Nguy cơ loãng xương ở tuổi trung niên và cách phòng ngừa
Loãng xương là căn bệnh thường xuyên xảy ra với người cao tuổi. Theo thống kê thì nguy cơ loãng xương ở phụ nữ thường cao hơn của nam giới. Chứng bệnh này thường diễn ra âm thầm nhưng hậu quả của chúng thì vô cùng nghiêm trọng.
Nội dung chính
Nguy cơ loãng xương ở tuổi trung niên
Bệnh loãng xương thường được coi là mối hiểm họa tiềm tàng đối với tuổi trung niên. Chúng thường xuất hiện ở những người có độ tuổi giao động từ 40 đến 50 tuổi. Tuy nhiên, từ khi khoảng 30 đến 35 tuổi xương của người phụ nữ đã bắt đầu có những dấu hiệu loãng xương nhưng biểu hiện vẫn chưa rõ rệt.
Do vậy, trong độ tuổi này bạn cần đặc biệt chú ý có chế độ ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ để không xảy ra tình trạng loãng xương. Đặc biệt là không mang vác vật nặng và không làm việc quá sức.
Cách phòng ngừa bệnh loãng xương ở tuổi trung niên
Bệnh loãng xương nếu để trong một thời gian dài mà không có biện pháp hỗ trợ chữa trị kịp thời rất có thể sẽ gây ra những biến chứng nặng nề như gẫy xương cổ, gãy xương đùi và gãy xẹp đốt sống. Những chứng bệnh này thường tốn chi phí hỗ trợ điều trị rất lớn vượt quá khả năng của rất nhiều bệnh nhân.
Vì vậy, để không gây ra những hậu quả đáng tiếc bạn cần phải có những biện pháp cụ thể để phòng ngừa căn bệnh này một cách hợp lý nhất.
Việc đầu tiên bạn cần làm chính là kiểm soát tốt những bệnh lý gây ảnh hưởng và các yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng. Những người bị mắc các căn bệnh mãn tính về dạ đường ruột và đặc biệt là những trường hợp uông quá nhiều rượu bia và thuốc lá.
Những căn bệnh như thiểu năng tuyến sinh dục, mắc một vài căn bệnh như nội tiết cường giáp, đái tháo đường và suy thận mạn tính hoặc phải chạy thận nhân tạo.
Khi bạn đang mắc phải những căn bệnh này hoặc xuất hiện những dấu hiệu của nguy cơ loãng xương bạn cần phải đến ngay bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ chữa trị kịp thời. Đặc biệt, với những trường hợp đau mỏi cơ bắp, chuột rút thì không còn nghi ngờ gì nữa mà nên đi khám bệnh ngay.
Với chị em phụ nữ tuổi trung nên thì nên đi đo mật độ xương định kỳ tại các sở y tế và chuyên khoa xương. Tăng cường tập thể dục thể thao hàng ngày, cung cấp đủ rau xanh, canxi và những thức ăn lý tưởng cho hệ xương khỏe mạnh. Đồng thời cũng phải tránh những thói quen xấu như uống cà phê rượu bia và ở gần người hút thuốc lá. .
Triệu chứng, nguy cơ có thể khác nhau tùy theo cơ địa của từng người!
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.