Bị hoa mắt chóng mặt nên ăn gì và kiêng ăn gì? Thực đơn
Đau đầu hoa mắt chóng mặt là biểu hiện của nhiều chứng bệnh cần lưu ý như thiếu máu não, tim mạch, hạ đường huyết, viêm tai trong, rối loạn tiền đình. Ngoài việc uống các loại thuốc theo đơn kê của bác sĩ, đảm bảo dinh dưỡng sẽ giúp cải thiện tình hình hiệu quả. Vậy đau đầu hoa mắt chóng mặt nên ăn gì và kiêng gì?
Đau đầu hoa mắt chóng mặt là biểu hiện của nhiều chứng bệnh cần lưu ý như thiếu máu não, tim mạch, hạ đường huyết, viêm tai trong, rối loạn tiền đình
Nội dung chính
- I – Hoa mắt chóng mặt nên ăn gì?
- 1. Bị hoa mắt chóng mặt nên ăn gì? Các thực phẩm giàu vitamin C
- 2. Đau đầu hoa mắt chóng mặt ăn gì? Các thực phẩm giàu vitamin B6
- 3. Người bị chóng mặt nên ăn gì? Ăn ngũ cốc nguyên hạt
- 4. Hay chóng mặt nên ăn gì? Ăn gừng
- 5. Hay bị chóng mặt nên ăn gì? Ăn cá hồi
- 6. Nhức đầu chóng mặt nên ăn gì? Ăn trứng
- 7. Ăn gì khi bị chóng mặt hoa mắt? Bông cải xanh
- 8. Ăn gì khi bị hoa mắt chóng mặt? Hạt bí đỏ và hạnh nhân
- II – Bị hoa mắt chóng mặt không nên ăn gì?
- III – Hoa mắt chóng mặt kiêng gì trong sinh hoạt?
I – Hoa mắt chóng mặt nên ăn gì?
Để cải thiện chứng đau đầu hoa mắt chóng mặt hiệu quả, trước tiên cần xác định nguyên nhân gây bệnh. Do vậy, người bệnh cần đến cơ sở y tế để trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng, tiến hành thăm khám và xác định nguyên nhân để có các cách chữa trị phù hợp, kịp thời.
Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới việc kết hợp với chế độ ăn uống khoa học để cải thiện tình trạng bệnh. Vậy khi bị chóng mặt nên ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày khi bị đau đầu hoa mắt chóng mặt:
1. Bị hoa mắt chóng mặt nên ăn gì? Các thực phẩm giàu vitamin C
Bạn hãy chú ý đến những thực phẩm dồi dào vitamin C như cà chua, cam, quýt, dâu tây, bông cải xanh, xoài…
Các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Hirosima của Nhật Bản đã nghiên cứu và chỉ ra rằng đồ ăn giàu vitamin C giúp cải thiện tình trạng hoa mắt chóng mặt và bệnh Meniere rất tốt và an toàn.
Đồ ăn giàu vitamin C giúp cải thiện tình trạng hoa mắt chóng mặt và bệnh Meniere rất tốt và an toàn
2. Đau đầu hoa mắt chóng mặt ăn gì? Các thực phẩm giàu vitamin B6
Vitamin B6 là chất có vai trò quan trọng trong việc chuyển hoá tế bào màu đỏ và tổng hợp protein, kích thích hệ thần kinh và hệ miễn dịch trong cơ thể.
Ngoài ra, đây cũng là thực phẩm giúp đẩy lùi chứng hoa mắt chóng mặt buồn nôn nhất là khi bạn uống thuốc gặp tác dụng phụ.
Vitamin B6 có trong những loại thực phẩm như thịt lợn, gà, cá ngừ, quả óc chó, bơ… là đáp án cho thắc mắc thiếu máu chóng mặt nên ăn gì của bạn.
3. Người bị chóng mặt nên ăn gì? Ăn ngũ cốc nguyên hạt
Bạn hãy thử ăn thêm ngũ cốc nguyên hạt thay vì những loại ngũ cốc tinh chế trong một thời gian sẽ đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc.
Những loại ngũ cốc nguyên hạt được khuyên dùng như bánh mì, gạo lức, đỗ, ngô…
Ngũ gốc nguyên hạt được khuyên dùng như bánh mì, gạo lức, đỗ, ngô
4. Hay chóng mặt nên ăn gì? Ăn gừng
Từ xưa đến nay, người dân vẫn dùng gừng để chế biến các món ăn có tác dụng chống lại chứng khó tiêu, tiêu chảy, rối loạn dạ dày…
Để khắc phục tình trạng hoa mắt chóng mặt bạn nên cho gừng vào một số món ăn, lưu ý chỉ cho vừa đủ để vẫn giữ được hương vị món ăn mà không bị quá cay.
5. Hay bị chóng mặt nên ăn gì? Ăn cá hồi
Hay bị chóng mặt nên ăn gì? Cá hồi rất giàu axit béo không no, các khoáng chất kali, kẽm, canxi, photpho và các vitamin A, B12, B6, D… tốt cho hoạt động của não bộ.
6. Nhức đầu chóng mặt nên ăn gì? Ăn trứng
Hãy ăn trứng! Trứng có hàm lượng protein cao, giúp kiểm soát nồng độ đường huyết của máu đồng thời tạo nguồn năng lượng cho cơ thể để hoạt động cả ngày mà không bị đau đầu chóng mặt
Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn trứng vào bữa sáng để có đủ năng lượng hoạt động cho cả ngày dài, đồng thời phòng ngừa chứng đau đầu hoa mắt chóng mặt.
Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn trứng vào bữa sáng để khắc phục chứng đau đầu chóng mặt
7. Ăn gì khi bị chóng mặt hoa mắt? Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa nhiều riboflavin giúp cân bằng nồng độ magie – một trong các khoáng chất có tác dụng chống lại các cơn đau nửa đầu và đau đầu.
Vì vậy, nếu thắc mắc nên ăn gì khi bị chóng mặt đau đầu? Bạn hãy chế biến bông cải xanh thành các món ăn hàng ngày hoặc cho vào các loại nước ép hoa quả sẽ giúp giảm đau đầu chóng mặt rất tốt.
8. Ăn gì khi bị hoa mắt chóng mặt? Hạt bí đỏ và hạnh nhân
Các dưỡng chất trong hạt bí đỏ và hạnh nhân đều rất tốt cho hệ thần kinh và tăng cường lưu thông máu. Bạn hãy ăn hai loại hạt này mỗi ngày để hỗ trợ điều trị chứng đau đầu hiệu quả nhé.
Ảnh 5: Hạt bí đỏ và hạnh nhân hỗ trợ điều trị chứng đau đầu hiệu quả
II – Bị hoa mắt chóng mặt không nên ăn gì?
Bên cạnh các thực phẩm có tác dụng hỗ trợ làm giảm đau đầu chóng mặt, có rất nhiều thực phẩm bạn không nên ăn để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Điển hình là các thực phẩm sau:
1. Chóng mặt kiêng ăn gì? Thực phẩm quá mặn
Khi bắt cơ thể tiêu thụ quá nhiều muối dễ dẫn đến các bệnh về thận, tim, hoa mắt chóng mặt nặng nề.
Không nên tiêu thụ đến 2-3g muối mỗi ngày và cũng cần hạn chế đồ ăn nhanh, các loại xúc xích, thịt nguội vì chứa nhiều muối.
2. Hoa mắt chóng mặt kiêng ăn gì?Thực phẩm chứa nhiều đường
Bạn nên chú ý hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường. Những đồ ăn và thức uống có chứa nhiều đường dễ khiến tình trạng hoa mắt chóng mặt trở nên trầm trọng hơn do vậy hãy hạn chế chúng để đảm bảo sức khoẻ.
Người bị đau đầu chóng mặt nên tránh ăn thực phẩm chứa nhiều đường
3. Chóng mặt không nên uống gì? Cà phê, rượu bia, các chất kích thích
Khi đang bị hoa mắt đau đầu chóng mặt buồn nôn mà bạn uống thêm cà phê, rượu bia sẽ dẫn tới việc bạn càng cảm thấy mệt mỏi hơn rất nhiều, vì vậy hãy loại bỏ chúng.
III – Hoa mắt chóng mặt kiêng gì trong sinh hoạt?
Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống và dinh dưỡng khoa học, người bị hoa mắt chóng mặt cần lưu ý một số vấn đề sau trong sinh hoạt hàng ngày:
– Tránh đứng dậy đột ngột khiến cơ thể choáng váng và mất thăng bằng.
– Uống đủ nước mỗi ngày.
– Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục thể thao.
– Tránh làm việc quá sức gây căng thẳng, stress.
– Nghỉ ngơi điều độ, suy nghĩ lạc quan, tránh lo âu, nóng giận.
– Tránh thức khuya ngủ muộn; ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.