Đau đầu do thay đổi thời tiết – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Đau đầu do thay đổi thời tiết là tình trạng rất nhiều người gặp phải khi thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh nắng mưa thất thường. Nhưng có một thực tế rất ít người tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục, phòng ngừa, hiến tình trạng bệnh ngày một nặng, thậm chí là gây tai biến mạch máu não.
Nội dung chính
I – Nguyên nhân gây đau đầu do thời tiết
Thay đổi thời tiết đau đầu – nguyên nhân do đâu? Hầu hết những người bị mắc chứng đau nửa hoặc đầu đau đầu đều cho biết, cơn đau đầu đa phần xuất hiện khi thời tiết thay đổi.
Đau đầu do thay đổi thời tiết là tình trạng rất nhiều người gặp phải
Các yếu tố kích hoạt thay đổi thời tiết, bao gồm: thay đổi nhiệt độ; thay đổi độ ẩm; môi trường cực kỳ khô; môi trường bụi bặm và bão.
→ Một số nghiên cứu đã cho rằng: “Các cơn đau đầu thời tiết thay đổi là một phản ứng bảo vệ hoặc phòng thủ tự nhiên. Đây được xem là dấu hiệu thông báo cho người bệnh biết nên tìm kiếm một môi trường tốt hơn để phòng tránh cơn đau đầu xuất hiện.”
Bên cạnh đó, sự thay đổi của áp suất khí quyển cũng là nguyên nhân gây ra các cơn đau đầu. Khi áp suất khí quyển bên ngoài giảm xuống sẽ tạo ra sự khác biệt giữa áp suất không khí bên trong xoang của cơ thể và áp suất ở không khí bên ngoài và dẫn đến các cơn đau đầu khó chịu.
Các cơn đau này thường xảy ra trước, trong và sau khi thời tiết quá khắc nghiệt (quá lạnh hoặc quá nóng); thời tiết thay đổi bất ngờ và đột ngột (đang nắng chuyển mưa và đang mưa chuyển nắng); tắm sớm hoặc khuya; đi từ ngoài trời nắng vào phòng máy lạnh; nước tắm có nhiệt độ quá chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài; đi du lịch ở các vùng khí hậu khác.
Có hai dạng đau đầu cơ bản là đau nửa đầu hoặc đau cả đầu với các triệu chứng âm ỉ và tê buốt đầu cách hồi; hoặc đau dữ dội, dồn dập, choáng váng. Nhức đầu do thay đổi thời tiết khiến sức khỏe suy giảm, gây nhiều phiền toái trong công việc và cuộc sống.
Các cơn đau đầu thời tiết thay đổi là một phản ứng bảo vệ hoặc phòng thủ tự nhiên
(→ Xem thêm: Ù tai đau đầu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách trị đau đầu ù tai trái, phải)
II – Biểu hiện đau đầu thay đổi thời tiết
Bất kỳ ai cũng có thể bị đau đầu thời tiết, kể thanh thiếu niên và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, những người có cơ địa mẫn cảm, phụ nữ, người già, người huyết áp thấp… là những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải chứng đau đầu thời tiết lạnh.
Các biểu hiện đau đầu do thay đổi thời tiết gồm:
– Đau cả đầu hoặc đau nửa đầu.
– Đau ở 1 hoặc cả 2 bên thái dương.
– Nôn và buồn nôn.
– Tê ở mặt và cổ.
– Nhạy cảm với ánh sáng.
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu cơn đau đầu thời tiết gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Sau khi thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân chính xác, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp.
Ngoài đau đầu, người bệnh còn buồn nôn khi thay đổi thời tiết
III – Cách chữa đau đầu thay đổi thời tiết
Đau đầu thời tiết uống thuốc gì? Cách chữa đau đầu thời tiết ở mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào mức độ và tình trạng của cơn đau đầu.
Một số người bệnh có thể kiểm soát được các cơn đau đầu sau khi sử dụng thuốc Tây y không kê đơn OTC như: Ibuprofen (Advil); Acetaminophen (Tylenol); Excedrin.
Trường hợp thuốc OTC không làm giảm đau đầu thời tiết hiệu quả, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho người bệnh, bao gồm: Nhóm thuốc triptans; thuốc chống viêm; Ergotamines và Codein.
Người bệnh cần lưu ý, chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tùy tiện mua và uống thuốc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Chỉ uống thuốc trị đau đầu thời tiết khi có sự chỉ định của bác sĩ
(→ Xem thêm cách chữa đau đầu căng cơ TẠI ĐÂY)
Ngoài ra, để làm giảm và phòng ngừa đau đầu do thay đổi thời tiết, bạn nên xây dựng chế độ ăn tốt như dinh dưỡng đủ chất; cân đối các nhóm thực phẩm bổ, an toàn; chú ý bổ sung thực phẩm giàu Protein, ăn nhiều rau, hoa quả tươi để cung cấp các vitamin, sắt, khoáng chất, hoạt chất sinh học, góp phần chống lão hóa, bảo vệ thành mạch; uống đủ nước; hạn chế mỡ, phủ tạng động vật, bia rượu, café….
Kết hợp chế độ sinh hoạt khoa học bằng cách tập thể dục đều đặn, tránh căng thẳng, làm việc quá sức, thức khuya ngủ muộn để có giấc ngủ tốt cả thời lượng và chất lượng.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.