Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì? Cách điều trị!

05-01-2023

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại khiến nhiều người rơi vào tâm lý sợ hãi khi đi ngủ, ngủ không ngon giấc gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vậy mất ngủ không thực tổn là gì? Nguyên nhân do đâu và giải pháp khắc phục thế nào? Tất cả mọi thông tin về bệnh sẽ được giải đáp trong bài viết này.

I. Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì?

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là tình trạng người bệnh mất nhiều thời gian để có thể đi vào giấc ngủ và ngủ không sâu giấc.

Theo các chuyên gia sức khỏe, trung bình 1 ngày người trưởng thành cần ngủ đủ từ  7 – 9 tiếng/ngày.

rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Hình ảnh bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Tuy nhiên, bệnh nhân bị  bệnh mất ngủ không thực tổn sẽ ngủ ít và khó ngủ hơn.

Đây là bệnh khó phát hiện vì các triệu chứng bệnh diễn ra âm thầm.

Việc không thể đi vào giấc ngủ và ngủ không đủ giấc khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, uể oải,khó tập trung hơn vào ngày hôm sau. 

Khi bệnh diễn ra trong thời gian dài còn gây ảnh hưởng tới học tập, công việc và sinh hoạt, khiến sức khỏe giảm sút và dễ mắc bệnh vặt như sổ mũi, cảm lạnh, viêm hô hấp… 

II. Nguyên nhân mất ngủ không thực tổn

Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn, nhưng những người thường xuyên làm ca đêm hoặc thức khuya tăng có nguy cơ cao hơn so với bình thường.

mất ngủ không thực tổn

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn do nhiều nguyên nhân gây ra

Các nguyên nhân gây bệnh mất ngủ không thực tổn gồm:

– Các bệnh lý về tim mạch: hở van tim, suy tim.

– Các vấn đề về đường hô hấp như: viêm hô hấp, hen suyễn, viêm phế quản…

– Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương.

– Bị mắc các bệnh lý nội tiết chuyển hóa: cushing, cường giáp, hạ đường huyết.

– Hội chứng ngưng thở khi ngủ.

– Rối loạn tâm thần.

– Rối loạn khí sắc.

– Tổn thương tâm lý dẫn đến stress, căng thẳng, trầm cảm, kéo dài…

– Lão hóa do tuổi tác.

– Môi trường sống thay đổi đột ngột.

III. Các dạng của bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Có rất nhiều dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn và mỗi dạng lại có các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Rối loạn giấc ngủ không thực tổn do ngủ nhiều

Mất ngủ không thực tổn do ngủ nhiều với đặc trưng là thời gian ngủ trên 10 giờ/ ngày nhưng vẫn có cảm giác buồn ngủ. Tình trạng này  kéo dài trên 1 tháng.

mất ngủ không thực tổn là gì

Chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn có nhiều dạng khác nhau

2. Rối loạn nhịp giấc ngủ

Bệnh nhân thay đổi chu kỳ ngủ – ngủ ngày và thức đêm, trong khi ngủ giấc ngủ thường không sâu.

Các đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn nhịp giấc ngủ là những người phải làm việc ca đêm, bị thay đổi múi giờ.

3. Chứng rũ ngủ

Bệnh nhân bị chứng rũ ngủ thường có cảm giác buồn ngủ, thiếu ngủ cả ngày và không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ.

rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì

Việc buồn ngủ thường “tìm đến” khi người bệnh đang ăn, làm việc hoặc nói chuyện.

4. Do hoảng sợ trong giấc ngủ

Đây là tình trạng xuất hiện các cơn hoảng sợ về ban đêm với các biểu hiện như: Vận động mạnh, phát âm thanh to, có hoạt động thần kinh tự trị tăng cao, vận động mạnh…

Các cơn hoảng sợ thường kéo dài trong khoảng 1-10 phút.

Thời điểm xuất hiện là vào khoảng 1/3 thời gian đầu của mỗi giấc ngủ vào ban đêm.

Sau khi thức dậy người bệnh không còn nhớ bất kỳ điều trị đã xảy ra.

Ngoài ra, khi bị hoảng sợ trong giấc ngủ, người bệnh còn có thể thức giấc một hoặc rất nhiều lần trong đêm; người đổ mồ hôi, mạch đập nhanh, kêu thét như gặp ác mộng, thở dốc, luôn lo âu, hồi hộp.

5. Chứng mộng du

Chứng mộng du hay còn gọi là miên hành, đây là tình trạng bệnh nhân đi ra khỏi giường trong lúc ngủ, thường xảy ra vào khoảng 1/3 thời gian đầu của giấc ngủ.

bệnh mất ngủ không thực tổn

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân bị chứng mộng du gồm: Mắt có thể nhắm hoặc mở, nét mặt trống rỗng, không đáp ứng hoặc không trả lời câu hỏi của người khác; không thể nhớ được chuyện gì đã xảy ra sau khi tỉnh dậy;

6. Mất ngủ không thực tổn

Thời gian ngủ ít hơn 5 giờ/ngày, tần suất xảy ra ít nhất 3 lần/ tuần và kéo dài trên 1 tháng.

Người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc.

IV. Cách điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Một số các xét nghiệm phải khi chẩn đoán bệnh gồm: Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu, chỉ số nước tiểu, siêu âm Doppler mạch máu não,…

Sau khi chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh bạn có thể tham khảo.

1. Sử dụng thuốc

Bệnh nhân rối loạn giấc ngủ không thực tổn cần tránh lạm dụng thuốc ngủ vì có thể gây ra các tác hại không mong muốn.

không thể vào giấc ngủ

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm, an thần nhưng cần theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

2. Sử dụng các phương pháp tự nhiên

Bệnh  nhân bị rối loạn giấc ngủ không thực tổn có thể tham khảo và sử dụng một số cách điều trị bệnh bằng phương pháp tự nhiên dưới đây: 

2.1. Củ bình vôi

Theo y học cổ truyền, thảo dược bình vôi công dụng an thần, gây ngủ nên được dùng nhiều trong các bài thuốc an thần, gây ngủ.

Người bệnh có thể sử dụng bài thuốc sau:

– Tán củ bình vôi thành bột và đem ngâm với rượu 40 độ theo tỷ lệ 1 bột, 5 rượu.

– Sau đó mỗi ngày uống từ 5 – 15ml.

2.2. Cây lạc tiên

Dược liệu lạc tiên theo đông y có tính mát, vị đắng và ngọt, công dụng chữa mất ngủ, an thần.

bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Cây lạc tiên hỗ trợ điều trị chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn hiệu quả

Các nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy, các hoạt chất có trong cây lạc tiên giúp ổn định hệ thần kinh trung ương, chống mất ngủ, hồi hộp, lo âu.

Người bệnh có thể sử dụng bài thuốc trị chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn sau:

– Sử dụng cây lạc tiên, đường, lá dâu tằm, lá vông và liên tâm cùng nước để bào chế thành dạng cao lỏng.

– Cao lỏng thu được bảo quản trong tủ lạnh, mỗi ngày uống 2 – 4 thìa cà phê.

2.3. Tâm sen

Công dụng của tâm sen là trấn kinh an thần, thanh tâm, giải nhiệt nên thường được sử dụng để điều trị mất ngủ.

Bạn chỉ hãm tâm sen với nước nóng và uống khi còn ấm. 

2.4. Long nhãn

Long nhãn hay cùi nhãn có công dụng an thần, chữa suy nhược cơ thể, đặc biệt là chứng mất ngủ kéo dài.

roi loan giac ngu khong thuc ton

Để loại bỏ chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn, bạn có thể tham khảo bài thuốc sau:

– Cho 9g cùi nhãn, 9g táo nhân, 15g khiếm thực vào ấm sắc cùng nước.

– Nên uống thuốc khi còn ấm và trước khi đi ngủ.

3. Dùng các sản phẩm cải thiện giấc ngủ

Sử dụng các sản phẩm cải thiện giấc ngủ cũng là giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn hiệu quả bạn có thể tham khảo. 

V. Một số lưu ý khi điều trị mất ngủ không thực tổn

Trong quá trình điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn, người bệnh nên thực hiện một số biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ như sau:

– Sắp xếp theo thời làm việc và nghỉ ngơi sao cho hợp lý để tránh rơi vào căng thẳng,  mệt mỏi, stress.

– Đi ngủ trước 23h, ngủ đủ giấc 7-9 tiếng/ngày.

điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Sắp xếp theo thời làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tâm lý luôn thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi

– Không sử dụng các đồ uống, thực phẩm chứa nhiều cafein, chè, rượu, nhất là vào buổi chiều hoặc tối vì sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương.

– Tránh ăn các thức ăn khó tiêu, thức ăn quá mặn hoặc quá ngọt vào buổi tối.

– Nên ăn bữa tối trước thời điểm đi ngủ từ 3-4 tiếng.

– Trước khi đi ngủ không nên xem các bộ phim có tính chất ám ảnh, rụng rợn và kích động.

– Thường xuyên tập luyện mỗi ngày để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng đồng thời giữ cho đầu óc luôn thoải mái, tránh căng thẳng, stress.

– Phòng ngủ cần đảm bảo yên tĩnh, tránh ồn ào để dễ dàng đi vào giấc ngủ.

– Ban này chỉ nên ngủ không quá 1 tiếng để tránh ban đêm khó ngủ.

– Bệnh nhân rối loạn giấc ngủ không thực tổn nên tăng cường bổ sung các loại vitamin và khoáng chất như sắt, vitamin B12 để hỗ cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Nhìn chung, rối loạn giấc ngủ không thực tổn nếu kéo dài sẽ tác động rất nhiều đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh.

Do đo khi có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt kết hợp với việc thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và tập luyện thể thao đều đặn mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng