Tìm hiểu bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị
Thống kê cho thấy, có tới 95% nam giới ở độ tuổi trung niên bị bệnh gút. Bên cạnh đó những người nghiện rượu, cà phê, béo phì, phụ nữ sau sinh cũng có nguy cơ mắc gút cao hơn. Vậy bệnh gout dấu hiệu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu bệnh gout chi tiết qua bài viết dưới đây!
Nội dung chính
I – Bệnh gút là gì? Thường đau ở đâu?
Bệnh gút tiếng Anh là gì? Bệnh gút tiếng Anh là Gout. Bệnh gút tiếng Trung là gì? Bệnh gút tiếng Trung là痛风(Tòngfēng).
Bệnh gút là gì? Bệnh gout bệnh học là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu.
Bệnh gout cấp là gì? Bệnh gout cấp tính hay còn gọi là bệnh gout cấp là tình trạng đặc trưng bởi cơn đau dữ dội và tột cùng tại khớp. Cơn đau do bệnh gout cấp khiến người bệnh không thể chịu được sức nặng của một tấm chăn mỏng.
Bệnh gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận
→ Vậy bệnh gút thường đau ở đâu? Bệnh gout axit uric đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, người bệnh thường xuyên bị đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát.
Đặc biệt, người bệnh thường đau các khớp ở ngón chân cái, đầu gối, mắt cá chân, bàn chân; ít gặp hơn ở khớp tay, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay và cột sống.
II – Bệnh gout nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể, Chế độ ăn uống thừa chất đạm và lạm dụng bia rượu quá mức dẫn đến sự chuyển hóa acid uric, gây ra bệnh gout.
Bên cạnh đó, bệnh gout có thể do di truyền hoặc do tác động của môi trường đến cơ thể làm cho hàm lượng acid uric tăng và không được đào thải kịp thời ra khỏi cơ thể.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút:
– Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm, các động thực vật chứa nhiều purin như nấm, trứng, hải sản, nội tạng động vật.
– Mắc các bệnh lý về thận như viêm cầu thận, suy thận,….
– Các bệnh lý về tim mạch như huyết áp cao, bạch cầu cấp, tim bẩm sinh,…
– Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp.
– Thường xuyên uống bia rượu và sử dụng các chất kích thích.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể
– Một số loại thuốc làm tăng nồng độ acid uric trong máu như thuốc lợi tiểu, aspirin, thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị cao huyết áp,…
– Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người thân có tiền sử mắc bệnh gout thì nguy cơ bạn mắc bệnh cũng cao hơn.
– Giới tính và tuổi tác cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị bệnh gút. Theo thống kê, bệnh gout ở nữ giới thấp hơn bệnh gút ở nam giới; bệnh xảy ra phổ biến ở độ tuổi từ 30 đến 60.
– Thừa cân, béo phì.
( → Xem thêm: Bệnh Alzheimer là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa)
III – Bệnh gút dấu hiệu thế nào?
Ở một số trường hợp, bệnh gút nhẹ không có dấu hiệu ban đầu. Các dấu hiệu của bệnh gút thường xuất hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cấp tính và mãn tính.
Bệnh gút và triệu chứng bao gồm:
– Khớp đau đột ngột, dữ dội và sưng tấy.
– Các khớp đau nhiều hơn mỗi khi đụng vào.
– Khớp sưng đỏ.
– Vùng xung quanh khớp ấm lên.
Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh gút ở trên có thể kéo dài vài tiếng đồng hồ trong 1-2 ngày. Nhưng đối với trường hợp bệnh gút nặng hoặc bệnh gút giai đoạn cuối, cơn đau có thể kéo dài tới vài tuần.
Khớp sưng đỏ và đau là dấu hiệu đặc trưng của bệnh gout
Trường hợp bệnh nhân gút không được điều trị đúng cách và kịp thời, các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn:
– U cục tophi: Các khối u sẽ xuất hiện xung quanh ngón chân, ngón tay, đầu gối và tai.
– Tổn thương khớp: Nếu không sử dụng thuốc điều trị bệnh gout, khớp có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương xương và các khớp khác.
– Sỏi thận: Các acid uric tích tụ nhiều trong thận gây ra sỏi thận.
IV – Bệnh gout ăn gì và kiêng ăn gì?
Về chế độ ăn kiêng bệnh gút, người mắc bệnh gout cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
1. Bệnh gút ăn gì tốt nhất ?
– Bệnh gout ăn gì cho tốt? Nên ăn những thức ăn ít chất kích thích như: sữa bò, trứng, ngũ cốc tinh chế, rau và quả.
– Bệnh gout nên ăn rau gì? Người mắc bệnh nên ăn các loại rau như: đỗ ván non, đậu tằm xanh, ăn ít đậu cô-ve.
– Bệnh gút ăn rau gì tốt? Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên ăn nhiều rau quả như rau cần, súp lơ, dưa chuột, cà, cải bắp, cải xanh, củ cải… Rau quả là những thức ăn chứa chất kiềm, có thể điều tiết nồng độ pH của nước tiểu, thúc đẩy amoniac bài tiết ra bên ngoài.
– Bệnh gút uống gì? Nên uống nhiều nước, trung bình uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày để lợi tiểu. Nếu đang băn khoăn không biết bệnh gout uống gì tốt thì hãy nhớ bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể bạn nhé.
– Bệnh gút nên ăn quả gì? Các loại hoa quả bệnh nhân gút nên ăn gồm quả anh đào, dứa, dâu tây, dưa hấu, bưởi, chuối, táo, nho, cam, quýt…
Các thực phẩm tốt cho bệnh nhân gút
2. Bệnh gút kiêng gì?
– Bệnh gout nên kiêng gì? Chế độ ăn hàng ngày phải đủ duy trì trọng lượng cơ thể, chế độ ăn ít đường, mật ong đồ ngọt nói chung vì trong các thức ăn này chứa hàm lượng đường glucose cao khiến cho amoniac sinh nhanh.
– Bệnh gout cần kiêng gì? Hạn chế ăn cũng như hấp thu các chất protein, nên ăn sữa, phomat, sữa bột không béo và trứng.
– Bệnh gút kiêng ăn thịt gì? Hạn chế sử dụng thịt bò, thịt trâu, thịt chó, thịt chim và cá.
– Bệnh gút kiêng hoa quả gì? Người bệnh nên tránh ăn các loại hoa quả có chứa nhiều oxalat do chất này có thể kết hợp với acid uric tạo sỏi thận. Các loại hoa quả không nên hoặc hạn chế ăn gồm sung, mơ khô, kiwi…
Các thực phẩm người bị gút nên tránh ăn
– Bệnh gút phải kiêng gì? Tránh sử dụng rượu bia. Vì khi uống rượu, axit lactic trong cơ thể tăng lên, axit lactic sẽ cản trở nước tiểu bài tiết ra ngoài. Làm cho bệnh Gout phát lên. Nếu vừa uống rượu, vừa ăn các thức ăn chứa cholesterol, protein, chất béo cao, sẽ dẫn đến bệnh Gout cấp tính, tình trạng này thường thấy trên lâm sàng.
– Bệnh gút tránh ăn gì? Không nên ăn lẩu, nguyên liệu nấu lẩu chủ yếu là nội tạng động vật và hải sản như: tôm và các hải sản tươi sống khác. Đó là những món ăn có nhiều cholesterol vì thế không nên ăn.
– Bệnh gout kiêng ăn rau gì? Bệnh nhân gút không nên ăn các loại rau như nấm hương, nấm rơm, nấm kim châm, măng tây, rau dền, đậu hà, các loại rau mầm, giá đỗ, rau dọc mùng… Nếu chưa biết bệnh gút kiêng rau gì, bệnh gout không nên ăn rau gì, bạn hãy chú ý loại bỏ những loại rau chúng tôi vừa liệt kê nhé.
( → Xem thêm: Bệnh teo não là gì? Bị teo não có nguy hiểm không? Cách chữa trị.)
V – Bệnh gút uống thuốc gì? Bài thuốc đông y chữa bệnh gout
Ngay khi phát hiện có dấu hiệu bị bệnh gout, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách và kịp thời, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Các loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng trong điều trị bệnh gút đó là :Thuốc kháng viêm sử dụng trong giai đoạn cơn gout cấp để giảm viêm; thuốc giảm acid uric máu sử dụng trong giai đoạn mãn tính để tránh tái phát cơn gout cấp.
Người bệnh cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian uống, đặc biệt là bệnh gút ở trẻ em.
Ngoài thuốc Tây y, người bệnh cũng là có thể tham khảo một số bài thuốc đông y chữa bệnh gout. Bệnh gout theo y học cổ truyền là thống phong, được xếp vào chứng “Tý thống”.
Bệnh gout thống phong do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể làm bế tắc kinh lạc, ứ trệ khí huyết tại các khớp dẫn đến sưng đau tại các khớp.
Bài thuốc đông y chữa bệnh gút
Bệnh gút uống thuốc gì? Dưới đây là một số bài thuốc đông y chữa bệnh gút ban đỏ, bệnh gút ở chân, bệnh gút ở tay hiệu quả và an toàn:
– Bài thuốc 1: Cho 16g tỳ tải, 12g cát căn, 12g sinh địa, 12g chỉ xác, 12g bạch thược, 12g xương truột, 12g trạch tả, 12g bạch truột, 4g cam thảo, 10g thanh bì, 3 quả táo vào ấm sắc với 5 bát nước.
Sắc tới khi còn 3 bát nước là được. Chắt lấy nước chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Để trị bệnh gout ở bàn chân, bệnh gút mắt cá chân hiệu quả, người bệnh nên uống liên tục từ 3-5 thang.
– Bài thuốc 2: Cho 20g thổ Phục linh, 20g cốt khí, 12g mộc qua, 12g hoàng bá, 12g xương truột, 12g sinh địa, 12g cát căn, 12g trạch tả, 12g uy linh tiên, 10g phòng phong, 4g cam thảo và 3 quả táo vào ấm sắc với 5 bát nước.
Sắc cho tới khi còn 3 bát thì tắt bế. Chia làm 3 lần và uống hết trong ngày để trị bệnh gút ở cổ tay, bệnh gút sưng chân và bệnh gút đỏ.
VI – Bệnh gout – Những thắc mắc thường gặp
Vì là bệnh lý nguy hiểm nên có rất nhiều thắc mắc của người bệnh về bệnh gout. Dưới đây Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp và phổ biến nhất về bệnh gút:
1. Bệnh gút có ảnh hưởng đến tinh trùng không?
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, hầu hết những người mắc bệnh gout chức năng thận đều bị suy giảm mạnh. Đó là nguyên nhân dẫn tới suy giảm ham muốn tình dục, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, thậm chí là hiếm muộn hoặc vô sinh.
2. Bệnh gout có di truyền không?
Câu trả lời là bệnh gout có di truyền. Nếu trong gia đình có người thân bị bệnh gout thì nguy cơ mắc đối với người chung huyết thống là rất cao. Một thống kê cho thấy, trong các trường hợp mắc bệnh gout thì 25% trường hợp là bị bệnh gút do yếu tố di truyền.
Có 5 gen liên quan tới bệnh gout di truyền là HGPRT1, 3 gen có trong tinh hoàn PRPPs1, PRPPs2, PRPPs3 và 1 gen tại gan Glc6-photphat. Nếu trong gia đình có bố mẹ bị gút thì +20% con cái nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh gout có yếu tố di truyền không? Có 25% trường hợp bị bệnh gút do yếu tố di truyền
3. Bệnh gút sống được bao lâu?
Thời gian sống của bệnh nhân gout phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày kết hợp với việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu kiểm soát tốt nồng độ axit uric máu ở mức độ cho phép, cơn đau ít tái phát và không tiến triển sang giai đoạn mạn tĩnh hoặc xảy ra biến chứng thì người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm bệnh gút không gây nguy hiểm tới tính mạng.
4. Bệnh gút nguy hiểm như thế nào?
Có rất nhiều người lo lắng về bệnh gout biến chứng, bởi vì khi lên cơn đau người bệnh sẽ phải vô cùng khổ sở để chống chọi, trong khi đó vẫn phải kiêng khem đủ thứ.
Vậy bệnh gút biến chứng thế nào? Bệnh gút bị biến chứng nguy hiểm như: viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết; hỏng khớp, tàn phế; bệnh gout mãn tính gây sỏi thận, suy thận, tăng huyết áp; hình thành các ụ cục; làm tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến; gây tổn hại tới hệ tiêu hóa…
Do đó, để phòng ngừa bệnh gút và biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, người bệnh nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được tư vấn cách điều trị bệnh gout hiệu quả.
Bệnh gút gây nhiều biến chứng nguy hiểm
5. Bệnh gout có bị lây không?
Bệnh gout không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây lan qua bất kỳ hình thức tiếp xúc nào. Do đó, bạn không cần phải lo lắng về việc bệnh gout có bị lây không và bệnh gút lây qua đường nào. Nhưng bạn cần lưu ý, bệnh gout có yếu tố di truyền.
Để phòng ngừa bệnh gút vô căn nói riêng và bệnh gút nói chung, các bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây trong chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày:
– Tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
– Duy trì cân nặng cơ thể ở mức hợp lý.
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, thanh đạm, ít mỡ, ít đường.
– Tích cực điều trị các bệnh lý gây bệnh gout như suy thận, các bệnh lý chuyển hóa, …
Nếu vẫn còn thắc mắc về bệnh gout, bạn vui lòng gọi tới Tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1125 để được dược sĩ tư vấn.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.