dược đứng đầu danh sách những thảo dược tốt cho phụ nữ, ngoài ra còn dùng nhiều trong các bài thuốc bổ và thuốc chữa các bệnh khác.

Loại thảo dược này có vị ngọt cay, tính ôn, chuyên chữa các chứng bệnh thiếu máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao, người gầy yếu, vô lực…

  • Bạch quả:

Bạch quả là cây thân gỗ rất lớn. Các chất chiết từ bạch quả có ba tác dụng đối với cơ thể người như cải thiện lưu thông máu đến phần lớn các mô và cơ quan, bảo vệ chống lại các tổn thương tế bào do oxy hóa các gốc tự do.

Ngăn chặn nhiều tác động của tác nhân hoạt hóa tiểu huyết cầu (tụ tập tiểu huyết cầu, vón cục máu) có liên quan tới sự phát triển của một loạt các rối loạn tim mạch, thận, hô hấp và hệ thần kinh trung ương.

Bạch quả có tác dụng cải thiện lưu thông máu đến phần lớn các mô và cơ quan

  • Ngưu tất:

Ngưu tất là loại cỏ xước thuộc họ Dền, có vị chua, đắng, không độc. Theo y học cổ truyền, ngưu tất dùng sống thì có tác dụng lưu thông máu, loại máu ứ, phối hợp sắc cùng các thảo dược khác thì có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt.

  • Xuyên khung:

Xuyên khung là loại cây đơn thuộc họ Hoa tán. Thảo dược này có vị đắng và cay, tính ôn, lợi cho gan, mật và tim. Y học cổ truyền Trung Quốc coi xuyên khung là một trong 50 vị thuốc cơ bản.

Người ta thường sao xuyên khung hoặc cô đặc lại để trị huyết máu. Xuyên khung dùng chung với đương quy để bổ huyết, hành huyết.

  • Bacopa Monnieri:

Bacopa Monnieri là một thảo dược quý đến từ Ấn Độ thuộc họ Mã Đề. Đây là một loại cây thân cỏ, mọc bò dài trên mặt đất, sống lâu năm.

Cao Bacopa chiết xuất từ cây Bacopa Monnieri có màu nâu đất, vị đắng, tính mát, là loại dược liệu lâu đời có hiệu quả hữu ích đối với não bộ và giảm stress.

Đặc biệt, loại cao này còn có tác dụng cải thiện chất lượng máu, đẩy lùi lưu thông máu kém.

Bacopa Monnieri là một loại thảo dược quý hiếm đến từ Ấn Độ

5 loại thảo dược trên đều là những thảo dược tốt cho sức khỏe, bổ máu và hỗ trợ điều trị máu xấu, lưu thông máu kém. Tuy nhiên, cần phải am hiểu và kết hợp với các loại thảo dược khác mới phát huy tác dụng và an toàn khi sử dụng.

>> CLICK XEM VIDEO Bác Sĩ Chia Sẻ Công Dụng Và Cách Dùng Hoạt Huyết Bổ Máu Đại Bắc <<

Video cách trị máu xấu

Hy vọng bài viết này của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ bệnh máu xấu là sao và máu xấu là thế nào có cách phòng tránh hiệu quả. 

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng