Bệnh khó ngủ về đêm là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh khó ngủ về đêm lâu ngày khiến bạn rất mệt mỏi, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm về thần kinh. Bạn hãy chú ý tới một số nguyên nhân gây chứng khó ngủ ban đêm để tìm cách trị khó ngủ ban đêm ngay nhé!
Nội dung chính
I – Bệnh khó ngủ về đêm là bệnh gì?
Khó ngủ, mất ngủ về đêm là bệnh gì? Chứng khó ngủ ban đêm là tình trạng thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc, hay tỉnh dậy trong đêm, khó ngủ, hay gặp ác mộng, ngủ lơ mơ…
Các dấu hiệu khó ngủ về đêm gồm: Buồn ngủ ban ngày khó ngủ ban đêm, mệt mỏi; tỉnh giấc trong đêm; tỉnh dậy sớm; cảm thấy không thấy thoải mái sau khi ngủ dậy; lo âu, cáu gắt, trầm cảm; học tập và làm việc kém tập trung; căng thẳng nhức đầu, lo lắng thái quá về giấc ngủ…
Khó ngủ về đêm kéo dài gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống
( → Xem thêm: Mất ngủ ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách trị mất ngủ cho người trẻ)
II – Tại sao lại khó ngủ vào ban đêm? Nguyên nhân khó ngủ về đêm
Vì sao khó ngủ về đêm? Các nguyên nhân chính gây tình trạng đêm khó ngủ gồm:
– Nhiệt độ phòng không thích hợp gây khó ngủ vào ban đêm: Nhiệt độ tối ưu cho giấc ngủ sâu là 15-23 độ C. Bạn nên giữ ấm cơ thể bằng một tấm chăn mỏng để không bị nhiễm lạnh.
Vào mùa hè nhiều người lạm dụng điều hoà, quạt khiến cho nhiệt độ phòng giảm, không khí khô gây ra chứng khó ngủ ban đêm.
– Không gian ngủ không thích hợp: Phòng ngủ của bạn quá sáng, quá ồn ào sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và trằn trọc khó ngủ về đêm.
Do đó, hãy loại bỏ hết ánh sáng hoặc để đèn ngủ dìu dịu, trước khi ngủ có thể nghe chút nhạc nhẹ nhàng sẽ kích thích ngủ ngon giấc hơn.
– Tập thể dụng không đúng giờ gây khó ngủ ban đêm: Tập thể dục mỗi ngày là việc tốt nên làm để cơ thể được khoẻ mạnh, bền bỉ, dẻo dai.
Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người làm việc đến tối muộn và thường tới phòng tập thể dục khi không còn sớm. Điều này cũng là một nguyên nhân khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng.
Do vận động kích thích hệ thần kinh khiến bạn bị khó ngủ về đêm. Vậy nên hãy tập thể dục cách thời gian đi ngủ ít nhất 3 tiếng để đảm bảo sức khoẻ.
Tập thể dục buổi tối có thể khiến bạn khó ngủ ban đêm
– Một số bệnh lý trong cơ thể: Nếu bạn thắc mắc vì sao khó ngủ vào ban đêm thì hãy kiểm tra xem mình có bị mắc các bệnh như rối loạn thần kinh, căng thẳng, trầm cảm, thiếu máu não, cao huyết áp, tim mạch, rối loạn tiền đình… không nhé.
– Sử dụng chất kích thích: Đây cũng là lý do tại sao ban đêm khó ngủ. Mặc dù uống đồ có cồn bạn cảm thấy có thể ngủ nhanh nhưng nó khiến bạn mệt mỏi vào những ngày tiếp theo, nếu kéo dài sẽ dẫn tới đêm khó ngủ ngày buồn ngủ dài dài đấy.
Do vậy hãy tránh xa chúng nếu muốn một giấc ngủ ngon lành, thoải mái không còn bị chứng khó ngủ ban đêm ghé thăm thường xuyên.
– Lạm dụng các thiết bị điện tử gây ra: Đây là lý do tiếp theo tại sao lại khó ngủ vào ban đêm. Nhiều người đi ngủ mà vẫn cầm theo điện thoại, máy tính bảng đặt ngay ở đầu giường hoặc cố gắng xem nốt một bộ phim trên TV. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sóng điện thoại có ảnh hưởng tới não bộ.
Điều này khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, bị khó ngủ ban đêm và sẽ có nhu cầu dùng các thiết bị điện tử đó nếu như không ngủ được. Nếu bạn đang thắc mắc vì sao ban đêm khó ngủ thì hãy lưu ý nguyên nhân này nhé.
Nguyên nhân khiến bạn khó ngủ ban đêm chính là lạm dụng điện thoại, máy tính
III – Ai thường hay bị khó ngủ về đêm?
Chứng ban đêm khó ngủ không chỉ phổ biến và thường gặp ở người cao tuổi mà còn đang có xu hướng trẻ hóa, có thể xảy ra ở cả trẻ em, người trẻ tuổi và phụ nữ mang thai.
1. Trẻ khó ngủ về đêm
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ về đêm như: cơ thể thiếu hụt canxi, nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh; phòng quá sáng và ổn; ngủ không đúng giờ; trẻ bị ho, sổ mũi; trẻ thường xuyên bị mắng và quát nạt…
2. Có bầu khó ngủ về đêm
Bà bầu khó ngủ về đêm là nỗi ám ảnh của rất nhiều mẹ bầu, đặc biệt là ở những tháng cuối thai kỳ. Thay đổi hormone, thai nhi phát triển ngày một lớn, thường xuyên lo lắng, căng thẳng; hệ tiêu hóa hoặc hô hấp gặp trục trặc… là những lý do vì sao bà bầu khó ngủ về đêm.
Một số nghiên cứu cho thấy, bà bầu bị mất ngủ, khó ngủ về đêm kéo dài có thể dẫn tới triệu chứng trầm cảm, nghiêm trọng hơn là trầm cảm sau sinh.
Do đó, nếu thấy bị mất ngủ, ngủ kém hoặc khó ngủ kéo dài, các mẹ nên đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách và an toàn.
3. Người già hay bị chứng khó ngủ về đêm
Người già thường bị mất ngủ, khó ngủ về đêm bởi các nguyên nhân như: ít tiếp xúc với ánh sáng, do giảm hoạt động thể lực, giảm ngưỡng bị đánh thức, giảm khả năng hồi phục các chức năng khi cơ thể bị lão hóa, thay đổi nhịp sinh học, các bệnh lý như sa sút trí tuệ, viêm nhiễm đường hô hấp, tim mạch, đau xương khớp, trầm cảm….
Người già mất ngủ, khó ngủ về đêm là tình trạng phổ biến
IV – Khó ngủ về đêm phải làm sao? Cách chữa khó ngủ về đêm
Để trị chứng khó ngủ về đêm hiệu quả và an toàn, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định nguyên nhân và tư vấn cách điều trị phù hợp, khoa học.
Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và áp dụng các cách trị chứng khó ngủ vào ban đêm bằng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số cách chữa bệnh khó ngủ về đêm không cần dùng thuốc dưới đây:
– Khó ngủ về đêm phải làm sao? Nên tập thể dục thể thao đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tuy nhiên nên tránh tập thể dục sau 6 giờ tối.
– Làm gì khi khó ngủ về đêm? Nên tạo cảm giác thư giãn và thoải mái nhất cả về thể chất và tinh thần trước khi đi ngủ.
– Tạo môi trường ngủ yên tĩnh và thoải mái nhất bằng cách hạn chế tiếng ồn, ánh sáng và duy trì nhiệt độ phòng vừa phải. Nếu đang không biết khó ngủ về đêm nên làm gì, bạn hãy chú ý những vấn đề này xem sao nhé.
– Hình thành thói quen đi ngủ và thức giấc vào một giờ cố định để khắc phục tình trạng ban ngày ngủ nhiều ban đêm khó ngủ.
– Ban đêm khó ngủ phải làm sao? Không nên ngủ nhiều vào ban ngày cũng là cách trị bệnh khó ngủ về đêm đơn giản mà hiệu quả.
– Hạn chế uống bia, rượu, hút thuốc lá, cà phê hoặc đồ uống chứa chất kích thích vào buổi chiều tối.
Hạn chế uống đồ uống chứa chất kích thích là cách khắc phục chứng mất ngủ về đêm hiệu quả
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.