Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì? Cách trị thoái hóa cột sống cổ.
Thoái hóa cột sống cổ là một trong những căn bệnh phổ biến của xã hội. Thoái hóa cột sống cổ không chỉ ở những người già mà còn ở cả những người trẻ thường làm việc trong văn phòng, ít vận động hoặc phải cúi nhiều là bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ.
Thoái hóa cột sống cổ là một trong những căn bệnh phổ biến của xã hội
Nội dung chính
I – Thông tin cơ bản về thoái hóa đốt sống cổ
1. Thoái hóa cột sống cổ là gì?
Thoái hóa cột sống cổ tiếng Anh là gì? Thoái hóa đốt sống cổ tiếng Anh Degenerative spine. Thoái hóa cột sống cổ bệnh học là bệnh lý suy thoái đốt sống ở khớp và đốt sống cổ do lão hóa.
Đây bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến triển chậm có thể gặp thoái hóa ở bất kỳ đoạn nào, trong đó thoái hóa đốt sống cổ c4 c5 c6 c7 là thường gặp nhất.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ bệnh học thường gặp và phổ biến ở những người lớn tuổi. Tỷ lệ thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ là không nhiều nhưng vẫn có thể bị thoái hóa đốt sống nếu tồn tại nguy cơ mắc bệnh.
Dù gây đau mạn tính nhưng thoái hóa đốt sống cổ không gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Vì vậy đa số người bệnh không cần tiến hành phẫu thuật.
2. Tại sao bị thoái hóa đốt sống cổ?
Thoái hóa đốt sống cổ nguyên nhân do đâu? Thoái hóa đốt sống cổ thường xảy ra ở những người độ tuổi trên 50 do lão hóa. Vùng xương và sụn ở cổ bị yếu và thoái hóa dần do:
- Đĩa đệm cổ bị khô và co lại do mất nước.
- Thoát vị đĩa đệm.
- Dây thần kinh và tủy sống bị chèn do xương phát triển bị lệch.
- Dây chằng bị xơ cứng do lão hóa.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống cổ nói chung và thoái hóa đốt sống cổ số 5 6, thoái hóa đốt sống cổ 4 5 6 nói riêng bao gồm:
- Tuổi cao.
- Chấn thương cổ.
- Người làm những công việc phải ngước đầu lên như giáo viên, tài xế…
- Yếu tố di truyền.
Thoái hóa đốt sống cổ thường xảy ra ở những người độ tuổi trên 50 do lão hóa
3. Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ biểu hiện thế nào? Các triệu chứng điển hình và phổ biến khi bị thoái hóa đốt sống cổ gồm:
– Đau vùng gáy: đôi khi lan ra xuống vai và cánh tay. Tê một vùng ở cánh tay, ngón tay.
– Hạn chế các động tác ở cổ.
– Nhức đầu: Từ vùng chẩm lan ra thái dương, trán hay sau hốc mắt.
– Thoái hóa cột sống cổ triệu chứng khác: Do gai xương chèn ép động mạch đốt sống làm cản trở máu lên não, dẫn đến chóng mặt, nhức đầu, choáng váng, thiếu máu cục bộ thoáng qua.
4. Hậu quả của thoái hóa đốt sống cổ
Không chỉ gây đau nhức khó chịu và hạn chế vận động, thoái hóa đốt sống cổ còn gây nhiều hậu quả cho sức khỏe của người bệnh như:
- Thoái hóa đốt sống cổ gây mất ngủ.
- Thoái hoá đốt sống cổ dẫn đến tê tay.
- Thoái hóa đốt sống cổ gây chóng mặt.
- Thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não.
- Rối loạn thần kinh.
- Chèn ép rễ thần kinh nên thoái hóa đốt sống cổ gây ù tai.
- Thoát vị đĩa đệm cổ.
- Gai cột sống cổ.
- Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay do tủy sống bị chèn ép.
Do đó, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được điều trị thoái hóa đốt sống cổ càng sớm càng tốt để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
Thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não
(→ Xem thêm: Bệnh thoái hóa khớp gối, háng, vai,…: Nguyên nhân và cách điều trị)
Vậy thoái hóa đốt sống cổ khám ở đâu tốt? Người bệnh nên đến các bệnh viện lớn và uy tín trên cả nước như: Bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Tp.HCM, bệnh viện Đại học Y dược TP HCM…
5. Thoái hóa cột sống cổ có nguy hiểm không?
Thoái hóa cột sống cổ là một trong những căn bệnh phổ biến của xã hội. Thoái hóa đốt sống cổ không chỉ ở những người già mà còn ở cả những người trẻ thường làm việc trong văn phòng, ít vận động hoặc phải cúi nhiều là bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ. Thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và trong lao động cho người bệnh.
Không chỉ vậy, nếu không được điều trị kịp thời, thoái hóa cột sống cổ có thể gây ra nhiều lệ lụy và hậu quả cho sức khỏe như chúng tôi đã chia sẻ ở trên.
Đặc biệt, khi cột sống bị thoái hóa có thể gây chèn ép rễ thần kinh, khiến máu lưu thông kém hoặc không lưu thông gây thiếu máu não.
Trường hợp nhẹ thì bị mệt mỏi, mất ngủ, suy nhược cơ thể, nặng hơn người bệnh có thể bị ngất xỉu, xuất huyết não hoặc đột quỵ.
6. Thoái hóa đốt sống cổ có nên nằm gối?
Người bị thoái hóa đốt sống cổ vẫn có thể nằm gối nhưng cần lựa chọn loại gối phù hợp.
Nên sử dụng gối chuyên dụng cho người bị thoái hóa đốt sống cổ để có tư thế ngủ phù hợp, hỗ trợ tốt cho hoạt động lưu thông máu cung cấp oxy và dưỡng chất đi nuôi các bộ phận của cơ thể.
Người bị thoái hóa đốt sống cổ vẫn có thể nằm gối nhưng cần lựa chọn loại gối phù hợp
II – Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì?
Vậy thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì nhanh khỏi? Người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám.
Sau khi chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn bị thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì phù hợp nhất với tình trạng bệnh.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị thoái đốt sống cổ nhưng người bệnh chỉ nên sử dụng khi được bác sĩ chỉ định.
1. Thuốc đông y trị thoái hóa đốt sống cổ
Theo bệnh án đông y thoái hóa cột sống cổ là do phong hàn thấp bên ngoài xâm nhập vào làm cho khí huyết trong kinh lạc bị bế tắc, ứ trệ và gây ra đau nhức vùng cổ và khó khăn trong cử động.
Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ khiến cho khí huyết bị ngưng trệ gây nên bệnh.
Dưới đây là bài thuốc đông y chữa thoái hóa đốt sống cổ: Bạch hổ quế chi thang gia giảm:
– Nguyên liệu: 3 quả đại táo, bạch thược, mộc qua, xương truật, quế chi, quy đầu, và xuyên khung mỗi thứ 9g, cam thảo 6g, tam thất và sinh khương mỗi thứ 3g, cát căn 15g.
– Cách sử dụng: Sắc mỗi ngày 1 thang. Chia nước sắc thành 3 lần và uống hết trong ngày. Dùng bài thuốc đông y trị thoái hóa đốt sống cổ Bạch hổ quế chi thang gia giảm liên tục trong vòng 10 ngày.
2. Thuốc chống viêm không steroid
Thoái hóa đốt sống cổ uống gì ? Thuốc chống viêm không steroid thường được sử dụng nhiều là ibuprofen. Tác dụng là điều trị chứng đau đầu, giảm đau nhức, nhiễm trùng, chấn thương mô mềm, cảm lạnh hoặc cảm cúm.
3. Thuốc NSAIDs
Thường sử dụng để chữa các bệnh lý như viêm khớp, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp; đau lưng, đau mỏi cổ do thoái hóa cột sống hay các bệnh xương khớp khác gây ra.
4. Thuốc giãn cơ
Nhóm thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh đau đốt sống lưng, cổ, đau thắt lưng, đau khớp vai…
Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi được bác sĩ chỉ định
Ngoài ra, nhiều người còn đặt câu hỏi thoái hóa đốt sống cổ uống glucosamine được không? Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống bất cứ loại thuốc nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
III – Bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Để việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị thoái hóa cột sống cổ của bác sĩ, người bệnh nên có chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng và khoa học.
Cùng tìm hiểu thoái hóa cột sống cổ nên ăn gì và bị thoái hóa đốt sống cổ kiêng ăn gì trong phần nội dung tiếp theo của bài viết.
1. Bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?
– Nhóm thực phẩm giàu canxi giúp xương chắc khỏe: Gồm hải sản (cua ghẹ, tôm, hàu, cá); sữa và các chế phẩm từ sữa; các loại rau màu xanh đậm (bông cải xanh, cải bắp, cải xoăn, đậu rồng, rau bina); đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành; xương ống, thịt, sườn sụn động vật…
– Nhóm thực phẩm giàu vitamin D giúp hấp thu canxi tốt hơn: Thoái hóa đốt sống cổ ăn gì? Hãy ăn các thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, cá hồi, cá thu, cá ngừ, ngũ cốc…ngoài ra, bạn nên tắm nắng vào sáng sớm để bổ sung vitamin D tự nhiên.
– Nhóm thực phẩm giàu vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch: Đây là đáp án tiếp theo câu hỏi ăn gì chữa thoái hóa đốt sống cổ.
Các thực phẩm giàu vitamin A như: thịt bê,thịt bò, gan gà; bơ, phô mai, trứng; các loại trái cây mơ, đào, xoài; các loại rau củ màu xanh lá cây hoặc màu cam như: cà rốt, bí đỏ, khoai lang, rau bina.
– Nhóm thực phẩm vitamin C chống viêm: Gồm các loại rau họ cải như súp lơ, cải bắp, cải xoăn, bông cải xanh; các loại trái cây họ cam như chanh, bưởi, quýt, cam; dâu tây, đu đủ, kiwi, dứa, xoài, dưa hấu, cà chua; khoai tây, khoai lang; ớt xanh ớt đỏ.
– Nhóm thực phẩm giàu vitamin K cho cột sống khỏe mạnh: Gồm các thực phẩm như lòng đỏ trứng, pho mai, các loại rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, các sản phẩm từ sữa..
Người bị thoái hóa cột sống cổ nên ăn thực phẩm giàu vitamin A, C, D, K…
– Nhóm thực phẩm giàu Omega 3 cá tác dụng phục hồi tổn thương: Omega 3 có trong các thực phẩm như các loại hạt óc chó, hạt lan;) cá hồi, cá ngừ, tôm, súp lơ…
– Nhóm thực phẩm giàu Magie: Magie có nhiều trong các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt; các loại hạt vừng, hướng dương, hạt lanh; các loại đậu hà lan, đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh; các loại rau xanh cải xoăn, bông cải xanh, rau diếp, ; trái cây bơ, chuối, kiwi.
2. Thoái hóa đốt sống cổ nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh các thực phẩm tốt hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ, người bệnh cũng cần lưu ý một số thực phẩm không nên ăn để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
Vậy thoái hóa đốt sống cổ không nên ăn gì ? Dưới đây là những thực phẩm người bị thoái hóa cột sống cổ không nên hoặc hạn chế ăn:
– Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, đồ tẩm ướp nhiều gia vị nướng sẵn, gà rán, xúc xích, thịt hộp, dăm bông…
– Hạn chế ăn nhiều muối, kiêng đồ ngọt.
– Tránh uống bia rượu, đồ uống chứa cồn.
– Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc phiện, thuốc lào…
– Các loại thịt đỏ như thịt chó, thịt trâu, thịt bò, thịt ngựa…
(→ Xem thêm người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng ăn gì TẠI ĐÂY)
IV – Thoái hóa đốt sống cổ nên tập gì?
Ngoài việc thay đổi tư thế đúng trong các sinh hoạt hằng ngày, luyện tập thể dục thể thao cũng góp phần đẩy lùi các cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả.
1. Thoái hóa đốt sống cổ có nên tập gym không?
Việc tập luyện gym đều đặn hàng ngày có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, thúc đẩy lưu thông máu, duy trì cân nặng hợp lý, ngăn ngừa chấn thương, giúp xương chắc khỏe và làm chậm quá trình thoái hóa khớp…
Người bị thoái hoá cột sống cổ và lưng có thể tham khảo một số bài tập gym sau:
– Bài tập nâng hông: Nằm thẳng trên mặt sàn, chân tay duỗi thẳng. Co đầu gối lại, giữ chân vuông góc với mặt sàn, nâng lưng lên từ từ. Siết thật chặt hông và sử dụng lực để đẩy phần hông lên cao.
Tay vẫn tiếp tục duỗi thẳng. Nằm với tư thế này khoảng 5 giây rồi hạ lưng trở về vị trí ban đầu. Thực hiện lặp lại 5 lần khi mới tập, sau đó tăng dần lên 30 lần mỗi ngày.
– Bài tập gập bụng: Nằm ngửa trên sàn tập. Hai tay đưa ra sau gáy, chân co lên thoải mái. Dùng lực siết chặt hông rồi đẩy phần thân trên lên đến khi ngồi cả người dậy, phần thân dưới giữ nguyên.
Thực hiện lặp lại 5 – 7 lượt/lần, mỗi bài tập nên thực hiện khoảng 3 lần.
Bài tập gập bụng
2. Bài tập yoga thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ có nên tập yoga? Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng yoga cũng là phương pháp được nhiều người sử dụng.
Tập yoga giúp tăng cường và kéo dãn các nhóm cơ, ngăn ngừa các cơn đau cấp tính và chữa đau cứng cổ. Dưới đây là một số động tác yoga giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng đau cứng cổ do bệnh thoái hóa cột sống cổ:
❶ Bài tập Yoga thoái hóa đốt sống cổ: Tư thế em bé
- Bắt đầu ở tư thế quỳ.
- Đặt mông lên gót chân, cong người về phía trước, rồi đầu hạ thấp xuống nền.
- Giữ 2 cánh tay dọc theo cơ thể, để 2 lòng bàn tay hướng xuống.
- Ấn ngực từ từ vào đùi, đồng thời giữ ở vị trí này trong vòng vài phút.
- Từ từ đặt mông lên phần gót chân, duỗi thẳng các đốt sống và thư giãn.
❷ Bài tập Yoga thoái hóa cột sống cổ: Nằm xoay người
- Nằm tựa lưng trên sàn, 2 cánh tay duỗi ngang ra 2 bên.
- Cong đầu gối rồi kéo chân gần về phía hông.
- Tiếp tục cong đầu gối về phía bên trái cho tới khi thấy đầu gối bên trái chạm nền.
- Xoay đầu về phía bên phải, mắt nhìn về phía cánh tay phải. Bả vai sao cho chạm nền đất.
- Thực hiện lặp lại cho bên còn lại.
Tập yoga giúp tăng cường và kéo dãn các nhóm cơ, ngăn ngừa các cơn đau cấp tính và chữa đau cứng cổ
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các video tập yoga thoái hóa đốt sống cổ của Nguyễn Hiếu cũng rất hữu ích. Việc tập với người hướng dẫn sẽ giúp bạn thực hiện các động tác yoga chuẩn xác nhất.
Không chỉ có gym hay yoga, bị thoái hóa đốt sống cổ tập thể dục thể thao với các bài tập đơn giản cũng giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh hiệu quả.
Nếu đang tìm kiếm thoái hóa đốt sống cổ bài tập nào hiệu quả, thì bạn có thể tham khảo một số bài tập thể dục chữa thoái hóa đốt sống cổ sau:
– Bài tập gập cổ: Đứng thẳng, 2 chân đứng rộng bằng vai. Hai tay đan vào nhau, lòng bàn tay hướng lên trên rồi ép chặt vào bụng. Cố gập về phía trước.
Tiếp tục lật lòng bàn tay úp xuống dưới, 2 tay duỗi thẳng và ngửa đầu ra sau khoảng 5s. Thực hiện 5 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ bị tê tay.
– Bài tập xoay cổ: Ngồi thư giãn, cúi thấp cổ sao cho cổ chạm vào cằm và giữ lưng thẳng. Tiếp đó, nghiêng cổ sang phải gập vào bả vai phải, nghiêng cổ sang trái gập vào bả vai trái và ngửa cổ ra sau, mắt hướng lên trên.
Thực hiện mỗi thao tác 2 lần, giữ yên trong 5 giây. Nên dừng tập khi thấy cơ cổ căng.
Bài tập xoay cổ
V – Thoái hóa cột sống cổ và cách chữa trị
Thoái hoá đốt sống cổ và cách chữa trị thế nào? Việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của bệnh.
Mục tiêu của điều trị là giảm đau nhức để duy trì các hoạt động vận động đồng thời ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn cho dây thần kinh và tủy sống.
1. Thoái hóa cột sống có châm cứu được không?
Bị thoái hóa đốt sống cổ phải làm sao? Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã công nhận hiệu quả của phương pháp châm cứu trong điều trị gần 40 loại bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh thoái hóa cột sống.
Để châm cứu, bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim mỏng, nhỏ châm vào các huyệt vị trên cơ thể. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tìm đến các cơ sở châm cứu uy tín để thực hiện.
2. Xoa bóp thoái hóa đốt sống cổ
Tìm kiếm thoái hóa đốt sống cổ cách chữa nào hiệu quả và an toàn, bạn đừng bỏ qua phương pháp massage thoái hóa đốt sống cổ. Một số động tác xoa bóp giúp giảm đau nhức do thoái hóa cột sống cổ như:
– Xoa bóp các cơ vùng gáy: Ngồi thẳng lưng, đầu cúi về phía trước. Dùng bàn tay xoa bóp vùng cổ với lực vừa phải, không nên quá mạnh. Xoa bóp trong 5 phút.
– Day vùng sau gáy: Dùng 2 ngón tay cái ấn vào các vị trí vùng sau gáy, các ngón tay còn lại ôm trọn phần đầu . Day ấn 2 ngón tay cái vài vùng say gáy trong 3 phút.
– Xoa bóp cổ, vai, bả vai: Dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng khắp vai, bả vai trong 5 phút.
Bị thoái hóa đốt sống cổ nên làm gì? Xoa bóp các cơ vùng gáy
Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm máy mát xa thoái hóa đốt sống cổ bạn có thể tham khảo và sử dụng.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chọn mua sản phẩm máy mát xa của các thương hiệu nổi tiếng, uy tín và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo hiệu quả cũng như độ an toàn.
3. Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ
Người bệnh có thể thực hiện vật lý trị liệu để điều trị thoái hóa cột sống cổ.
Thông qua các bài tập vật lý trị liệu để giúp kéo dài và tăng cường sức cơ ở cổ, vai. Đặc biệt với các phương pháp như xoa bóp, kéo dãn vùng, điện phân dẫn thuốc sẽ giúp làm giảm triệu chứng đau nhức, thoái hóa đốt sống cổ tê tay đáng kể.
4. Phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ
Nếu việc điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc tới phương pháp phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ.
Để đánh giá chính xác tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định thoái hóa đốt sống cổ chụp x quang cũng như một số xét nghiệm cần thiết.
Thông qua việc đánh giá hình ảnh xq thoái hóa cột sống cổ và các xét nghiệm, bác sĩ sẽ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp:
- Loại bỏ một xương hoặc đĩa đệm thoát vị.
- Loại bỏ một phần của đốt sống.
- Hợp nhất một phần của cổ bằng cách ghép phần cứng và xương.
Thoái hóa đốt sống cổ chữa như thế nào? Phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ
!!Để phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Chăm sóc và xoa bóp vùng cổ thường xuyên, không nên làm việc quá sức.
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý hạn chế các tác động không tốt đến đốt sống cổ.
- Người làm việc máy tính và văn phòng nên thay đổi tư thế ngồi liên tục và phải ngồi đúng tư thế. Kết hợp chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh là cách tốt nhất để phòng thoái hóa đốt sống cổ.
- Không nên ngủ ở 1 tư thế quá lâu, hãy thay đổi thường xuyên và không ngủ bằng gối quá cao.
- Tránh bẻ và vặn cổ khi thấy mỏi, những thói quen này sẽ làm tăng nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ.
- Hạn chế đội các vật nặng lên đầu.
- Tập luyện thể dục đều đặn và đúng cách mỗi ngày.
Tránh bẻ và vặn cổ khi thấy mỏi, những thói quen này sẽ làm tăng nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ
Khi thấy có triệu chứng bị thoái hóa đốt sống cổ, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị đúng cách và khoa học, phòng tránh bệnh tiến triển nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.