Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

31-08-2020

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Tình trạng rối loạn giấc ngủ đang phổ biến ở nhiều người hiện nay. Thế nhưng không phải ai cũng biết chứng rối loạn giấc ngủ là gì? Chúng có triệu chứng nào? Nguyên nào xuất hiện tình trạng trên và điều trị ra sao? Bài viết dưới đây chính là gợi ý dành cho bạn.

I – Tìm hiểu về rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ tiếng Anh là gì? Rối loạn giấc ngủ tiếng Anh là Sleep Disorders. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý rối loạn giấc ngủ, hãy cùng đến với những thông tin chúng tôi chia sẻ dưới đây.

1. Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì? 

Rối loạn giấc ngủ là sao? Rối loạn giấc ngủ là tình trạng rối loạn sức khỏe về vấn đề giấc ngủ. Đây là tình trạng cơ thể thường xuyên bị thiếu ngủ về thời gian lẫn suy giảm chất lượng giấc ngủ nghiêm trọng.

Hội chứng rối loạn giấc ngủ có thể gây trở ngại nghiêm trọng cho các hoạt động bình thường về thể chất, tinh thần, xã hội và ảnh hưởng lớn đến cảm xúc.

( → Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì? Cách trị thoái hóa cột sống cổ.)

Một số loại rối loại giấc ngủ thường gặp như:

– Mất ngủ: bao gồm mất ngủ tạm thời, mất ngủ thứ phát, mất ngủ tiên phát.

– Rối loạn sự tỉnh táo và ngủ nhiều: bao gồm hội chứng ngưng thở trong khi ngủ, ngủ nhiều do thiếu ngủ, ngủ nhiều do thuốc, ngủ nhiều vô căn, chứng ngủ rũ,…

– Những rối loạn nhịp sinh học ngày đêm.

– Xuất hiện hiện tượng bất thường trong khi ngủ như: rối loạn giấc ngủ có giật, giật mình, co cứng, ảo mộng,…

2. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ nguyên nhân do đâu? Tình trạng trên có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại thì có những nguyên nhân cơ bản như sau:

– Mắc các bệnh lý về hô hấp gây giảm lưu lượng thông khí và thể tích sống.

– Các bệnh lý về nội tiết chuyển hóa: cushing, cường giáp, hạ đường huyết.

– Các bệnh lý về tim mạch như suy tim.

– Hội chứng ngưng thở khi ngủ

– Tổn thương hệ thần kinh trung ương.

– Lão hóa do tuổi già.

– Rối loạn khí sắc.

– Rối loạn tâm thần.

– Thay đổi môi trường sống.

– Stress.

Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ

Người mắc các bệnh lý về hô hấp, tim mạch, nội tiết dễ bị rối loạn giấc ngủ

3. Triệu chứng rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ triệu chứng thế nào? Tình trạng mất ngủ có thể được biểu hiện bởi nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó dấu hiệu rối loạn giấc ngủ theo icd 10 điển hình và rõ rệt như:

Mất ngủ vào ban đêm, cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày.

– Ngủ gật, buồn ngủ, tinh thần uể oải, cơ thể mệt mỏi.

– Không tỉnh táo khi làm việc hay giải trí, xem phim,…

– Thường xuyên bực bội, khó chịu và khó kiểm soát cảm xúc của bản thân.

– Mất tập trung, hành động chậm chạp, gương mặt ủ rũ.

– Rối loạn cảm giác ở tay và chân.

– Ngừng thở trong đêm.

– Hoảng sợ trong đêm.

– Đau đầu.

Những triệu chứng cụ thể, riêng biệt tùy thuộc vào loại rối loạn giấc ngủ khác nhau. Tuy nhiên, dù với triệu chứng nào thì chúng đều gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tinh thần cũng như công việc, đời sống sinh hoạt của người bệnh.

4. Bị rối loạn giấc ngủ có nguy hiểm không?

Thường xuyên gặp tình trạng thiếu ngủ hay các vấn đề về giấc ngủ sẽ khiến người bệnh suy nhược về cả sức khỏe lẫn tinh thần. 

Tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài khiến người bệnh bực bội, ảnh hưởng đến trí nhớ, công việc cũng như các mối quan hệ, đảo lộn sinh hoạt trong cuộc sống,…

Đây là một trong những tình trạng khá phổ biến, nhiều người gặp phải hiện nay và gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bị rối loạn giấc ngủ có nguy hiểm không

Tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài khiến người bệnh bực bội, ảnh hưởng đến trí nhớ, công việc cũng như các mối quan hệ

5. Rối loạn giấc ngủ có chữa được không? 

Để điều rối loạn giấc ngủ hiệu quả thì cần phải tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Có nhiều cách chữa rối loạn giấc ngủ như luyện tập, liệu pháp tâm lý, thuốc Đông y, thuốc Tây y… 

Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và từ đó có hướng điều trị cụ thể, phù hợp. Đa phần rối loạn giấc ngủ là một nhóm bệnh mãn tính, vì vậy cần điều trị lâu dài và kiên trì theo chỉ dẫn của bác sĩ.

6. Rối loạn giấc ngủ nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Những thực phẩm người bị rối loạn giấc ngủ nên ăn gồm:

– Chuối: Giàu Magie và Kali có tác dụng thư giãn não bộ, tránh căng thẳng stress. Ngoài ra, trong chuối còn chứa tryptophan được chuyển hóa thành serotonin và melatonin – đây là hai chất dẫn truyền thần kinh và được giải phóng vào ban đêm để duy trì giấc ngủ tự nhiên.

– Sữa chua: Thực phẩm này tốt cho giấc ngủ vì có chứa axit tryptophan.

– Cá: Với hàm lượng protein dồi dào, cá là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe não bộ.

– Cải bó xôi: Hay còn gọi là rau chân vịt hoặc  rau bina. Loại rau nảy rất giàu kali nên có thể hỗ trợ cải thiện giấc ngủ rất tốt.

– Trứng: Giàu protein nên ăn trứng vào buổi tối giúp bạn ngủ ngon hơn.

– Đậu nành: Hợp chất estrogen tự nhiên trong các sản phẩm từ đậu nành có tác dụng làm giảm các cơn bốc hỏa vào ban đêm – một trong các nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh.

– Hạt sen: Bên cạnh tác dụng bồi bổ cơ thể, hạt sen còn giúp dưỡng tâm an thần hiệu quả.

Rối loạn giấc ngủ nên ăn gì

Chuối và sữa chua là hai thực phẩm rất tốt cho người bị rối loạn giấc ngủ

Những thực phẩm người bị rối loạn giấc ngủ nên hạn chế và kiêng ăn gồm: 

– Các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ: Bao gồm thức ăn nhanh, đồ ăn chiên, xào, thịt mỡ, nội tạng động. Các thực phẩm này gây đầy bụng, khó tiêu, cản trở máu lưu thông lên não; làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày vào ban đêm. Tất cả những điều này đều có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.

– Socola: Chứa theobromine và cafein nên khi ăn socola có thể gây kích thích thần kinh, hồi hộp, rối loạn nhịp tim, khó ngủ. Bạn nên hạn chế ăn socola, đặc biệt không nên ăn vào buổi tối.

– Đồ ăn lạnh: Ăn sữa chua đông đá, kem hoặc nước lạnh gây kích ứng niêm mạc dạ dày và cổ họng. Điều này sẽ khiến bạn khó chịu dẫn tới mất ngủ, khó ngủ.

– Đồ uống chứa cồn: Bia, rượu và các đồ uống chứa cồn có tểh gây tổn thương thần kinh đồng thời khiến đầu óc hưng phấn. 

– Thực phẩm làm tăng tiết axit: Nếu bạn bị mất ngủ do trào ngược dạ dày, nên hạn chế ăn các thực phẩm làm tăng tiết axit như hoa quả có vị chua, đồ ngọt hay gia vị cay nóng…

– Cà phê và chè đặc: Hai loại đồ uống này chứa nhiều caffein có thể khiến đầu óc tỉnh táo nên bạn có thể bị mất ngủ cả đêm.

Vì vậy bạn nên hạn chế uống cà phê và chè đặc vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh tình trạng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng hơn.

II – Ai thường bị rối loạn giấc ngủ?

Bất kỳ ai cũng có thể bị rối loạn giấc ngủ, từ trẻ nhỏ, người trẻ cho tới người già. Do đó, bạn không nên chủ quan khi có triệu chứng bị rối loạn giấc ngủ.

1. Bị rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh và trẻ là hiện tượng khi bé đã ngủ ngon nhưng đột nhiên thức dậy nhiều vào ban đêm, ngủ ngắn hơn mà không có lý do rõ ràng.

Tình trạng rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường kéo dài khoảng một tháng, thậm chí có bé còn kéo dài vài tháng…

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ là hiện tượng khi bé đã ngủ ngon nhưng đột nhiên thức dậy nhiều vào ban đêm, ngủ ngắn hơn 

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ biểu hiện thế nào? Khi trẻ có các dấu hiệu sau, rất có thể trẻ đã bị rối loạn giấc ngủ:

– Sụp mí mắt.

– Ngáp nhiều, ngủ gật.

– Giảm linh hoạt, chơi đùa ít.

– Lờ đờ, mệt mỏi.

– Cơn miên hành: Trẻ đột ngột choàng dậy khi đang ngủ sâu; trẻ ngồi tại giường hoặc có thể đi lại, ăn uống, mặc quần áo.

– Cơn hoảng sợ ban đêm: Trẻ đột nhiên ngồi dậy hoặc vùng vẫy, khóc lóc la hét sau khi đã ngủ được vài giờ; trẻ sợ hãi, bồn chồn, căng thẳng, mắt mở to nhưng dường như vẫn đang ngủ thiếp đi…

Do đó, khi xuất hiện chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh, rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tháng và ở trẻ nhỏ, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị đúng cách và kịp thời.

2. Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ 

Tình trạng rối loạn giấc ngủ là căn bệnh hiện đại, không chỉ có người già mất ngủ mà còn có cả người trẻ trong độ tuổi 20-30 tuổi cũng đã mắc rối loạn giấc ngủ. 

Có rất nhiều nguyên nhân gây chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi. Trong đó đời sống tinh thần, công việc căng thẳng, thường xuyên mắc stress lớn là nguyên nhân chủ yếu.

Thứ hai, là do ăn uống không khoa học và đủ dinh dưỡng; quá lạm dụng các chất kích thích rượu, bia, cà phê…

Bên cạnh đó, một số người trẻ bị rối loạn giấc ngủ do sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý như: mỡ máu, tăng axit uric, đái tháo đường…. 

Hội chứng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi

Rất nhiều người trẻ trong độ tuổi 20-30 tuổi cũng đã mắc rối loạn giấc ngủ

3. Rối loạn giấc ngủ khi mang thai 

Rối loạn giấc ngủ khi mang thai là chứng bệnh phổ biến và thường gặp ở các mẹ bầu. Phụ nữ mang thai bị rối loạn giấc ngủ thường được biểu hiện chính là chứng mất ngủ, chứng ngủ nhiều và tình trạng rối loạn nhịp thức ngủ. Trong đó, chứng mất ngủ là phổ biến hơn cả.

Các nguyên nhân khiến mẹ bầu bị rối loạn giấc ngủ khi mang thai gồm: Buồn nôn nhiều; thường xuyên đi tiểu; stress, căng thẳng trong thai kỳ; thay đổi hormone; đau lưng; hội chứng chân tay bồn chồn; hội chứng ngưng thở khi ngủ; chuột rút; trào ngược dạ dày thực quản; các vấn đề hô hấp…

Rối loạn giấc ngủ khi mang thai kéo dài khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn,  suy nhược cơ thể, giảm hấp thu dinh dưỡng, thậm chí gây một số bệnh lý trong thai kỳ. Vì vậy các mẹ nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có cách khắc phục hiệu quả.

4. Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi 

Xu hướng rối loạn giấc ngủ tuổi trung niênrối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi đang gia tăng nhanh tại Việt Nam trong vài năm gần đây. Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi thường có 2 dạng chính là \ mất ngủ và đảo lộn giấc ngủ. 

Nguyên nhân khiến người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ có thể là do môi trường xung quanh không yên tĩnh; uống trà, cà phê, coca hay một số loại thuốc dùng điều trị bệnh khác trước khi ngủ; trầm cảm, lo âu kéo dài; các bệnh lý như đau mãn tính ở xương, cơ, khớp; rối loạn nhịp tim, suy tim; rối loạn tiêu hóa…

5. Rối loạn giấc ngủ tiền mãn kinh

Rối loạn giấc ngủ tiền mãn kinh thường xảy ra khi chị em bước vào độ tuổi từ 45 đến 53. Ở giai đoạn này, phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi, ngủ không sâu giấc, trằn trọc khó ngủ và hay thức giấc về đêm.

Nguyên nhân chính gây chứng rối loạn giấc ngủ ở chị em phụ nữ tiền mãn kinh là do sự thay đổi và suy giảm hormone, đặc biệt là progesterone và hormon estrogen.

Tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài gây tâm lý căng thẳng, chán nản, trầm cảm, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tiểu đường, tim mạch, ung thư và béo phì…

III – Có mấy loại rối loạn giấc ngủ?

1. Rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì? Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là tình trạng giấc ngủ bị rối loạn nhưng không có nguyên nhân thực tế nào.

Hầu hết người bệnh chỉ nhận thấy rõ ràng sự thay đổi từ yếu tố cảm xúc và tâm lý. Rối loạn giấc ngủ không thực tổn khiến người bệnh cảm thấy khó chìm vào giấc ngủ; ngủ không sâu giấc; dễ thức giấc; không thoải mái sau khi ngủ dậy.

Bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn có nhiều dạng khác nhau mà mỗi dạng lại có những biểu hiệu khác nhau. Cụ thể:

– Mất ngủ không thực tổn: Khó ngủ; ngủ không sân giấc; ngủ ít hơn 5 giờ/ ngày, xảy ra ít nhất 3 lần/ tuần, kéo dài trên 1 tháng.

– Ngủ nhiều: Ngủ hơn 10 tiếng mỗi ngày vẫn buồn ngủ.

– Rối loạn nhịp thức – ngủ: Thức về đêm, ngủ ban ngày.

– Chứng miên hành: Còn gọi là mộng du, là tình trạng đi ra khỏi giường khi ngủ.

– Ác mộng: Người bệnh gặp ác mộng khi ngủ, thường kèm theo nói nhảm và khóc.

– Chứng ngủ rũ: Có cảm giác buồn ngủ cả ngày và không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ.

– Hoảng sợ khi ngủ: Đang ngủ tự nhiên thức dậy hoảng sợ, kêu thét, thở gấp, mạch đập nhanh, đồng tử giãn và vã mồ hôi…

Bị rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là tình trạng giấc ngủ bị rối loạn nhưng không có nguyên nhân thực tế nào

2. Rối loạn giấc ngủ thực tổn

(…Đang cập nhật…)

IV – Bị rối loạn giấc ngủ nên làm gì?

Bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao? Tuy có nhiều loại với nhiều biểu hiện triệu chứng và ảnh hưởng khác nhau nhưng cách chữa rối loạn giấc ngủ như thế nào thì hiệu quả vẫn là câu hỏi của nhiều người. 

Theo đó, ngay khi gặp các vấn đề về giấc ngủ thì không tự ý sử dụng thuốc Tây y mà hãy tìm đến bác sĩ. Sau khi thăm khám để xác định chính xác tình trạng bệnh cũng như cơ địa của mỗi người bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ và những chỉ định cụ thể. Nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn điều trị của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

1. Rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì?

Có nhiều thuốc sử dụng để điều trị rối loạn giấc ngủ như: Benzodiazepine, chloral hydrate, zolpidem, amitriptyline…

Tuy nhiên, để biết rối loạn giấc ngủ nên uống thuốc gì, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp nhất với tình trạng bệnh.

Và một khi đã sử dụng thuốc uống theo đơn của bác sĩ, bạn cần tuân thủ tuyệt đối về liều lượng và thời gian sử dụng. Tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Bệnh rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì

Bạn nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định loại thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ phù hợp nhất với tình trạng bệnh

2. Cách chữa rối loạn giấc ngủ theo đông y

Chữa rối loạn giấc ngủ theo đông y là phương pháp hiệu quả và an toàn được nhiều người sử dụng. Các bài thuốc Đông y điều trị chứng rối loạn giấc ngủ đều thông qua việc điều hoà khí huyết âm dương để cải thiện chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Điều này sẽ giúp khí huyết được lưu thông, tâm thần ổn định, từ đó chất lượng giấc ngủ sẽ được cải thiện đáng kể.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa rối loạn giấc ngủ hiệu quả được sự dụng phổ biến hiện nay:

  • Bài thuốc chữa rối loạn giấc ngủ từ tâm sen

Nguyên liệu cần có 5g tâm sen, 10g hoa nhài tươi, 10g táo nhân, 20g lá vông. Lá vông rửa sạch, sấy khô rồi tán thành bột.

Táo nhân sao đen sau đó đập dập. Cho tâm sen, lá vông và táo nhân vào hãm với 1 lít nước sôi. Chờ nước bớt nóng thì bạn cho hoa nhài tươi vào. Chia làm nhiều lần uống hết trong ngày.

  • Bài thuốc Thiên vương Bổ tâm đan

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm 18g nhân sâm; 60g đương quy thân, mạch môn đông, toan táo nhân, thiên môn đông, bá tử nhân; 15g đan sâm, phục linh, huyền sâm, cát cánh, ngũ vị tử, viễn chí; 120g sinh địa hoàng.

Tán nhuyễn các vị thuốc trên thành bột mịn. Mỗi lần uống hòa 2 thìa cà phê với nước đun sôi để nguội và uống khi còn đói. Mỗi ngày nên uống 3 lần.

3. Cách chữa rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao? Để chữa chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ, trước tiên các bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng liệu pháp điều trị bằng tâm lý. 

Nếu không hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc việc cho bé sử dụng một số loại thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em như: thuốc giảm lo âu Diazepam; thuốc chống trầm Amitriptilin; thuốc ổn định khí sắc như Carbamazepin, valproate.

Bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể về việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ của trẻ em.

Nên khám rối loạn giấc ngủ ở đâu

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ bố mẹ nên đưa đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt

4. Rối loạn giấc ngủ nên khám ở đâu? 

Rối loạn giấc ngủ khám ở đâu tốt cũng là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Theo đó, các bệnh viện lớn, có uy tín sẽ đảm bảo quá trình điều trị an toàn và hiệu quả. Cụ thể:

– Tại Hà Nội:

  • Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai.
  • Khoa sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
  • Khoa Tâm thần – Bệnh viện Quân Y 103.

– Tại TP. Hồ Chí Minh:

  • Khoa thần kinh – Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. HCM.
  • Bệnh viện tâm thần TP. HCM.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy.
  • Khoa Nội thần kinh – Bệnh viện 115.

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao

Người bệnh nên tìm đến địa chỉ khám chữa bệnh uy tín để chữa trị bệnh rối loạn giấc ngủ hiệu quả và an toàn

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi hay người trẻ đều khá phổ biến. Chính vì thế việc tìm đến địa chỉ khám chữa bệnh uy tín là vô cùng quan trọng mà người bệnh cần quan tâm. Hy vọng với những gợi ý ở trên, các bạn sẽ biết khám rối loạn giấc ngủ ở đâu tốt.

5. Cách khắc phục rối loạn giấc ngủ bằng Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây y điều trị rối loạn giấc ngủ thì việc sử dụng sản phẩm thảo dược giúp bổ máu, tăng cường lưu thông khí huyết cũng cải thiện tình trạng trên hiệu quả. 

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng