Người huyết áp thấp có uống được sâm không? Nên dùng thế nào?

10-09-2023

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Bệnh nhân huyết áp thấp cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống và hạn chế tiêu thụ một số sản phẩm có hại để tránh bệnh tiến triển nặng. Vậy người huyết áp thấp có uống sâm được không? Dùng sâm thế nào cho đúng khi bị huyết áp thấp? Tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây của Hoạt Huyết bổ máu Đại Bắc!

I. Tác dụng của nhân sâm với sức khỏe

Nhân sâm có tên khoa học của nhân sâm là Panax ginseng C.A. Mey., thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).

Đây là một vị thuốc quý, thường mọc hoang hoặc được trồng ở các vùng cao, nhiệt độ thấp và mát lạnh. Trong đó, nhân sâm tự nhiên (gọi là dã sâm) quý hơn sâm trồng được.

người huyết áp thấp có uống được sâm không

Nhân sâm là một vị thuốc quý có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Theo các tài liệu cổ của Y học cổ truyền, nhân sâm vị ngọt, tính bình, công dụng điều tiết cơn khát, bổ khí, trấn tĩnh, giảm đau mỏi và an thần. 

Nghiên cứu hiện đại về thành phần hoạt chất cho thấy, nhân sâm có ít nhất 14 loại acid amin, 12 loại glucoside cùng với đó là  các hợp chất phenol, acid nicotinic flavonoid, phytosterol và các khoáng chất kali, natri, sắt, đồng, kẽm, mangan, canxi…

Các tác dụng của nhân sâm với sức khoẻ đã được y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh bao gồm:

– Giảm căng thẳng tâm thần

– Giúp tỉnh táo, giảm mệt mỏi. 

– Kích thích hệ thống thần kinh và miễn dịch.

– Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

– Ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển.

– Giảm cholesterol xấu.

– Tăng khả năng chịu đựng.

II. Người huyết áp thấp có uống được sâm không?

Về thắc mắc huyết áp thấp có uống sâm được không, theo các chuyên gia sức khỏe, nguyên nhân gây huyết áp thấp là do khí nhược gây nên.

Nhân sâm lại giúp tăng cường sức khỏe, trương lực mạch máu, bồi bổ nguyên khí và nâng cao chức năng hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể.

huyết áp thấp có uống được sâm không

Huyết áp thấp có dùng được sâm không?

Bên cạnh đó, uống nhân sâm còn có tác dụng thúc đẩy sự tuần hoàn của huyết dịch và cải thiện hoạt động cung cấp oxy. Từ đó, giúp tăng huyết áp cho người đang bị huyết áp thấp.

Do đó, người bị huyết áp thấp có thể uống nhân sâm để hỗ trợ cải thiện bệnh, nhất là khi xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, nhức đầu do hạ huyết áp.

( → Xem thêm tin sức khỏe khác TẠI ĐÂY)

III. Một số bài thuốc từ sâm cho người huyết áp thấp

Uống nhân sâm chỉ tốt cho bệnh nhân huyết áp thấp khi dùng đúng cách với lượng phù hợp.

Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, người huyết áp thấp có thể tham khảo và áp dụng 1 trong 3 bài thuốc dưới đây:

1. Bài thuốc 1

Bài thuốc số 1 có công dụng dưỡng huyết, bổ tâm tráng thần phù hợp cho người bị hạ huyết áp các triệu chứng như: Tinh thần bạc nhược, chán ăn, hay hồi hộp, thiếu tập trung…

huyết áp thấp có uống sâm được không

Bài thuốc cải thiện tình trạng huyết áp thấp từ nhân sâm

– Chuẩn bị: 5g nhân sâm, 2 lòng đỏ trứng gà , 20g long nhãn, 20g liên nhục, 30g đường đỏ.

– Cách thực hiện:

+ Thái sâm thành từng miếng mỏng rồi cho vào hầm với long nhãn, liên nhục cho tới khi chín nhừ.

+ Tiếp tục cho lòng đỏ trứng gà vào khuấy đều và thêm đường đỏ. Chắt lấy nước uống khi còn ấm.

2. Bài thuốc 2

Bài thuốc số 2 có tác dụng giảm mệt mỏi, dễ hồi hộp và cơ thể ra nhiều mồ hôi.

huyết áp thấp có nên uống sâm

Ngoài ra còn giảm các triệu chứng khí phế thũng, viêm phế quản của các bệnh lý về hô hấp.

– Chuẩn bị: 10g nhân sâm, 10g ngũ vị tử và 15g mạch môn.

– Cách thực hiện:

+ Sấy khô các thảo đã chuẩn bị rồi đem tán vụn.

+ Cho các nguyên liệu vào hầm với sôi sau khoảng 20 phút là có thể dùng.

3. Bài thuốc 3

Hồng sâm là nhân sâm đã qua chế biến nên người bị huyết áp thấp có thể sử dụng bình thường. 

Tác dụng của bài thuốc từ hồng sâm là đại bổ nguyên khí, phù hợp sử dụng cho người bị hạ huyết áp với các biểu hiện như: mệt mỏi, gầy yếu, da nhợt nhạt, khó thở, chóng mặt.

huyết áp thấp có dùng được sâm không

– Chuẩn bị: 5g hồng sâm, 750g thịt gà mái, gia vị các loại tiêu, muối, hạt nêm.

– Thực hiện:

+ Thái mỏng hồng sâm, làm sạch thịt gà.

+ Cho hồng sâm và gà vào hầm cho đến khi chín nhừ.

+ Nếm thêm gia vị là có thể ăn.

IV. Một số lưu ý khi dùng sâm cho người huyết áp thấp

Bên cạnh câu hỏi người huyết áp thấp có uống được sâm không? Việc sử dụng nhân sâm như một vị thuốc cần phải đúng liều lượng và đúng đối tượng.

Uống nhân sâm quá nhiều và vượt mức cho phép có thể dẫn đến tình trạng bị ngộ độc. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, khi dùng nhân sâm người bị huyết áp thấp cần chú ý:

– Lượng nhân dân nên dùng: Mỗi ngày người huyết áp thấp chỉ nên dùng khoảng từ 100 – 200g nhân sâm. 

– Tăng dần lượng nhân sân: Khi mới sử dụng nhân sâm, nên dùng với lượng ít để cơ thể làm quen sau đó mới tăng dần theo thời gian. 

– Không lạm dụng: Tuyệt đối không nên lạm dụng nhân sâm quá mức vì có thể gây ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ và cơ thể.

– Thời điểm uống: Nên uống nhân sâm vào buổi sáng hoặc buổi trưa; không nên dùng sâm vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ, khó ngủ.

– Nên uống khi đói: Nên uống nhân sâm khi bụng đang đói để có thể hấp thụ được hết các dưỡng chất trong sâm.

– Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Tốt nhất người bị huyết áp thấp nên dùng nhân sâm theo sự chỉ định của các bác sĩ. Không nên tự ý giảm hoặc tăng lượng nhân sâm.

– Mua nhân sâm đảm bảo chất lượng: Nên mua nhân sâm ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng, độ an toàn. Tránh tình trạng mua phải nhân sâm giá rẻ, nhái, giả kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe.

huyết áp thấp có dùng sâm được không

Người huyết áp thấp chỉ nên dùng khoảng từ 100 – 200g nhân sâm/ngày

Ngoài ra, khi dùng nhân sâm, người bị huyết áp thấp nếu kèm theo tình trạng sức khoẻ hoặc bệnh lý dưới đây cũng cần thận trọng khi sử dụng:

– Người thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, bụng căng tức, sôi bụng, tiêu chảy.

– Người bị trào ngược dạ dày, nôn mửa, tăng huyết áp.

– Mẹ bầu trước khi sinh.

– Người hay bị mất ngủ.

– Trẻ em kém ăn, chậm phát triển có thể dùng nhân sâm nhưng không nên lạm dụng vì có thể tăng nguy cơ bị dậy thì sớm. 

Với thắc mắc người huyết áp thấp có uống được sâm không thì câu trả lời là có nhưng mỗi lần chỉ nên dùng khoảng từ 100 – 200g nhân sâm, tuyệt đối không nên lạm dụng.

Nếu tình trạng hạ huyết áp thường xuyên diễn ra, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

4.3/5 - (3 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng