Ngủ dậy bị đau đầu: Nguyên nhân và cách trị ngủ dậy đau đầu hiệu quả!

12-05-2021

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Ngủ dậy bị đau đầu choáng váng là triệu chứng nhiều người gặp phải. Tình trạng này khiến bạn cảm thấy thực sự mệt mỏi, không có đủ sự tỉnh táo để có thể làm việc cũng như học tập,… Nguy hiểm hơn, tình trạng đau đầu sau khi ngủ dậy còn là dấu hiệu của một số căn bệnh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vậy làm thế nào để có thể chấm dứt tình trạng này? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây!

I. Tìm hiểu về tình trạng đau đầu khi ngủ dậy

Đau đầu là tình trạng đau vùng đầu, cổ, hốc mắt, mặt,… những cơn đau này có thể xuất hiện ở 1 hoăc 2 bên. Tùy vào mức độ mà cơn đau sẽ ngưỡng nặng nhẹ khác nhau, đôi lúc cơn đau diễn ra âm ỉ bó thắt hay đau như mạch đập; bạn có thể bị đau đầu liên tục hoặc từng cơn… 

ngủ dậy bị đau đầu

Ngủ dậy bị đau đầu là triệu chứng phổ biến nhiều người gặp phải

Đau đầu có thể xảy ra ở mọi độ tuổi khác nhau, đây cũng là chứng bệnh phổ biến mà ai cũng phải gặp trong đời.

II. Triệu chứng của tình trạng ngủ dậy bị đau đầu

Một số triệu chứng của tình trạng đau đầu sau khi ngủ sẽ bao gồm:

ngủ dậy đau đầu

Người bệnh bị đau đầu kèm theo triệu chứng hoa mắt, chóng mặt và choáng váng

– Đau vùng đầu, gáy, cổ, mặt và hốc mắt.

– Hoa mắt, choáng váng.

– Ù tai.

– Buồn nôn, nôn mửa.

– Cảm giác mệt mỏi, khó chịu, uể oải.

Tùy vào từng nguyên nhân, mà triệu chứng có thể khác nhau.

III. Tại sao ngủ dậy bị chóng mặt, nhức đầu?

Ngủ dậy bị đau đầu chóng mặt kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và công việc. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây:

1. Do mất ngủ kéo dài

Tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu, thiếu ngủ,,… kéo dài không chỉ khiến bạn đau nhức đầu khó chịu sau khi ngủ dậy, mà còn khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.

sáng ngủ dậy đau đầu

Việc mất ngủ kéo dài sẽ làm nhịp sinh học bị mất cân bằng và trở nên rối loạn. Điều này sẽ làm các tế bào bị hư tổn không có thời gian để sửa chữa, phục hồi nên gây ra chứng đau đầu khó chịu.

2. Do quá trình mang thai

Ngủ trưa dậy bị đau đầu chóng mặt cũng là triệu chứng khá phổ biến khi mang thai. Nguyên nhân có thể do sự thay đổi lượng hormone sinh dục estrogen trong cơ thể người phụ nữ khi mang thai.

Theo khảo sát, có tới 80% mẹ bầu có biểu hiện đau đầu của thai kỳ. Ngoài bị nhức đầu khi ngủ dậy, thai phù còn gặp các dấu hiệu khác như: Buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt…

3. Sử dụng nhiều cà phê, chất kích thích

Những người có thói quen uống cà phê hoặc sử dụng các đồ uống, thực phẩm có chất kích thích sẽ dễ bị khó ngủ và ngủ không sâu giấc.

Vì lượng caffeine có trong các thực phẩm này không chỉ có tác dụng kích thích tinh thần tỉnh táo mà còn khiến bạn phải đi tiểu nhiều lần trong đêm, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.

ngủ dậy nhức đầu

Sử dụng nhiều cà phê, chất kích thích dẫn tới tình trạng ngủ dậy bị đau đầu

Ngoài ra, việc uống cà phê, bia rượu và chất kích thích còn gây xáo trộn và làm giảm chất lượng giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, gây tình trạng buổi sáng hoặc trưa ngủ dậy bị đau đầu.

4. Dùng nhiều các thiết bị điện tử trước khi ngủ

Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng ngủ dậy đau đầu như búa bổ là trước khi đi ngủ bạn sử dụng điện thoại thông minh, làm việc trên laptop, máy tính quá nhiều.

Ánh sáng của những thiết bị này gây ra những kích thích về mặt thần kinh, khiến giấc ngủ không được sâu, đồng thời gây đau đầu sau khi ngủ dậy.

5. Do trầm cảm hoặc lo lắng quá mức

Nghiên cứu của Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho thấy, một trong các yếu tố quan trọng gây ra hiện tượng ngủ dậy đau đầu chóng mặt buồn nôn là do trầm cảm và lo lắng quá mức.

ngủ trưa dậy đau đầu

Ngủ dậy bị đau đầu do trầm cảm hoặc lo lắng quá mức

Tình trạng sức khỏe tâm thần cũng có thể dẫn đến chứng mất ngủ, từ đó làm gia tăng nguy cơ ngủ dậy đau đầu mệt mỏi.

6. Gối đầu quá cao 

Gối đầu quá cao và quá cứng cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn đau đầu sau khi thức dậy.

Việc đối đầu quá cao gây khó khăn cho hoạt động lưu thông tới não, lượng máu cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể theo đó cũng bị giảm xuống gây thiếu máu lên não.

Đây được xem là nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng đau đầu kèm theo các triệu chứng khác như tê bì chân tay, ù tai, mệt mỏi…

7. Do thói quen thiếu lành mạnh khi ngủ

Ngủ dậy hay đau đầu còn do một số thói quen thiếu lành mạnh trong khi ngủ như ngủ sai tư thế: Đầu không thẳng với cổ; nằm ngủ một tư thế trong thời gian quá lâu, ngủ gục xuống bàn…

ngủ dậy bị đau đầu chóng mặt

Bên cạnh đó, thói quen ngủ “nướng” và ngủ quá nhiều so với thời gian ngủ khuyến cáo cũng là nguyên nhân của hiện tượng ngủ dậy bị đau đầu mệt mỏi.

Thông thường, bạn nên ngủ 30-60 phút buổi trưa và từ 7-8 tiếng mỗi đêm.

Nếu ngủ vượt quá thời gian cho phép quá nhiều sẽ gây ức chế trung khu thần kinh, lượng máu lên não giảm, hoạt động trao đổi chất cũng chậm lại, khiến vấn đề đau đầu buồn nôn chóng mặt sẽ xuất hiện.

8. Do thiếu máu não

Nếu những yếu tố trên không phải là lý do khiến bạn bị đau đầu khi ngủ dậy thì rất có thể bạn đã gặp phải vấn đề về thiếu máu não.

Khi bị thiếu máu não, ngoài đau đầu, người bệnh còn có các triệu chứng kèm theo khác như  chóng mặt, khó ngủ vào ban đêm, ngủ ngày, lãng tai, ù tai, mờ mắt…

9. Do một số bệnh lý liên quan

Một số bệnh lý liên quan cũng có thể khiến bạn bị đau đầu sau khi ngủ dậy như: Huyết áp cao; trầm cảm; thiếu máu não; các bệnh đau đầu như đau đầu chùm, đau nửa đầu, đau nửa đầu kịch phát…

tại sao ngủ dậy lại đau đầu

Thường xuyên bị đau đầu khi ngủ dậy là dấu hiệu cảnh báo bệnh thiếu máu não

IV. Đau đầu, buồn nôn sau khi ngủ dậy phải làm sao?

Nếu thường xuyên bị đau đầu sau khi ngủ dậy kèm theo triệu chứng buồn nôn, chóng mặt hay hoa mắt, bạn nên đi khám bác sĩ và điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày:

1. Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục đều đặn hàng ngày có tác dụng cải thiện tâm trạng, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, kích thích lưu thông máu trong cơ thể, từ đó giúp ngủ ngon và ngủ sâu hơn.

Khi bạn có một giấc ngủ tốt cả về chất lượng và thời lượng thì chứng nhức đầu khi mới ngủ dậy sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi và không còn “ghé thăm” bạn nữa.

ngủ dậy đau đầu như búa bổ

Tập thể dục đều đặn hàng ngày giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu

2. Đảm bảo ngủ đủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày

Hãy lên kế hoạch để có một giấc ngủ khoa học và hợp lý từ 6-8 tiếng mỗi ngày. Việc ngủ đủ sẽ giúp cơ thể có thời gian phục hồi sau một ngày làm việc vất vả, đồng thời cải thiện và phòng ngừa tình trạng ngủ dậy bị nhức đầu chóng mặt hiệu quả.

3. Sử dụng trà gừng

Các hoạt chất trong trà gừng có khả năng loại bỏ bệnh đau nửa đầu, giải tỏa stress, giúp tinh thần sảng khoái và ngủ ngon hơn.

Do đó, uống nước gừng giúp chữa bệnh mất ngủ hữu hiệu, khi bạn có giấc ngủ ngon và sâu thì cũng đẩy lùi được chứng ngủ sáng và ngủ trưa dậy hay đau đầu.

đau đầu khi ngủ trưa dậy

Lưu ý: Khi sử dụng trà gừng, tốt nhất bạn nên uống vào buổi sáng hoặc chiều để việc chữa trị mất ngủ đạt hiệu quả cao nhất. Tránh uống vào buổi tối trước khi đi ngủ vì sẽ khiến bạn khó ngủ hơn.

4. Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng

Người mới ngủ dậy đau đầu nên chú ý bổ sung các thực phẩm giàu protein, khoáng chất, vitamin, sắt; uống đủ nước. Hạn chế ăn muối, mỡ, nội tạng động vật, uống bia rượu và cà phê; hút thuốc lá…

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng