Bệnh đau đầu căng cơ là gì? Phác đồ điều trị đau đầu căng cơ kéo dài

24-07-2020

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Bệnh đau đầu căng cơ có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào và thường gây đau với các mức độ nhẹ, trung bình. Vậy vì sao lại có triệu chứng này? Điều trị đau đầu căng cơ ra sao để sớm khỏi bệnh?

I – Bệnh đau đầu căng cơ là gì?

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu thế nào là đau đầu căng cơ. Trước đây, thuật ngữ “đau đầu căng cơ” được định nghĩa là:

“Cảm giác đau hoặc cảm giác bó chặt, đè nén, co thắt, với cường độ, tần suất và thời gian rất thay đổi, diễn tiến lâu dài, chủ yếu xảy ra ở vùng chẩm, có liên quan đến sự co cơ vân kéo dài, và thường là một phần phản ứng của cơ thể với các stress trong cuộc sống”.

Bệnh đau đầu căng cơ là gìBệnh đau đầu căng cơ có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào

Nhiều chuyên gia cho rằng, định nghĩa này hơi mơ hồ và không rõ ràng lắm bởi vì chúng không chỉ chứa những đặc điểm lâm sàng, yếu tố kích khởi mà còn đề xuất cả cơ chế bệnh sinh (do co cơ vân) và gán ghép căn nguyên bệnh cho tâm lý, nó thể hiện một quan điểm mang tính định kiến và chưa được chứng minh.

Đau đầu căng cơ là bệnh gì? Ở đây, bạn có thể hiểu rằng, nhức đầu căng cơ là tình trạng đau đầu thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất ở người lớn và trẻ vị thành niên. Cơn nhức đầu, căng cơ, đau đầu từng cơn, có thể kéo dài từ 30 phút đến vài ngày.

Theo đó, đau đầu kèm căng cơ phổ biến ở nữ nhiều hơn ở nam, nhưng tỷ lệ này giảm dần theo tuổi ở cả hai giới. Bạn nên lưu ý:

– Đau đầu dạng căng cơ có tần suất cơn đau và độ nặng rất khác nhau, nó có thể thay đổi từ những cơn đau đầu ngắn và rất thưa thớt cho đến những cơn đau dữ dội, dày và liên tục.

– Tỷ lệ lưu hành trong một năm của nhức đầu căng cơ (nghĩa là: có nhiều hơn một lần trong một tháng) khoảng 20 – 30%.

– Đau đầu căng cơ mãn tính được xác định là đau đầu trong 15 ngày của mỗi tháng và trong ít nhất 6 tháng (thực tế nhiều bệnh nhân phản hồi rằng bản thân bị đau đầu mỗi ngày).

Nhức đầu căng cơCơn nhức đầu, căng cơ, đau đầu từng cơn, có thể kéo dài từ 30 phút đến vài ngày

Vậy nguyên nhân gây đau đầu căng cơ là gì?

Từ lâu, người tin rằng đau đầu dạng căng cơ là do co kéo dài các cơ quanh sọ, có thể là hậu quả của tình trạng xúc động hoặc căng thẳng hoặc do phản ứng với chính cơn đau đầu. Quan điểm này dẫn đến tên gọi trước đây của bệnh này là “đau đầu do co cơ” (muscle contraction headache).

Và người ta đã giả định rằng sự co cứng cơ sẽ gây ra thiếu máu cục bộ ở mô và dẫn đến đau đầu “mạch máu”.

Tuy nhiên, ngày nay, nhiều bằng chứng đã chứng minh, nguyên nhân bị đau đầu căng cơ ở trên là không có cơ sở.

Bởi vì hiện nay không có mối tương quan nào giữa việc đau đầu với hiện tượng co cơ và độ nhạy ấn đau; và thực tế là các bệnh nhân migraine (đau nửa đầu) cũng có hiện tượng co cơ tương tự hoặc có thể nhiều hơn so với bệnh nhân đau đầu dạng căng cơ. Loại đau đầu âm ỉ lâu ngày này không mang tính di truyền.

Tại sao bị đau đầu căng cơ? Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây nên trường hợp này, như:

  • Không nghỉ ngơi đủ.
  • Tư thế ngồi, ngủ, làm việc,.. không phù hợp.
  • Căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, trầm cảm.
  • Uống rượu, hút thuốc.
  • Căng mắt, khô mắt.
  • Cảm lạnh hoặc cúm.
  • Nhiễm trùng xoang.
  • Caffeine.
  • Thiếu máu lên não/ lưu thông máu não kém.

Nguyên nhân gây đau đầu căng cơ là gìThiếu máu lên não là một trong các yếu tố gây đau nhức đầu căng cơ.

>> Xem VIDEO B/S giải đáp đau đầu kèm mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?<<

II – Triệu chứng đau đầu căng cơ  

Như vậy, các bạn đã biết nguyên nhân đau đầu căng cơ là do đâu. Trong phần tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu biểu hiện đau đầu căng cơ

Đau đầu căng cơ mặt chủ yếu được chia thành hai dạng:

  • Không thường xuyên: (<1 ngày/tháng hoặc <12 ngày/năm).
  • Thường xuyên: (>1 nhưng <15 ngày/tháng hoặc >12 nhưng <180 ngày/năm).

Sau đây là tổng hợp triệu chứng bệnh đau đầu căng cơ khi mắc phải trường hợp này:

– Cơn đau đầu căng cơ thường không có tiền chứng hoặc tiền triệu. Tính chất đau thì thường là kiểu nhức ê ẩm, cảm giác bị bóp siết, đè ép thắt chặt, không giật kiểu mạch đập, và mức độ từ nhẹ tới trung bình, khác với kiểu đau từ trung bình tới nặng của migraine. Cường độ đau thì tăng theo tần suất cơn đau.

– Hầu hết các bệnh nhân đau hai bên, nhưng vị trí đau lại thay đổi ở mỗi bệnh nhân và giữa các bệnh nhân cũng khác nhau: có người đau ở vùng trán, thái dương, chẩm, đỉnh, từng vùng hoặc phối hợp và có người thay đổi vị trí đau trong cùng một cơn đau. Thường thì vùng chẩm ít gặp hơn so với vùng trán và thái dương.

– Mặt khác, một số bệnh nhân còn bị khó chịu ở cổ và hàm, hoặc chỉ đơn giản là có triệu chứng ở khớp thái dương hàm.

Cảm nhận có tiếng kêu trong khớp thái dương hàm hoặc đau khi bản thân mở hàm hết cỡ hay khi sờ ấn khớp là dấu hiệu của rối loạn chức năng hàm dưới.

Triệu chứng đau đầu căng cơCác triệu chứng điển hình của đau nhức đầu căng cơ

( Xem thêm: Đau đầu phía sau gáy là gì? Nguyên nhân và Cách điều trị)

– Ở 10-20% bệnh nhân, đau xảy ra ở nửa đầu. Với những bệnh nhân này, người ta không xác định dược liệu họ bị đau đầu mạn tính hằng ngày (CDH) thứ phát do chuyển dạng từ migraine hoặc bị đau nửa đầu liên tục, hoặc họ là người bệnh migraine có kèm đau đầu dạng căng cơ theo từng cơn, hoặc chỉ là bị đau đầu dạng căng cơ từng cơn đơn thuần.

– Theo Ủy ban phân loại đau đầu của IHS, và năm 2004, một báo cáo cho thấy bệnh nhân biểu hiện có những điểm ấn vào đau và những nốt cục nhỏ khu trú ở các cơ quanh vùng sọ và đau đầu căng cơ cổ, có thể sờ thấy bằng tay.

– Nhìn chung bệnh nhân đau đầu dạng căng cơ từng cơn dù trong hay ngoài cơn đau đầu vẫn bị nhạy ấn đau cơ nhiều hơn so với nhóm chứng không bị đau đầu.

– Hầu hết bệnh nhân không có các triệu chứng đau đầu căng cơ kèm theo, nhưng một số có thể có sợ ánh sáng, sợ âm thanh, hoặc buồn nôn nhẹ. Thiếu ngủ là một yếu tố thúc đẩy đau đầu phổ biến; thử nghiệm làm thiếu ngủ cho người tình nguyện khỏe mạnh cho thấy có 39% xuất hiện đau đầu dạng căng cơ.

– Các bệnh nhân icd đau đầu căng cơ thường có các rối loạn giấc ngủ hơn so với người bị migraine đau đầu.

– Đau đầu dạng căng cơ mạn tính được xác định là đau đầu trong 15 ngày mỗi tháng trong vòng ít nhất 6 tháng; thực tế thì nhiều bệnh nhân nói rằng họ bị đau đầu mỗi ngày.

– Biểu hiện giống với đau đầu dạng căng cơ theo từng cơn, nhưng cũng có một trong những triệu chứng sau: buồn nôn nhẹ (không phải dạng buồn nôn và nôn ói mức độ vừa đến nặng), sợ ánh sáng hoặc là sợ tiếng động.

Đau đầu căng cơ mãn tính rất có thể xuất hiện ở người bệnh có tiền sử bị đau đầu dạng căng cơ từng cơn. Cơn đau trong đau đầu dạng căng cơ mạn tính thường lan toả hoặc hai bên và thường xảy ra ở phần sau đầu và cổ.

– Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác như: đau đầu âm ỉ, không theo mạch đập, cơn đau không tăng khi gắng sức hoặc vận động, có dấu hiệu sợ tiếng ồn khi có cơn đau.

– Khác với nhức đầu migraine, người bị đau đầu căng cơ sẽ không có các triệu chứng thần kinh khác, chẳng hạn như thị lực mờ.

– Bệnh nhân đau đầu dạng căng cơ mạn tính không có các cơn migraine cùng lúc hoặc trước đó, cũng không có các đặc tính khác của migraine, đây là điểm khác biệt với với migraine mạn tính.

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị đau đầu căng cơ:

Bệnh nhân sẽ phải mô tả cơn đau đầu căng cơ r51 của mình và bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây nhức đầu dựa trên các chi tiết sau:

– Đặc tính đau: Cảm giác đau có theo nhịp đập không? Nó liên tục hay mơ hồ?

– Cường độ đau: Khi bị nhức đầu thì bạn còn làm được những gì? Còn làm việc được nữa không? Những cơn nhức đầu này có khiến bạn tỉnh giấc hoặc làm bạn khó ngủ?

– Vị trí đau của bạn ở đâu? Đau một bên, trên trán hay ở phía sau mắt?

Phác đồ điều trị đau đầu căng cơNgười bệnh nên tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh đau nhức đầu căng cơ của bác sĩ

Tùy vào bệnh nhân bác sỹ sẽ đưa các phương pháp điều trị đau đầu căng cơ icd phù hợp. Một số xét nghiệm gồm:

– Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp MRI kết hợp từ trường, sóng vô tuyến và công nghệ máy tính để tạo ra hình ảnh rõ ràng;

– Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng một loạt các tia X do máy tính điều chỉnh để cung cấp một cái nhìn toàn diện về bộ não.

Sau khi xác định nguyên nhân chính xác đau đầu căng cơ kéo dài, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị đau đầu căng cơ phù hợp và hiệu quả nhất.

III – Đau đầu căng cơ nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Quan tâm càng nhiều đến cơ thể, ăn uống lành mạnh, khoa học là cách làm giảm đau đầu căng cơ và hạn chế tới mức tối đa chứng bệnh này. Vậy đau đầu căng cơ nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Người bệnh chỉ nên loại bỏ các thực phẩm là nguyên nhân gây ra cơn đau đầu, không cần ăn uống kiêng khem quá mức để đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. 

Nên ăn trái cây và rau củ, những thực phẩm này sẽ giúp cơ thể bạn tăng sức đề kháng và khỏe mạnh. Hạn chế tối đa các loại bia, rượu, nước ngọt, tốt nhất đừng ăn đồ ăn nhanh hay bánh kẹo ngọt,…và đừng hút thuốc lá.

Bị đau đầu căng cơ nên ăn gìĂn uống lành mạnh giúp hạn chế tới mức tối đa chứng bệnh đau đầu đau cơ

IV – Đau đầu căng cơ uống thuốc gì? Thuốc điều trị đau đầu căng cơ 

Đau đầu căng cơ có nguy hiểm không? Nhức đầu căng cơ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nhiều phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt và công việc.

Một trong những cách chữa đau đầu căng cơ nhanh chóng và hiệu quả là dùng thuốc trị đau đầu căng cơ. Một số thuốc giảm đau đầu căng cơ nhanh có thể kể đến như Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen, Meloxicam…

Tuy nhiên, người bệnh cần hỏi rõ ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc đau đầu căng cơ nào và cần uống thuốc theo đúng đơn kê, chỉ định của bác sỹ.  Việc làm này nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe cho bạn. 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên  thay đổi lối sống của mình để hỗ trợ trị chứng đau đầu căng cơ và giảm nguy cơ mắc bệnh:

– Tránh căng thẳng, stress quá mức: Không chỉ đau đầu căng cơ mất ngủ, khi bị căng thẳng, áp lực, stress có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần.

Vì vậy, bạn nên kiểm soát cuộc sống của bạn và giữ cân bằng tinh thần là điều vô cùng quan trọng. Chúng tôi khuyên bạn đừng nên để lo âu, căng thẳng làm ảnh hưởng đến bạn quá thường xuyên. Bạn nên dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và làm mới tinh thần.

– Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao: Thể dục thể thao giúp tăng cường sức khoẻ, chạy xe đạp, bơi lội hay đi bộ giúp cải thiện sức khoẻ rõ rệt. Bạn có thể đi vòng quanh khu phố hoặc là tự đi bộ trong công viên vào buổi sáng hoặc chiều.

Người bị nhức đầu căng cơ nên tăng cường vận động, tập thể dục thể thao

– Ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây và rau củ, những thực phẩm này sẽ giúp cơ thể bạn tăng sức đề kháng và khỏe mạnh.

Hạn chế tối đa các loại bia, rượu, nước ngọt, tốt nhất đừng ăn đồ ăn nhanh hay bánh kẹo ngọt,…và đừng hút thuốc lá.

Quan tâm càng nhiều đến cơ thể, ăn uống lành mạnh, khoa học thì bạn sẽ hạn chế tới mức tối đa chứng bệnh này.

– Điều chỉnh tư thế hợp lý: Tư thế tốt cũng rất quan trọng trong việc ngăn ngừa và làm giảm chứng đau đầu mỏi mắt, căng cơ.

Tư thế đúng giúp các cơ bắp ở đầu và cổ bớt bị căng thẳng. Chẳng hạn, khi ngồi, bạn nên giữ đầu thẳng giữa hai vai và đừng cúi đầu về phía trước quá nhiều.

Hy vọng bài viết này có thể cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc về chứng đau đầu căng cơ cách chữa đau đầu căng cơ. Để hạn chế nhức đầu căng cơ, bạn nên giữ tinh thần thoải mái, thường xuyên vận động thân thể, xây dựng chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh nhé.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng