Hay thức dậy lúc nửa đêm: Nguyên nhân – Cách điều trị hiệu quả!
Hay thức dậy lúc nửa đêm khiến bạn khó chịu, nhất là khi tình trạng này xảy ra thường xuyên và liên tục. Khi thức giấc giữa đêm, giấc ngủ xẽ bị xáo trộn, cơ thể phải mất một khoảng thời gian để trở lại giấc ngủ sâu và không được tỉnh táo vào hôm sau. Vậy lý do của tình trạng này là gì, có cách nào giúp bạn không bị tình giấc bất thường? Tìm hiểu ngay cùng hoạt huyết bổ máu dưới đây!
Nội dung chính
I. 8 lý do khiến bạn hay thức dậy lúc nửa đêm
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị thức dậy giữa đêm, có thể kể tới như:
1. Do sử dụng thiết bị điện tử ban đêm
Trước khi đi ngủ nhiều người thường có thói quen lướt điện thoại đọc tin tức, xem phim, nghe nhạc, trò chuyện…
Hay thức dậy lúc nửa đêm do nhiều nguyên nhân gây ra
Việc tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng xanh từ điện thoại thông minh, ipad, máy tính xách tay,… vào nửa đêm thể gây rối loạn giấc ngủ.
Nguyên nhân là do nguồn ánh sáng này sẽ ngăn cơ thể tạo ra Melatonin – Hormone gây buồn ngủ.
2. Người bị mắc các vấn đề về hô hấp
Dị ứng thời tiết, cảm lạnh, lệch vách ngăn mũi, phì đại amidan, polyp mũi, lưỡi quá lớn khiến việc hô hấp khó khăn đều ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
3. Do uống nhiều nước trước khi đi ngủ
Uống quá nhiều nước trước khi ngủ khiến bạn phải thức dậy lúc nửa đêm để đi tiểu.
Đặc biệt, nếu bạn uống quá nhiều nước mà không có đủ lượng muối cần thiết, cơ thể sẽ cố loại bỏ phần nào lượng nước.
Do đó, việc bạn phải thường xuyên thức dậy lúc nửa đêm để đi vệ sinh là điều khó tránh khỏi.
4. Do vấn đề về tuyến giáp
Hay thức dậy lúc nửa đêm là bệnh gì? Tuyến giáp hoạt động quá ít hoặc quá nhiều đều có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố gây mất ngủ giữa đêm, thường xuyên tỉnh giấc hoặc khó ngủ.
Khi tuyến giáp hoạt động quá ít, khả năng bệnh nhân bị ngừng thở trong khi ngủ sẽ tăng đến 35%.
Nếu tuyến giáp hoạt động quá mức, nhịp tim tăng nhanh và tăng tiết tuyến thượng thận gây mất ngủ và lo âu.
5. Do thiếu vitamin D
Các nhà nghiên cứu ở Trường Y tế cộng đồng Harvard cho biết, thiếu vitamin D có liên quan đến chất lượng giấc ngủ.
Vì vitamin D có ảnh hưởng trực tiếp đến phần não kiểm soát giấc ngủ.
6. Do bị trầm cảm
Rối loạn sức khỏe tâm thần, rối loạn lo âu, trầm cảm gây căng thẳng quá mức có tác động tiêu cực đến bộ não và khiến bạn khó ngủ, mất ngủ, bao gồm cả việc thức dậy giữa đêm không ngủ lại được.
7. Do kết cấu phòng ngủ không ổn định
Phòng ngủ ngột ngạt, nóng bức; giường ngủ quá bé hoặc không bằng phẳng; người bên cạnh ngáy quá to đều có thể là nguyên nhân gây thức dậy nửa đêm và làm gián đoạn giấc ngủ.
8. Do thiếu máu lên não
Người bị thiếu máu não rất hay gặp phải các vấn đề về giấc ngủ như: Ngủ gặp ác mộng, ngủ chập chờn, ngủ hay thức, bị thức dậy giữa đêm hoặc đến sáng mới ngủ được.
Vì bị mất ngủ triền miên nên bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và chán nản, không có tinh thần và hứng thú làm việc. Tính khí vì vậy cũng hay gắt gỏng, dễ bị kích động và thờ ơ với mọi thứ xung quanh.
Không chỉ gây mất ngủ nửa đêm về sáng, thiếu máu lên não còn gây đau đầu, suy giảm trí nhớ, tê bì và nhức mỏi chân tay.
II. Hay thức dậy giữa đêm có nguy hiểm không?
Tình trạng ngủ hay thức dậy nửa đêm nếu không được khắc phục và để kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều sức khỏe, sắc đẹp và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cụ thể:
1. Đối với sức khỏe
– Tăng nguy cơ đột quỵ:
Bị mất ngủ giữa đêm kéo dài liên tục kiến cơ thể tăng sinh vượt quá mức các gốc tự do.
Các gốc tự do dần tấn công và gây tổn thương đến mạch não, tạo nên các mảng xơ vữa cùng các huyết khối làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ.
– Các vấn đề về tim mạch:
Khi bạn không ngủ đủ giấc, tim phải hoạt động liên tục gây hiện tượng tăng huyết áp và các vấn đề về tim mạch.
– Nguy cơ mắc bệnh ung thư cao:
Hay bị thức dậy giữa đêm còn có thể gây tổn thương đến các ADN và khả năng tự chữa lành gen của cơ thể.
Hậu quả là làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, nhất là ung thư vú.
– Khả năng gặp phải các vấn đề về thần kinh:
Khi ngủ không ngon, không sâu và không đủ giấc, người bệnh xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực, lo lắng.
Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, rối loạn khí sắc, hành vi, cảm xúc…
2. Đối với sắc đẹp
– Tăng cân:
Hay mất ngủ giữa đêm khiến hệ tiêu hóa không thể chuyển hóa tốt thức ăn dẫn đến tích trữ mỡ thừa, tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt là các thực phẩm béo.
Hậu quả là làm tăng nguy cơ bị béo phì, tiểu đường, mỡ máu…
– Lão hóa sớm:
Ngủ không đủ giấc và hay thức dậy nửa đêm tác động đến nồng độ collagen trong cơ thể gây mọc mụn, da có nếp nhăn, sạm nám, tối màu da,…
3. Đối với cuộc sống
– Mất tập trung, suy giảm trí nhớ:
Tình trạng ngủ thức dậy giữa đêm kéo dài khiến người bệnh bị suy giảm trí nhớ, lú lẫn, hay quên, mất tập trung, phản xạ kém, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi…
– Giảm hiệu suất làm việc:
Khi cơ thể uể oải, khó tập trung và trí nhớ kém thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc.
– Mất dần các mối quan hệ:
Thường xuyên thức giấc và mất ngủ về đêm còn khiến người bệnh khó kiểm soát được cảm xúc của bản thân, dễ nóng giận, cáu gắt…
III. Cách chữa thức dậy giữa đêm tại nhà
Để khắc phục và cải thiện tình trạng hay thức dậy giữa đêm, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp sau để có giấc ngủ ngon xuyên đêm:
1. Thiết lập thói quen lành mạnh trước khi ngủ
Cụ thể, bạn không nên uống rượu bia, phê trước giờ đi ngủ; nên uống các loại trà tốt cho giấc ngủ (trà hoa cúc, trà lạc tiên, trà mộc lan…); nghe nhạc nhẹ trước khi đi ngủ; hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị điện tử có màn hình;…
2. Thiết kế phòng ngủ thuận lợi cho giấc ngủ
Trong không gian phòng ngủ, bạn hãy điều chỉnh ánh sáng, tiếng ồn và nhiệt độ phòng ở mức dễ chịu và không làm phiền bạn khi nghỉ ngơi.
Bên cạnh đó, cần thường xuyên vệ sinh lau dọn phòng ngủ, chăn ga gối đệm sạch sẽ để có không gian nghỉ ngơi thoải mái giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ.
3. Hạn chế ngủ nhiều về ban ngày
Dù giấc ngủ trưa có vai trò quan trọng, nhưng bạn chỉ nên ngủ trưa trong khoảng thời gian từ 15-20 phút.
Ngủ trưa quá nhiều có thể làm mất chu kỳ giấc ngủ, khiến bạn khó có giấc ngủ sâu về đêm.
4. Chỉ đi ngủ khi thực sự thấy buồn ngủ
Nếu chưa buồn ngủ, bạn không cần thiết phải cố gắng lên giường và đi ngủ.
Thay vào đó, bạn có thể làm việc gì đó để thư giãn, giải tỏa tinh thần, căng thẳng và stress, không nên nằm trên giường quá 30 phút khi không ngủ được.
5. Sử dụng các sản phẩm hoạt huyết khi mất ngủ nhiều
Trường hợp bạn đã áp dụng rất nhiều cách, trong đó có đếm cừu mà tình trạng mất ngủ vẫn không cải thiện thì nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng sản phẩm Hoạt Huyết Bổ Máu Đại Bắc để cải thiện mất bệnh mất do tuần hoàn máu kém, thiếu máu não.
Rất nhiều người tìm lại được giấc ngủ ngon sau thời gian duy trì sử dụng Hoạt Huyết Bổ Máu Đại Bắc là nhờ: Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên gồm tinh chất cao Bacopa và thảo dược quý xuyên khung,…
Công dụng của sản phẩm Huyết Bổ Máu Đại Bắc là bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu và cải thiện tuần hoàn máu não, giúp cải thiện các triệu chứng suy giảm trí nhớ, chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, tê bì, nhức mỏi chân tay.
Đồng thời giúp dưỡng tâm an thần, góp phần tạo giấc ngủ sâu, ngủ ngon hơn.
Người dùng có thể uống 4 viên Hoạt Huyết Bổ Máu/ngày cho tới khi cải thiện được tình trạng mất ngủ thì duy trì uống 2 viên/ngày.
Chỉ sau một liệu trình dùng thuốc có thể cải thiện mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Sản phẩm phù hợp với cả những người bị tiểu đường nhờ thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên không chứa đường.
Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc giúp nhiều người tìm lại được giấc ngủ ngon
IV. Khi nào nên đến viện khi hay thức dậy lúc nửa đêm
Trường hợp ngủ hay thức dậy vào lúc nửa đêm diễn ra liên tục với tần suất 3 lần/tuần trở lên và kéo dài liên tục trong 1 tháng.
Hoặc người bệnh đã áp dụng các biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ nhưng tình trạng hay thức dậy lúc nửa đêm không cải thiện thì bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên đi thăm khám bác sĩ trong trường hợp việc chứng thức dậy giữa đêm ảnh hưởng đến các hoạt động vào buổi sáng.
Tình trạng hay thức dậy lúc nửa đêm kéo dài gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe nếu không được điều trị.
Do đó, bạn nên chủ động thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị hiệu quả.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.