Khó ngủ ngủ không sâu giấc là bệnh gì? Nguyên nhân và điều trị

05-10-2020

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Ngủ không sâu giấc khiến cơ thể mệt mỏi, đầu óc không tỉnh táo, suy giảm sức khỏe, sắc đẹp và trí nhớ. Cùng tìm hiểu ngủ không sâu giấc là bệnh gì, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh qua bài viết dưới đây.

Ngủ không sâu giấc khiến người rất mỏi mệt

I – Khó ngủ ngủ không sâu giấc là bệnh gì?

Tình trạng mất ngủ ngủ chập chờn, ngủ không ngon giấc về đêm hay khó bắt đầu giấc ngủ là vấn đề phổ biến hiện nay và gặp phải ở nhiều người với mọi lứa tuổi.  

Bảng phân loại các rối loạn giấc ngủ quốc tế dựa vào thể thức, thời gian và nguyên nhân của các rối loạn giấc ngủ và được phân ra 2 nhóm chính:

– Nhóm 1: Bao gồm những rối loạn liên quan đến chất lượng, số lượng và những thời điểm khác nhau của giấc ngủ.

– Nhóm 2: Bao gồm những hiện tượng bất thường xảy ra trong giấc ngủ.

Tình trạng mất ngủ, khó ngủ và ngủ không sâu giấc gây ảnh hưởng lớn đến người bệnh. Chúng có tác động đến sức khỏe, công việc cũng như cuộc sống của người bệnh. Một số tác hại, ảnh hưởng phải kể đến điển hình như:

Giấc ngủ chập chờn khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi và thiếu sức sống.

– Có thể là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của một số bệnh lý như: bệnh tim mạch, đột quỵ,…

Ngủ không sâu giấc mệt mỏi làm suy giảm trí nhớ, giảm khả năng sáng tạo

Ngủ chập chờn hay mơ khiến người bệnh căng thẳng, stress

– Ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan mà điển hình là trung ương thần kinh và bộ não của con người.

– Khiến sức khỏe và tinh thần suy giảm nghiêm trọng

Đêm ngủ không sâu giấc buồn ngủ ban ngày gây ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, sinh hoạt và cuộc sống

Có thể nói ảnh hưởng của mất ngủ, ngủ không ngon hay bị thức giấc là vô cùng quan trọng. Chính vì thế, trị mất ngủ ngủ không sâu giấc như thế nào thì hiệu quả đang là vấn đề mà nhiều người quan tâm.

Trị mất ngủ giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe cũng như tránh ảnh hưởng tiêu cực của chúng đến công việc cũng như cuộc sống.

Đêm ngủ chập chờn không sâu giấc

Hậu quả khi ngủ không sâu giấc

II – Tại sao ngủ không sâu giấc? Nguyên nhân ngủ không sâu giấc

Tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân.  Điển hình một số nguyên nhân ngủ không ngon giấc như sau:

– Một số bệnh lý trong cơ thể gây nên như: thiếu máu não, bệnh lý tâm thần, do đau mỏi xương khớp, hen suyễn,…

– Nhiệt độ phòng không phù hợp gây khó ngủ vào ban đêm.

– Tập thể dụng không đúng giờ, cường độ không thích hợp.

– Không gian ngủ không thoải mái cũng là lý do tại sao giấc ngủ chập chờn.

– Lạm dụng các thiết bị điện tử gây ra chứng bị khó ngủ ngủ không sâu giấc vào ban đêm.

– Sử dụng một số loại chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,… là nguyên nhân tại sao ngủ không sâu giấc.

– Do tuổi tác: Tuổi càng cao thì tình trạng mất ngủ và khó ngủ càng diễn ra nhiều.

Nguyên nhân giấc ngủ chập chờn là do căng thẳng, stress trong công việc, cuộc sống.

Tại sao ngủ không sâu giấc hay giật mình

Mất ngủ, ngủ không sâu giấc do tuổi tác

Ngoài ra, các loại mất ngủ xuất phát từ nguyên nhân cụ thể như sau:

1. Mất ngủ tạm thời 

– Mất ngủ tạm thời: xuất hiện vài đêm hoặc trong thời gian ngắn một vài tuần, ở những người bình thường.

– Sinh hoạt không điều độ: Ngủ trưa quá nhiều, lạm dụng các chất kích thích, đi ngủ, thức dậy thất thường, chơi thể thao buổi tối, công việc quá nhiều.

– Các bệnh cơ thể: Đau cấp, ho, sốt, mẩn ngứa dị ứng…

– Môi trường: Tiếng ồn, độ cao, phòng ngủ không thích hợp.

– Stress, áp lực,..

2. Mất ngủ thứ phát

– Do bệnh thực thể gây ra như: Tiêu hoá: loét dạ dày, tá tràng, .. ; tiết niệu: tiền liệt tuyến, nội tiết; tiểu đường, tim mạch; huyết áp; hô hấp: hen suyễn; các bệnh thần kinh: tai biến mạch máu não…

Nguyên nhân ngủ không sâu giấc hay nằm mơ là do bệnh tâm thần.

– Rối loạn trầm cảm: mất ngủ vào sáng sớm, nghĩa là dậy vào lúc 3 – 4 giờ sáng.

– Rối loạn lo âu: Khó đi vào giai đoạn ru giấc ngủ.

– Mất ngủ hoàn toàn do cơn hưng cảm, trạng thái hoang tưởng, lú lẫn: rối loạn chu kỳ thức – ngủ và thường đưa đến tình trạng kích động ban đêm.

Nguyên nhân ngủ không sâu giấc hay nằm mơ

Ngủ không sâu giấc do trầm cảm

3. Mất ngủ mãn tính

Khó ngủ, ngủ không sâu giấc do rối loạn nhân cách, nghiện ngập thường dẫn đến tình trạng mất ngủ mãn tính.

– Nguyên nhân ngủ chập chờn hay bị tỉnh giấc do thuốc và những chất kích thích.

Ngủ không ngon do lạm dụng những chất kích thích như cafe, thuốc lá,rượu.

– Một số thuốc như: Corticoid,…

( → Xem CHI TIẾT về mất ngủ mãn tính TẠI ĐÂY)

4. Mất ngủ mạn tính tiên phát

– Loại mất ngủ này tập hợp phần lớn những trường hợp mất ngủ mà ở đó không thấy bất cứ nguyên nhân cụ thể. 

– Mất ngủ vô căn tiến triển từ tuổi ấu thơ.

– Mất ngủ tâm sinh lý là những trường hợp mất ngủ được hình thành từ việc lặp đi lặp lại do nguyên nhân tâm lý sợ giấc ngủ.

Bên cạnh những lý do trên thì hiện nay còn một số trường hợp ngủ không sâu giấc hay giật mình không rõ nguyên nhân khiến người bệnh vô cùng lo lắng. Khó ngủ ngủ không sâu giấc gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cũng như cuộc sống, công việc của người bệnh.

III – Ngủ không ngon, không sâu giấc – Ai dễ bị?

Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng ngủ không ngon giấc hay giật mình. Tuy nhiên, những đối tượng trẻ em, phụ nữ mang thai hay người già có nguy cơ bị bệnh cao hơn cả.

1. Bé ngủ không sâu giấc hay giật mình

Bé ngủ không sâu giấc hay giật mình có nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó các nguyên nhân chính gồm: trẻ bị kích động, ăn quá no hoặc quá đói, trẻ bị thiếu canxi, ngủ không đúng giờ, đang mọc răng hoặc bị ốm…

Trẻ ngủ không sâu giấc, thiếu ngủ, hay thức đêm thường chậm lớn và khó chăm sóc nên gây khó khăn cho bố mẹ.

Tại sao giấc ngủ chập chờn không sâu giấc

Trẻ em ngủ không sâu giấc sẽ chậm lớn

2. Ngủ không sâu giấc khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngủ không sâu giấc khi mang thai như: thay đổi hormone, ốm nghén, thiếu vitamin B, chuột rút, đau lưng, mẹ bầu lo lắng, căng thẳng, thai nhi phát triển ngày một lớn, mẹ bầu gặp phải các vấn đề về tiêu hóa hoặc hô hấp…

3. Người già ngủ không ngon hay bị thức giấc

Người già ăn không ngon ngủ không sâu giấc là tình trạng khá phổ biến. Các nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do: tuổi tác, quá trình lão hóa, thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ, mắc các bệnh lý huyết áp, tiểu đường; sử dụng một số loại thuốc…

Người già ngủ không ngon giấc về đêm

Người già mất ngủ, ngủ không sâu giấc là tình trạng không hiếm gặp

IV – Ngủ không sâu giấc phải làm sao? Cách khắc phục

Ngủ không ngon giấc phải làm sao? Nên chữa trị ra sao để đạt được hiệu quả tốt nhất? Đây cũng là câu hỏi chung của nhiều người.

Theo đó, phương pháp phổ biến nhất là điều trị theo phác đồ từ bác sĩ. Ngay khi người bệnh mất ngủ hay đêm ngủ chập chờn không sâu giấc, khó ngủ, ngủ hay mê man trong nhiều ngày thì bạn hãy tìm gặp bác sĩ để thăm khám tình trạng và kịp thời điều trị.

1. Ngủ không sâu giấc uống thuốc gì? 

Khi gặp phải hiện tượng ngủ không sâu giấc, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp. 

Tùy thuộc vào kết quả thăm khám tình trạng cũng như nguyên nhân dẫn đến bệnh khác nhau của mỗi người mà bác sĩ có thể đưa ra loại thuốc cũng như liệu pháp điều trị thích hợp nhất. Đây cũng là phương pháp được người bệnh lựa chọn phổ biến hiện nay.

Người bệnh uống thuốc theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ, đồng thời chú ý tránh xa chất kích thích, đồ uống có chứa cồn, chứa ga.

Đặc biệt, sinh hoạt khoa học, ngủ trước 11 giờ và chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho giấc ngủ như: không gian phù hợp, yên tĩnh, thoáng, chăn đệm mềm mại, nhiệt độ vừa phải,… Đồng thời, một chút hương thơm dịu nhẹ trong phòng ngủ cũng là gợi ý không tồi giúp cho giấc ngủ ngon hơn.

Ngủ không sâu giấc uống thuốc gì tốt nhất

Người bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp

( → Xem thêm: Cách chữa mất ngủ KHÔNG dùng thuốc)

2. Ngủ không sâu giấc nên ăn gì? 

Người bị tình trạng ngủ chập chờn hay giật mình cần có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các món ăn dinh dưỡng giúp bạn dễ ngủ như: Hạt sen, nấm linh chi, yến sào, long nhãn, rau nhút, rau cải xanh, gà ác….  trà tâm sen, trà hoa cúc…

Ngoài ra, một số cách khác phải kể đến như: 

– Nên sắp xếp công việc một cách hợp lý, tạo cho bản thân một tâm lý thoải mái, hạn chế căng thẳng stress thường xuyên làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. 

– Tập cho bản thân thói quen ngủ trưa không quá 1 tiếng, buổi tối cần phải ngủ đúng giờ hạn chế thức khuya, sử dụng các thiết bị điện tử. 

– Trước khi đi ngủ khoảng 15-20 phút bạn nên tắm nước ấm để thư giãn đầu óc. 

– Ngâm chân vào nước ấm ngày 39-40 độ có thể kết hợp tinh dầu.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng