Uống trà xanh có mất ngủ không? Cách uống trà không mất ngủ!

11-06-2021

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Uống trà xanh có mất ngủ không được xem là thắc mắc của rất nhiều người, vì trên thực tế, đây loại đồ uống thơm ngon, tốt cho sức khỏe, giúp thanh nhiệt, giải độc vô cùng hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng bài viết phân tích chi tiết về khả năng gây mất ngủ của loại đồ uống này, đồng thời chỉ cho bạn cách uống trà xanh không.

I. Uống trà xanh có mất ngủ không?

Nếu bạn đang thắc mắc uống trà xanh có bị mất ngủ không thì câu trả lời là . Theo 1 cuộc khảo sát uy tín cho thấy, cứ khoảng 10.000 người thì có tới hơn 4000 người cảm thấy khó ngủ sau khi uống hoặc dùng các thực phẩm có chứa trà xanh.

Vì vậy, bạn có thể bị mất ngủ nếu sử dụng quá nhiều trà trong 1 ngày. Trên thực tế, hàm lượng caffeine trong lá trà có tác dụng kích thích hệ thần kinh, gây cản trở giấc ngủ, khiến bạn mất ngủ, khó ngủ và ngủ không sâu giấc.

uống trà xanh có mất ngủ không

Bạn có thể bị mất ngủ nếu uống quá nhiều trà xanh, do thành phần caffeine có trong trà

Do đó, nếu không muốn uống trà xanh mất ngủ, bạn cần tránh uống nhiều trà, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

Phụ nữ đang cho con và đang có thai cũng nên hạn chế tối đa hoặc kiêng không uống trà bởi caffeine có thể truyền qua sữa mẹ hoặc nhau thai khiến thai nhi và em bé bị mất ngủ.

II. Mối nguy hại khi uống trà xanh không đúng cách

Không chỉ tìm hiểu uống trà xanh có mất ngủ không, nhiều người còn muốn biết nếu uống nước trà xanh nhiều và liên tục thì có gây nguy hiểm gì cho sức khỏe không?

Thực tế, thành phần hợp chất chống oxy hóa (Polyphenol), flavonoid, alkaloid, polysaccharide, vitamin và các khoáng chất trong trà xanh có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người như giúp giảm cân, tăng sức đề kháng, phòng chống xơ vữa động mạch,… 

Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, ngoài việc gây mất ngủ trà xanh có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe cơ thể. Cụ thể:

uống trà xanh mất ngủ

– Gây thiếu sắt, thiếu máu: Thành phần Catechin trong trà xanh có thể gây thiếu máu do thiếu sắt. Hợp chất Tanin trong trà xanh còn khiến quá trình hấp thụ sắt cũng như các chất dinh dưỡng khác bị cản trở

– Loãng xương: Trà xanh có thể khiến lượng canxi đào thải qua đường tiết niệu bị tăng lên, đồng thời làm ức chế quá trình sử dụng canxi trong cơ thể. Hậu quả là bạn dễ bị loãng xương, xương suy yếu do thiếu canxi.

– Ảnh hưởng đến dạ dày: Uống trà xanh khi đói khiến lượng axit trong dạ dày bị tiết nhiều hơn, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Không chỉ vậy, nếu uống chè xanh khi chưa ăn gì chất chát trong trà sẽ khiến bạn nôn nao, hoa mắt, chóng mặt…

– Tăng cân: Bên cạnh đó, việc uống trà xanh kết hợp với các nguyên liệu như đường sữa,… cũng sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng béo phì, thừa cân.

uống trà xanh có bị mất ngủ không

– Tăng nguy cơ sảy thai: Mẹ bầu uống nhiều trà xanh ngoài việc bị nhức đầu, run chân tay, buồn nôn thì còn có thể bị sảy thai, sinh con nhẹ cân và dễ sinh non.

– Gây một số loại bệnh: Hàm lượng caffeine trong một cốc trà xanh vào khoảng 24-45mg, ít hơn so với cà phê (khoảng 50-400mg). Tuy nhiên nếu bạn uống 4-5 cốc trà xanh một ngày thì có thể gây ra nhiều bệnh lý như: Tiêu chảy, tiểu đường, chứng run, tăng nhịp tim, hội chứng ruột kích thích (IBS)…

III. Cách uống trà xanh không gây mất ngủ

Để trà xanh phát huy tối đa tác dụng và hạn chế gây mất ngủ cũng như nguy hiểm cho sức khỏe, khi sử dụng trà xanh bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

1. Không uống trà xanh tươi vào ban đêm

Caffein trong trà xanh sẽ kích thích thần kinh khiến bạn bị mất ngủ về đêm. Thời điểm lý tưởng nhất để uống trà xanh là vào buổi sáng sau khi ăn ít nhất là 1 – 2 tiếng. Hoặc bạn có thể uống vào đầu giờ chiều sau bữa trưa 1 – 2 tiếng.

Uống trà vào hai thời điểm này không những không gây mất ngủ mà còn giúp tinh thần bạn tỉnh táo và sáng khoải, đồng thời làm giảm quá trình hấp thụ chất béo từ thức ăn.

2. Không nên pha trà quá đặc

Nước trà quá đặc đồng nghĩa với việc lượng caffein sẽ cao hơn, khiến cơ thể bị hưng phấn quá mức và dễ gây ra các vấn đề về huyết áp và tim mạch.

uống trà xanh có gây mất ngủ

Không nên uống trà quá đặc và tránh uống vào ban đêm

Chị em đang cho con bú không nên uống nước trà đặc vì sẽ làm giảm tăng tiết sữa. Những người mắc các bệnh lý về gan, thận, thần kinh, tim mạch cần kiêng uống chè khi đói.

3. Không uống trà vào lúc đói

Sở dĩ bạn không nên uống trà xanh vào lúc đói là vì chất tamin sẽ khiến axit dạ dày tăng tiết nhiều hơn, cơn đói vì thế mà càng cồn cào.

Nếu thường xuyên uống trà xanh khi đói có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, ảnh hưởng tới sức khỏe hệ hô hấp và bạn còn dễ bị cảm lạnh hơn.

4. Không uống quá nhiều

Nghiên cứu của Đại học Maryland (Mỹ) cho thấy, mỗi người chỉ nên uống 2-3 cốc trà (cốc loại 250 ml) là vừa đủ.

uống trà xanh không độ có mất ngủ không

Chỉ nên uống 3 – 4 cốc trà mỗi ngày là vừa đủ, không nên lạm dụng uống quá nhiều

Việc uống nước trà xanh đúng thời điểm và không uống quá nhiều sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, thoải mái tinh thần.

I

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng