Bệnh thoái hóa khớp gối, háng, vai,…: Nguyên nhân và cách điều trị

14-08-2020

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Thoái hóa khớp là căn bệnh mà hầu như người cao tuổi nào cũng có thể gặp phải. Thời gian đầu khi mới mắc phải, căn bệnh này chỉ biểu hiện ở những dấu hiệu nhỏ. Nhưng nếu không hiểu và tìm ra cách hỗ trợ điều trị kịp thời, có thể gây ra tình trạng không thể đi lại được.

Bệnh thoái hóa khớp tiếng anh là gì

Thoái hóa khớp là căn bệnh mà hầu như người cao tuổi nào cũng có thể gặp phải

I – Thông tin cần biết về thoái hóa khớp

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nguy hiểm của bệnh lý thoái hóa khớp.

1. Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp tiếng anh là gì? Thoái hóa khớp tiếng Anh là Osteoarthritis hay Degenerative arthritis. Là một loại tổn thương viêm khớp do tổn thương và mất sụn mặt khớp. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ thoái hóa khớp ở Việt Nam chiếm khoảng 10,41% các bệnh lý về xương khớp.

Khớp chính là bộ phận tiếp nối hai đầu xương trong cùng một cơ thể. Khớp được cấu tạo bao gồm một lớp bọc bên ngoài và một lớp sụn giữa hai đầu để tiết dịch nhầy bôi trơn các khớp xương, giúp cho bạn dễ dàng di chuyển.

Thoái hóa khớp bệnh học là căn bệnh mà hầu như người cao tuổi nào cũng có thể gặp phải. Thời gian đầu bị thoái hóa khớp, căn bệnh này chỉ biểu hiện ở những dấu hiệu nhỏ. Nhưng nếu không hiểu và tìm ra cách hỗ trợ điều trị kịp thời, có thể gây ra tình trạng không thể đi lại được.

2. Nguyên nhân của thoái hóa khớp

– Đối với người cao tuổi, tuổi càng cao thì khả năng xảy ra thoái hóa khớp càng lớn. Những căn bệnh của người già như béo phì hay chấn thương nhẹ ở khớp cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thoái hóa khớp.

– Đối với những người trên 40 tuổi thì nguyên nhân xảy ra thoái hóa khớp thường la do tự mắc phải do lao động quá sức.

Ngoài ra, những căn bệnh liên quan đến nhiễm trùng khớp như: Viêm khớp và viêm khớp dạng thấp cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng thoái hóa khớp.

–  Nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi ở là do tư thế làm việc, sinh hoạt không hợp lý; chế độ ăn uống không  khoa học, hợp lý và tập thể thao không đúng cách.

Nguyên nhân của thoái hóa khớp

Những căn bệnh của người già như béo phì hay chấn thương nhẹ ở khớp cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thoái hóa khớp

3. Triệu chứng của thoái hóa khớp

– Đau khớp: Có thể nói đây là một trong những biểu hiện hàng đầu của căn bệnh thoái hóa khớp. Thông thường, thoái hóa khớp thường đau vào buổi sáng và kéo dài trong khoảng nửa giờ đồng hồ. Và thông thường những dấu hiệu đau của thoái hóa khớp thường kèm theo hiện tượng nóng và sưng đỏ.

– Cứng khớp: Đây là một trong những hiện tượng bạn thường bắt gặp vào buổi sáng sớm khiến cho việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Và chúng thường chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn là 15 phút.

4. Bị thoái hóa khớp có nguy hiểm không?

Không chỉ gây đau, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, thoái hóa khớp có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: rối loạn giấc ngủ; giảm năng suất làm việc; tăng cân; tiểu đường; tăng huyết áp; bệnh tim mạch; gút, chứng vôi hóa sụn khớp; lo âu và trầm cảm..

Ngoài ra, còn rất nhiều các biến chứng khác do thoái hóa khớp như: hoại tử xương; gãy xương do áp lực; chảy máu hoặc nhiễm trùng trong khớp; tổn thương gân và dây chằng xung quanh khớp; dây thần kinh bị chèn ép, teo cơ, tàn phế, bại liệt…

Do đó, khi phát hiện có dấu hiệu và triệu chứng bị thoái hóa khớp, người bệnh nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời và đúng cách.

Bị thoái hóa khớp có nguy hiểm không

Các biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp

5. Thoái hóa khớp có nên uống canxi không? 

Để biết thoái hóa khớp có nên uống canxi không bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể. Trường hợp phải uống canxi bổ sung, bác sĩ sẽ chỉ định loại canxi phù hợp với tình trạng bệnh của bạn. 

Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua và uống canxi theo mách bảo hoặc theo đơn thuốc của người khác.

( → Xem thêm: Bệnh rối loạn vận mạch là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị)

II – Những khớp dễ bị thoái hóa

Cơ thể con người có rất nhiều khớp phối hợp với nhau, giúp chúng ta vận động linh hoạt và dễ dàng. Nhưng  không phải khớp nào cũng dễ bị thoái hóa. Theo thống kê, những khớp trong cơ thể dễ bị thoái hóa gồm:

1. Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng thoái hóa loạn dưỡng của khớp gối. Biểu hiện là sự biến đổi ở bề mặt sụn khớp, tiếp đó là biến đổi ở bề mặt khớp, hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp gọi là hư khớp.

Khớp gối là khớp dễ bị thoái hóa nhất, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng những người trên 45 tuổi; người lao động nặng; người béo phì và người có tiền sử bị chấn thương sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là loại thoái hóa khớp phổ biến nhất

2. Thoái hóa khớp háng 

Thoái hóa khớp háng bệnh học là hậu quả của tuổi tình trạng mài mòn khớp kéo dài và tuổi tác, thường gặp ở người cao tuổi.

Người bị thoái hóa khớp háng thường bị đau đớn kéo dài, cấu trúc khớp bị biến đổi và thậm chí là tàn phế. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh sẽ phát triển chậm lại, giảm triệu chứng đau đớn, người bệnh khỏe mạnh hơn và đặc biệt là giảm nguy cơ tàn phế.

3. Thoái hóa khớp vai

Thoái hóa khớp bả vai là tình trạng các hệ thống của khớp vai bị tổn thương, các lớp sụn ở khớp vai bị bào mòn.

Nếu không được điều trị kịp thời, thoái hóa khớp vai phải và bả vai sẽ gây ra biến chứng như: liệt cánh tay, cổ vai..

4. Thoái hóa khớp cổ chân, tay

Thoái hóa khớp chân, thoái hóa khớp mắt cá chân gây đau nhức tại vùng khớp ở  cổ chân và vận động hạn chế, khó khăn. Nếu tình trạng đau kéo dài sẽ dẫn tới teo cơ, một số trường hợp nghiêm trọng hơn còn dẫn tới biến dạng xương.

Thoái hóa khớp cổ tay một dạng tổn thương khớp tại vùng cổ tay, khiến cho đầu mụn bị mòn và hư hỏng dần. Khi tổn thương nặng sẽ dẫn tới suy giảm khả năng vận động, đau nhức kéo dài, dẫn tới nguy  cơ bị gãy xương, rạn nứt xương.

Thoái hóa khớp cổ chân cổ tay

Thoái hóa khớp cổ chân gây đau nhức tại vùng khớp ở  cổ chân và vận động hạn chế, khó khăn

( → Xem thêm: Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là gì? Triệu chứng và cách điều trị)

5. Thoái hóa khớp cổ 

Thoái hóa khớp sống cổ là tình trạng suy thoái các đốt sống vùng cổ do nhiều nguyên nhân gây nên. Thoái hóa khớp cổ còn có tên gọi khác là thoái hóa cột sống cổ hay Cervical spondylosis. 

Không chỉ xảy ra ở những người cao tuổi, thoái hóa khớp sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa do thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học.

6. Thoái hóa khớp khuỷu tay

Bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay liên quan tới hệ thống xương khớp ở vùng khuỷu tay như xương trụ, xương quay cẳng tay, xương cánh tay. 

Tỷ lệ nam giới bị thoái hóa khớp khủy tay thường cao hơn nữ giới. Tuy không  nguy hiểm tới tính mạng nhưng bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay lại đe dọa trực tiếp tới khả năng vận động của tay và gây biến dạng khớp.

Đặc biệt, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, người bệnh có thể bị mất khả năng vận động tay.

7. Thoái hóa khớp lưng 

Thoái hóa khớp lưng là bệnh lý mãn tính khi khớp và đĩa đệm bị thoái hóa, xương phát triển ở phía trên đốt của cột sống. Điều này khiến người bệnh bị đau, vận động hạn chế do các dây thần kinh và các chức năng khác bị ảnh hưởng.

Thoái hóa khớp lưng

Thoái hóa khớp lưng là bệnh lý mãn tính khi khớp và đĩa đệm bị thoái hóa, xương phát triển ở phía trên đốt của cột sống

8. Thoái hóa khớp hàm 

Người bị thoái hóa khớp xương hàm hay thoái hóa khớp thái dương hàm sẽ có các triệu chứng như đau mỏi khi nhai, ngáp ngủ, há miệng; đau ở góc hàm, đau dưới hàm, đau vùng thái dương, đau trong tai, đay vùng gáy; há miệng rộng phát ra tiếng lục cục; nói chuyện, ăn nhai và há miệng khó khăn…

9. Thoái hóa khớp tay, ngón tay, bàn tay

Thoái hóa khớp ngón tay, thoái hóa khớp tay, thoái hóa khớp bàn tay chiếm tỉ lệ 14% và đứng thứ 4 trong vị trí các loại thoái hóa khớp thường gặp.

Thoái hóa khớp ngón tay cái, cổ tay, ngón tay và bàn tay thường xảy ra ở độ tuổi từ 60 – 65 tuổi. Nhưng  ngay từ độ tuổi 55 đã bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của thoái hóa khớp tay.

10. Thoái hóa khớp xương chậu 

Khớp xương chậu là khớp nối giữa xương xương chậu và xương cột sống. Khớp này nằm ngay phía sau và giữa hai mông. Do nằm ở vị trí đặc biệt nên khi bị thoái hóa khớp xương chậu sẽ gây đau nhức ở phần dưới cột sống thắt lưng, kèm theo đó là teo cơ mông.

Không chỉ khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh, việc điều trị bệnh thoái  hóa  khớp xương chậu cũng không dễ dàng.

Thoái hóa khớp xương chậu

Bị thoái hóa khớp xương chậu sẽ gây đau nhức ở phần dưới cột sống thắt lưng, kèm theo đó là teo cơ mông

III – Thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng ăn gì? 

Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp. Vậy người bị thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh? 

1. Người bị thoái hóa khớp nên ăn gì?

Thoái hóa khớp ăn gì? Các thực phẩm người bị thoái hóa khớp nên ăn gồm: 

– Các loại rau xanh: Giàu chất xơ, canxi, magie, các chất chống oxy hóa, các vitamin E, A và C nên các loại rau xanh rất cần thiết cho việc phục hồi xương khớp.  ó thể kể đến các loại rau như rau diếp cá, cải xoăn, tỏi tây,  rau chân vịt, bông cải xanh, cà rốt, bí ngô…

– Các loại nấm: Người bị thoái hóa khớp nên tăng cường ăn nhiều các loại nấm như nấm hương, nấm kim châm, nấm mối, nấm linh chi, nấm bào ngư….để hỗ trợ điều trị bệnh.

– Thực phẩm giàu vitamin C: Ớt chuông, cải xoăn, bông cải xanh, đu đủ, cam, bưởi, ổi, dứa… là những thực phẩm giàu vitamin C người bệnh thoái hóa khớp nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Vitamin C rất cần thiết cho sự phát treiern của sụn, thiếu vitamin C sẽ khiến các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp nghiêm trọng hơn.

Bị thoái hóa khớp nên ăn gì

Thoái hóa khớp ăn gì? Các thực phẩm người bị thoái hóa khớp nên tăng cường ăn hàng ngày

– Thực phẩm giàu Beta carotene: Beta caroten là tiền chất của vitamin A, có tác dụng ngăn chặn mù lòa, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, bảo vệ tế bào và mô không bị ảnh hưởng của gốc tự do.

Beta caroten thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về viêm xương khớp, gan, tụy, xơ nang…Các thực phẩm giàu beta caroten gồm đậu Hà Lan, khoai lang, củ cải, đu đủ, mận, quả anh đào…

– Các loại quả mọng: Dâu tây, việt quất, mâm xôi, dâu tằm, kỷ tử là những loại quả rất tốt cho người bị thoái hóa khớp. Nhóm thực phẩm này rất giàu khoáng chất, vitamin và các chất chống oxy hóa nên tốt cho sức khỏe xương khớp và hệ miễn dịch.

– Cá: Axit béo omega-3 trong cá có tác dụng ức chế quá trình sản xuất enzyme, cytokine, từ đó giúp giảm viêm, cải thiện các triệu chứng khó chịu do thoái hóa khớp gây ra. Người bệnh nên ăn cá hồi, cá cơm, cá trích và cá thu.

– Thực phẩm giàu vitamin D:  Loại vitamin này rất cần thiết cho việc ngăn ngừa tổn thương ở sụn, làm giảm nguy cơ hẹp khớp xương. Ngoài cách phơi nắng vào sáng sớm hàng ngày, bạn có thể tăng cường ăn trứng, cá mòi, cá tuyết, tôm, cua, sữa để bổ sung vitamin D cho cơ thể.

– Các loại gia vị: Như tỏi, gừng, hạt tiêu, lá lốt, ớt có tác dụng làm giảm sưng đau, chống viêm hiệu quả.

2. Người bị thoái hóa khớp kiêng ăn gì?

Thoái hóa khớp nên kiêng ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm người bị thoái hóa khớp nên tránh xa để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn:

Ngoài việc hiểu rõ người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì, người bệnh cũng cần kiêng cử nhiều thực phẩm để tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Các thực phẩm cần tránh gồm:

– Thịt đỏ: Chứa nhiều protein và cholesterol khiến các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn. 

– Đường, carbohydrate: Các loại đường tổng hợp, các loại đồ uống như soda, nước ngọt, cà phê, nước trái cây khiến tình trạng sưng và viêm khớp trở nặng hơn.

– Thực phẩm chiên, đồ ăn nhiều dầu mỡ: Làm tăng cholesterol làm tình trạng sưng, viêm, thoái hóa khớp ngày một gia tăng, đồng thời tạo ra các phản ứng không tốt cho sức khỏe.

– Đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp: Chứa nhiều chất bảo quản, nếu ăn nhiều và liên tục trong thời gian dài sẽ tác động xấu lên các khớp, gia tăng triệu chứng sưng viêm, gây đau nhức nhiều và nặng hơn.

– Dầu ngô, dầu cọ: Hàm lượng ứa axit béo omega-6 rất cao nếu ăn thường xuyên sẽ khiến tình trạng viêm khớp thêm nghiêm trọng.

Bệnh thoái hóa khớp kiêng ăn gì

Bệnh thoái hóa khớp kiêng ăn gì? Các thực phẩm người bị thoái hóa khớp nên tránh hoặc hạn chế ăn

– Bột mì trắng: Thực phẩm này dễ gây ra các phản ứng viêm cho cơ thể. 

– Rượu, thuốc lá: Sử dụng rượu, thuốc lá trong khi bị thoái hóa khớp khiến các triệu chứng bệnh trở nặng.

IV – Thoái hóa khớp và cách điều trị

Thoái hóa khớp và cách chữa thế nào? Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra các vị trí khớp bị đau để đánh giá tình trạng bệnh.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị người bệnh chụp X quang thoái hóa khớp và làm một số xét nghiệm máu để kiểm tra.

Sau khi chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh cách điều trị khoa học, phù hợp.

1. Thoái hóa khớp uống thuốc gì?  

Thoái hóa khớp nên uống thuốc gì? Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp có thể giảm bớt khi sử dụng một số loại thuốc như Paracetamol; thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, diclofenac và naproxen; các chất ức chế COX-II…

Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc. Chỉ uống thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Thoái hóa khớp uống thuốc gì

Người bệnh chỉ uống thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

2. Vật lý trị liệu

Duy trì cân nặng hợp lý và tập thể dục đều đặn là cách quan trọng nhất và tốt nhất để điều trị bệnh thoái hóa khớp. Bác sĩ cũng có thể cho bạn:

– Tập vật lý trị liệu.

– Mang nẹp.

– Trị liệu nghề nghiệp.

– Tham gia lớp học hướng dẫn xử lý các cơn đau mãn tính.

3. Phẫu thuật cho người bị thoái hóa khớp

Nếu cách điều trị bệnh thoái hóa khớp bằng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp chữa trị sau:

– Tiêm thuốc bôi trơn khớp.

– Tiêm cortisone.

– Thay thế phần khớp bị tổn thương.

– Sắp xếp lại xương.

Để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

– Duy trì trọng lượng và cân nặng cơ thể ở mức độ hợp lý.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý.

– Thường xuyên tập thể dục và tăng cường vận động khi có thể.

– Hạn chế mang vác đồ nặng.

– Thường xuyên thay đổi tư thế.

– Tránh căng thẳng, giữ cơ thể và tinh thần luôn thoải mái.

– Khi cơ thể có dấu hiệu cảnh báo bị thoái hóa khớp, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh bệnh phát triển nặng.

Thoái hóa khớp bệnh học

Thường xuyên tập thể dục và tăng cường vận động khi có thể để phòng ngừa bị thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp khởi phát với các dấu hiệu nhỏ nên nhiều người thường bỏ qua. Nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh thoái hóa khớp có thể khiến người bệnh không thể đi lại, gây khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống, thậm chí còn tạo gánh nặng cho các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh sớm rất quan trọng để ngăn chặn các biến chứng do bệnh thoái hóa khớp gây ra.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng