Đau cổ tay trái/phải: Nguyên nhân và cách điều trị đau nhức cổ tay
Đau cổ tay gây rất nhiều phiền toái và bất tiện trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để biết cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả là vấn đề được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu.
Nội dung chính
I – Đau nhức cổ tay là bệnh gì?
Đau nhức cổ tay là tình trạng đau nhức ở vùng cổ tay do tổn thương sụn, xương dưới sụn của khớp cổ tay hay các phần mềm quanh khớp như dây chằng, bao gân, gân cơ, bao hoạt dịch vùng khớp cổ tay.
Tình trạng bị nhức cổ tay thường gặp ở những người thường xuyên làm việc với máy tính, nhân viên văn phòng, vận động viên, nhiếp ảnh gia hoặc những người thường xuyên sử dụng các thiết bị cần dùng lực ở cổ tay, ngón tay và bàn tay.
Biểu hiện của đau cổ tay trái và đau cổ tay phải đó là đau nhức hoặc có thể là đau buốt, cơn đau dữ dội ở vùng cổ tay. Điều này gây rất nhiều phiền toái và bất tiện trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Do đó, người bệnh nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, nhất là khi bị đau cổ tay không rõ nguyên nhân.
Đau cổ tay là tình trạng đau nhức ở vùng cổ tay do tổn thương sụn, xương dưới sụn của khớp cổ tay
( → Xem thêm: Hay đau mỏi vai gáy là bệnh gì? Nguyên nhân, cách chữa đau mỏi vai gáy)
II – Nguyên nhân bị đau nhức cổ tay
Bị đau cổ tay trái, bị đau cổ tay phải có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau. Việc xác định chính xác nguyên nhân đau nhức cổ tay trái và đau nhức cổ tay phải sẽ giúp tìm được phương pháp điều trị bệnh dứt điểm. Các nguyên nhân chính gây đau cổ tay gồm:
– Đau cổ tay cổ chân do bị chấn thương ở vùng cổ tay, cổ chân.
– Chống tay đột ngột do thay đổi tư thế.
– Các bệnh lý viêm xương khớp như: Thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do nhiễm khuẩn cũng là nguyên nhân gây ra các cơn đau nhức cổ tay trái và đau nhức cổ tay phải.
– Đau nhức cổ tay cổ chân do bị u nang bao hoạt dịch.
– Viêm gân.
– Hội chứng ống cổ tay.
– Bệnh Kienbock.
– Nổi hạch/sưng hạch.
– Lạm dụng cổ tay.
– Đau cổ tay khi tập gym, đau cơ tay khi đánh cầu lông, đau cổ tay khi tập yoga do sử dụng các động tác vận động cổ tay cường độ cao lặp lại nhiều lần, tập thể thao chưa quen các động tác mới hoặc cử động sai tư thế.
Chấn thương, các bệnh về xương khớp, hội chứng ống cổ tay… là các nguyên nhân chính gây đau cổ tay
Một số yếu tố rủi ro làm bị đau cổ tay bên trái và phải:
– Một số công việc đòi hỏi phải lặp đi lặp lại các thao tác ở tay và liên tục trong thời gian dài như cắt tóc, đan móc, đánh máy tính…
– Phụ nữ mang thai.
– Những người có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường.
– Người bị béo phì, bệnh gout.
III – Cách chẩn đoán đau nhức cổ tay
Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình trạng bệnh bằng cách:
– Kiểm tra các triệu chứng đau, sưng và biến dạng ở vùng cổ tay.
– Yêu cầu người bệnh thực hiện các cử động bằng tay để kiểm tra phạm vi hoạt động của cổ tay.
– Đánh giá khả năng cầm nắm của bàn tay cũng như sức khỏe cánh tay.
Sau đó, căn cứ vào từng tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán đau cổ tay dưới ngón cái nói riêng và đau cổ tay nói chung gồm:
– Chụp X-quang để tìm kiếm dấu hiệu thoái hóa hoặc gãy xương
– Chụp CT: Nhằm mục đích phát hiện các vết nứt, gãy không xuất hiện dưới ảnh hưởng của tia X.
– Chụp MRI ể tạo dựng hình ảnh chi tiết về xương cổ tay và các mô mềm xung quanh.
– Siêu âm để đánh giá tình trạng sức khỏe ở gân, dây chằng và u nang (nếu có).
– Nội soi khớp cổ tay: Phương pháp này sử dụng khi các phương pháp trên chưa thể giúp các bác sĩ đưa ra kết luận cuối cùng về tình trạng bệnh.
– Xét nghiệm thần kinh: Khi có nghi ngờ người bệnh mắc chứng ống cổ tay, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện điện cơ đồ (electromyogram – EMG).
Chụp X-quang cổ tay
( → Xem thêm: Nguyên nhân trẻ em hay bị nhức mỏi chân tay là gì? Cách điều trị)
IV – Đau cổ tay phải làm sao? Cách điều trị đau nhức cổ tay hiệu quả và an toàn
Trường hợp bị đau cổ tay lâu ngày không khỏi người bệnh nên đến gặp bác sĩ càng sớm để được thăm khám và chỉ định phương pháp triều trị phụ hợp.
Để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, bác sĩ thường xây dựng phác đồ điều trị bệnh dựa trên vị trí đau, nguyên nhân gây đau, mức độ nghiêm trọng của chấn thương và tình trạng sức khỏe, tuổi tác của người bệnh.
Nhưng nhìn chung, các phương pháp điều trị đau cổ tay thường được áp dụng hiện nay gồm có:
1. Chữa đau cổ tay bằng diện chẩn
Đau cổ tay làm sao hết? Người bệnh có thể tìm đến các phòng khám đông y, y học cổ truyền hay Viện y học cổ truyền Quân đội để được bác sĩ đông y thăm khám và chữa đau cổ tay bằng diện chẩn.
Người bệnh không nên tự ý sử dụng phương pháp diện chẩn để chữa đau cổ tay vì nếu không thực hiện đúng cách sẽ gây phản tác dụng.
2. Các bài tập Yoga cho đau cổ tay và vai gáy
Đối với các trường hợp đau cổ tay tập gym, đau cổ tay sau khi ngủ dậy do nằm sai tư thế, đau cổ tay khi hít đất với mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng một số bài tập yoga cho đau cổ tay và vai gáy hiệu quả dưới đây:
– Bài tập Yoga căng nhóm cơ duỗi: Chuẩn bị ở thế bắt đầu, bắt đầu bằng một cánh tay. Giữ cánh tay thẳng ở mức ngang eo với lòng bàn tay hướng xuống. Nhẹ nhàng gập cổ tay bạn hướng xuống đất. Giữ nguyên tư thế này trong 30 giây. Quay trở lại tư thế nghỉ. Lặp lại bài tập yoga này từ 2 đến 4 lần. Tiếp tục với cánh tay kia.
– Bài tập Yoga bàn tay và đầu gối: Đặt đầu gối và lòng bàn tay sát đất và giữ cho phần hông không bị chạm đất. Duỗi thẳng tay, lòng bàn tay và ngón tay khi tiếp xúc với đất.
Nâng cánh tay, đặc biệt là phần trên cổ tay lên từ từ cho tới khi cảm thấy da đang giãn ra. Duỗi thẳng tay và xoay lòng bàn tay hướng vào nhau. Sau đó xoay vai theo chiều kim đồng hồ. Lặp lại động tác từ 2 đến 4 lần.
Tập Yoga hỗ trợ chữa đau cổ tay hiệu quả
– Bài tập Yoga đặt tay dưới bàn chân: Cúi người về phía trước để chạm vào ngón chân, cúi hết mức có thể. Có thể cảm thấy đau ở lần đầu nhưng khi quen với tư thế này sẽ dễ dàng thực hiện hơn.
Nâng ngón chân và đặt bàn tay dưới ngón chân với lòng bàn tay hướng lên. Kéo dần tay về phía gót chân cho đến khi ngón chân chạm vào cổ tay. Giữ tư thế này trong 30 giây. Trở về vị trí bắt đầu. Lặp lại 2 đến 4 lần.
3. Sử dụng thuốc
Đau cổ tay thì phải làm sao? Thuốc giảm đau Paracetamol và ibuprofen được chỉ định để loại bỏ các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Khi uống thuốc, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chính xác theo chỉ định của bác sĩ về thời gian và liều lượng. Điều này giúp hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc như suy giảm chức năng gan, thận, viêm loét dạ dày
4. Liệu pháp trị liệu
– Trường hợp đau cổ tay khi gập kèm theo triệu chứng xương cổ tay gãy hoặc nứt nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành nắn chỉnh cho các mảnh xương vào đúng vị trí và để cơ thể tự chữa lành vết thương. Người bệnh sẽ được bác sĩ đeo nẹp hoặc bó bột để cố định xương cho tới khi hồi phục hoàn toàn.
– Tập vật lý trị liệu được sử dụng khi bị đau cổ tay nhưng không sưng nhẹ.
5. Phẫu thuật
Đây là phương pháp điều trị cuối cùng người bệnh có thể lựa chọn nếu tất cả các cách chữa đau cổ tay không sưng kể trên không có hiệu quả.
Ngoài ra, phẫu thuật cổ tay sẽ được thực hiện khi tình trạng gãy xương nghiêm trọng; đứt dây chằng; đứt gân và bị hội chứng ống cổ tay.
Phương pháp phẫu thuật cổ tay
Để phòng ngừa tình trạng đau cổ tay, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
– Có chế độ ăn uống khoa học và đủ dinh dưỡng, tăng cường ăn các thực phẩm giàu sắt, canxi, các vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe cho xương khớp.
– Chú ý khi làm việc từ 60 đến 90 phút, nên giải lao 10 đến 15 phút, vận động nhẹ nhàng cho khí huyết lưu thông.
– Cần cẩn trọng khi đi lại để tránh tình trạng bị vấp ngã.
– Mang đồ bảo hộ khi thi đấu thể thao hoặc khi làm các công việc cần mang đồ bảo hộ.
– Chọn môn thể thao phù hợp như cầu lông, đi bộ, yoga…rèn luyện thường xuyên.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.