Tê nửa đầu sau gáy là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách chữa trị!

12-07-2021

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Tê nửa đầu sau gáy là triệu chứng không hề hiếm gặp, thường đi kèm với các cơn đau đầu, mệt mỏi. Rất nhiều người gặp phải tình trạng này đều cảm thấy khá lo lắng, không biết thực sự tê nửa da đầu có gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe hay không? Để làm rõ vấn đề này, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!

I. Thế nào là triệu chứng tê nửa đầu sau gáy?

Bị tê nửa đầu là cảm giác tê ngứa rần nhưng da vẫn có thể cảm nhận được kích thích. Trường hợp bị tê bì nửa đầu là mất hẳn cảm giác nên bệnh nhân sẽ không thể nhận biết có tác động gây tổn thương cơ thể.

Nửa đầu bị tê rần rần thường đi kèm với các triệu chứng như: Cảm giác nóng rát lan xuống cả tai, miệng, mặt, lưỡi và cổ rất khó chịu. Đáng nói, nếu tình trạng này xuất hiện liên tục và kéo dài có thể gây yếu, liệt và thậm chí là teo cơ.

Do đó, nếu cảm thấy tê ở vùng đầu và mặt bên trái/phải cùng với các vấn đề như: Nôn, buồn nôn, giảm thị lực, choáng váng, người bệnh cần đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời.

II. Nguyên nhân khiến bạn bị tê nửa đầu

Triệu chứng bị tê đầu rần rần sau gáy do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm nhưng cũng có thể chỉ do các yếu tố thời tiết, môi trường. Cụ thể:

1. Đầu tê rần rần không do bệnh lý

–  Ngồi hoặc ngủ sai tư thế: Bạn ngồi hoặc ngủ sai tư thế  khiến đầu lệch hẳn sang một bên trong thời gian dài. Điều này gây ảnh hưởng và cản trở tới lưu lượng máu ở động mạch cổ dẫn tới tình trạng ngủ dậy bị tê đầu.

– Căng thẳng, lo lắng kéo dài: Tình trạng căng thẳng và lo lắng kéo dài khiến cho não bộ giải phóng hàng loạt kích thích trung gian và gây ra triệu chứng tê nửa đầu. Khi bạn hết căng thẳng và lo lắng thì hiện tượng này cũng sẽ biến mất.

Căng thẳng mệt mỏi cũng khiến bạn gặp các cơn tê nửa đầu

– Thời tiết lạnh: Nhiệt độ xuống quá thấp khiến hệ thống các dây thần kinh và mạch máu hoạt động kém. Hậu quả là da đầu có cảm giác tê, ngứa ran và rất khó chịu.

– Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ tê nửa đầu. Trường hợp đang uống thuốc mà xuất hiện triệu chứng tê nửa đầu bạn hãy ngừng sử dụng và thông báo ngay cho bác sĩ.

2. Bị tê nửa đầu trái, phải do bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân thông thường, Hhện tượng tê nửa đầu và trên đầu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Cụ thể:

– Chấn thương ở đầu: Chấn thương ở vùng đầu gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở vùng này cũng là nguyên nhân gây ra chứng hay bị tê nửa đầu bên trái/phải.

– Chấn thương cột sống: Cột sống và tủy sống có quan hệ mật thiết với hệ thần kinh trung ương. Do đó, nếu bị chấn thương cột sống hoặc mắc các bệnh lý ở khu vực này, chứng bị tê một bên đầu hoàn toàn có thể xuất hiện.

– Đau nửa đầu Migraine: Đây là bệnh lý khá hiếm gặp, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức ở nửa đầu, kem theo đó là hiện tượng tê rần ở xung quanh vị trí đau.

– Đa xơ cứng: Bệnh lý thần kinh này gây nhiều triệu chứng tê bất thường, không chỉ ở vùng đầu mà còn nhiều bộ phận khác. Ngoài ra, đa xơ cứng còn kèm theo vấn đề giảm thính lực, giảm thị lực, mệt mỏi và trầm cảm.

– Virus Herpes Zoster: Đây là virus gây bệnh zona thần kinh và thủy đậu. Loại virus này có thể gây ảnh hưởng đến nhóm thần kinh ở mặt và dẫn tới các triệu chứng như tê nửa đầu, đau đầu dữ dội, ngứa ở 1 bên đầu.

– Đột quỵ: Ngoài triệu chứng tê nửa đầu bên trái/phải, mất cảm giác, đột quỵ/tai biến mạch máu não còn đe dọa tính mạng của người bệnh nên cần được đưa đi cấp cứu ngay.

– Khối u não: Tùy thuộc vào tính chất, kích thích và khối u mà cảm giác đau tê nửa đầu sẽ khác nhau.

– Tiểu đường: Bị tê da đầu cũng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Hệ thống thần kinh bị ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường nên gây ra chứng hay bị tê nửa đầu bên trái, phải.

– Viêm dây thần kinh số V: Bệnh lý này khiến người bệnh cảm thấy đau ở một nửa bên mặt kèm theo cảm giác tê.

– Động kinh: Bệnh nhân thường có dấu hiệu run lên, co giật; bệnh nhân động kinh nhẹ hơn thì bị tê mặt và đầu, mắt nhìn chằm chằm về một phía.

– Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý nguy hiểm về tim, hay viêm xoang, dư thừa Kali,…. cũng được xem là lý do khiến bạn thường xuyên bị tê ở 1 nửa bên đầu.

III. Một số biện pháp điều trị chứng tê bì đầu và mặt

Người bệnh khi bị tê nửa đầu bên phải/trái liên tục và kéo dài cần đến bệnh viện gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Căn cứ theo mức độ và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp. 

Dưới đây là một số cách giúp làm giảm chứng đau và tê nửa đầu hiệu quả:

1. Cách trị tê bì vùng đầu bằng cách chườm lạnh

Ngay khi cơn tê đầu sau gáy xuất hiện, bạn hãy sử dụng túi chườm lạnh hoặc bọc vài viên đá vào trong khăn rồi chườm lên vùng đầu bị tê. Cảm giác tê đau ở vùng đầu sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

2. Massage giảm thiểu cơn tê đầu rần rần

Massage được xem là phương pháp giúp bạn cảm thấy thư giãn, tăng cường lưu thông máu lên não và làm giảm chứng đau tê vùng đầu hiệu quả.

Với phương pháp massage giúp giảm thiểu cơn tê vùng đầu, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

– Trước tiên, bạn để 2 tay lên trán, đồng thời lòng bàn tay úp vào bên trong

– Miết nhẹ tay từ giữa lông mày rồi lan đều sang 2 bên, sau đó dừng lại ở thái dương

– Lặp lại động tác khoảng 5 đến 6 lần để giúp lưu thông máu vùng đầu.

3. Chữa tê da đầu bằng cách ngồi thiền

Ngồi thiền không phải là cách giảm cơn tê da ở đầu ngay lập tức, nhưng nếu thực hiện lâu dài sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn. Tập ngồi thiền có tác dụng giảm căng thẳng và trầm cảm, thư giãn cơ thể, cải thiện khả năng chịu đau, giảm tần suất đau…

Hướng dẫn cách ngồi thiền:

– Ngồi trên ghế hoặc nằm trong tư thế thoải mái nhất.

– Nới lỏng quần áo. Nhắm mắt lại và thư giãn cơ bắp.

– Khi thấy cơ thể thoải mái, bạn bắt đầu hít vào từ từ bằng mũi.

– Giữ hơi thở từ 1- 4 giây, sau đó từ từ thở ra bằng miệng trong 6 giây. Thực hiện lặp lại 20 lần.

IV. Cách phòng ngừa chứng bệnh tê nửa đầu sau gáy

Để phòng ngừa hiệu quả chứng bệnh tê nửa đầu sau gáy, bạn cần lưu ý một số vấn đề trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể: 

– Về chế độ ăn uống và dinh dưỡng: Ưu tiên bổ sung các nguyên tố vi lượng vitamin, protein, sắt để hỗ trợ tạo máu cho cơ thể. Tăng cường ăn thêm các loại thịt, trứng, gan, sữa, vừng, hoa quả tươi, rau xanh,… Loại bỏ các loại thịt lên men, thịt đóng hộp, chất ngọt nhân tạo, caffeine, rượu, bia ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày.

– Duy trì tập luyện điều độ: Duy trì tập luyện điều độ các hoạt động thể lực, luyện tập dưỡng sinh, yoga, bơi lội, đi bộ để hỗ trợ máu lưu thông trong cơ thể tốt hơn.

– Loại bỏ căng thẳng: Cố gắng sắp xếp công việc hợp lý để tránh gây áp lực, tránh tình trạng bị căng thẳng, lo lắng và stress kéo dài gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

Thói quen ăn uống và tập luyện khoa học giúp phòng ngừa chứng tê nửa đầu hiệu quả.

Tê nửa đầu sau gáy nếu kéo dài có thể gây yếu cơ, liệt cơ và teo cơ, do đó người bệnh không nên chủ quan. Hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám khi tình trạng tê nửa đầu sau gáy kèm theo các triệu chứng như nôn, buồn nôn, giảm thị lực, choáng váng…

Trên đây là tổng hợp toàn bộ những thông tin liên quan đến đau nửa đầu sau gáy, rất mong bài viết đã giúp bạn đọc có được cái nhìn chính xác nhất về chứng bệnh này.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng