Rối loạn trầm cảm là gì? Làm gì khi bị rối loạn trầm cảm tuổi mãn kinh?

12-07-2022

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Rối loạn trầm cảm được xem là căn bệnh của xã hội hiện đại và ngày càng trở nên phổ biến. Trong bài viết này, hãy cùng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc tìm hiểu kỹ hơn về bệnh rối loạn trầm cảm để biết nguyên nhân và cách điều trị ra sao nhé!

I – Chứng rối loạn trầm cảm là gì? 

Rối loạn trầm cảm là bệnh gì? Bệnh học rối loạn trầm cảm là một rối loạn về mặt cảm xúc. Bệnh lý này không chỉ đơn thuần gây cảm giác mất mát hay cảm xúc buồn bã mà còn ảnh hưởng đến tất cả suy nghĩ, cảm nhận, hành vi và đến cả sức khỏe người bệnh.

Tại Việt Nam, theo Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, tỷ lệ mắc 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến trong năm 2014 là 14,2%, trong đó riêng chứng rối loạn trầm cảm ở Việt Nam chiếm 2,45%. Tỷ lệ tự sát trong năm 2015 là 5,87 trên 100.000 dân.

Hội Tâm thần học Mỹ đã phân loại rối loạn trầm cảm thành các loại sau: các rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn trầm cảm lưỡng cực, rối loạn trầm cảm nặng, rối loạn trầm cảm vừa, rối loạn trầm cảm nhẹ, rối loạn trầm cảm tái diễn, rối loạn trầm cảm tái phát, loạn khí sắc tiền mãn kinh, rối loạn trầm cảm do một chất, rối loạn trầm cảm do một bệnh thực tổn…

Rối loạn trầm cảm chủ yếu là gì? Rối loạn trầm cảm chủ yếu được đặc trưng bởi một hay nhiều giai đoạn trầm cảm. Bệnh nhân phải có ít nhất 5 triệu chứng chủ yếu và hay gặp, trong đó có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng chủ yếu là khí sắc giảm và mất hầu hết các hứng thú/sở thích.

Các giai đoạn trầm cảm phải kéo dài ít nhất 2 tuần. Bệnh nhân không được có tiền sử lạm dụng chất (rượu, ma túy, thuốc) và chấn thương sọ não.

Chứng rối loạn trầm cảm là gìChứng rối loạn trầm cảm ngày càng trở nên phổ biến

Người bị rối loạn trầm cảm thường có các triệu chứng gồm:  

– Cảm giác trầm, hay khóc, buồn bã.

– Mất hứng thú với các việc trước đây từng rất thích.

– Khả năng tập kém, không thể tập trung vào công việc.

– Luôn cảm thấy mình là người thất bại, mặc cảm, vô dụng.

– Đã từng lên kế hoạch tử tự hoặc nghĩ đến việc tự tử.

Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, hay thức giấc, khó ngủ lại, mất ngủ…

– Chán ăn, ăn không ngon; có người lại ăn quá nhiều.

– Cơ thể mệt mỏi, mất năng lượng.

– Chậm chạp hoặc kích động.

Ngoài ra, chứng rối loạn trầm cảm lo âu còn có thể kèm với các biểu hiện sau:

– Cảm giác đau nhức khắp cơ thể.

– Đau đầu.

– Đau bụng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, …

– Lo lắng hoặc sợ hãi.

– Giảm ham muốn tình dục.

Các rối loạn trầm cảm chủ yếu là gìCảm giác trầm, hay khóc, buồn bã là triệu chứng điển hình của rối loạn trầm cảm

II – Nguyên nhân gây bệnh rối loạn trầm cảm

Như vậy các bạn đã biết chứng rối loạn trầm cảm là gìdấu hiệu của rối loạn trầm cảm ra sao. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh rối loạn trầm cảm? Thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ngay dưới đây.

Theo các chuyên gia sức khỏe, áp lực cuộc sống và công việc có thể là yếu tố thuận lợi để bệnh rối loạn trầm cảm khởi phát hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, các yếu tố có thể là yếu tố thuận lợi gây rối loạn trầm cảm như:

– Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người bị rối loạn trầm cảm hoặc bị các bệnh lý về thần kinh thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.

– Xảy ra các biến cố lớn trong cuộc sống như mất việc, vỡ nợ, mất người thân…

– Bị mắc chứng rối loạn trầm cảm thứ phát, do mắc phải các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường…

– Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây rối loạn trầm cảm.

– Nghiện rượu, thuốc lá, ma túy, heroin,…

Rối loạn trầm cảm sau sang chấn

– Do các chấn động tâm lý khác.

Áp lực cuộc sống và công việc có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm

III – Tại sao tuổi mãn kinh dễ bị trầm cảm? 

Khi bước sang tuổi mãn kinh, người phụ nữ có những thay đổi cả về mặt tính cách, tình cảm, tinh thần và đặc biệt kể về cuộc sống vợ chồng. Và chứng thường gặp nhất là rối loạn trầm cảm tuổi mãn kinh hay bệnh trầm cảm tuổi mãn kinh.

Về nguyên nhân gây trầm cảm tuổi mãn kinh, một cuộc khảo sát nhỏ cho thấy rằng: Khi bước sang tuổi mãn kinh thì có tới 30%~80% là mắc bệnh trầm cảm.

Vì khi mãn kinh các nội tiết tố trong cơ thể giảm sút, không còn các ham muốn trong chuyện vợ chồng, khô hạn ở vùng kín khiến chị em luôn có cảm giảm tự ti và né tránh tiếp xúc với chồng, không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống cũng như công việc. Lâu dần sẽ gây nên chứng rối loạn trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh.

Để hỗ trợ điều trị trầm cảm ở tuổi mãn kinh, điều quan trọng là bộc lộ nỗi niềm của mình khi cần, người nghe bạn có thể là chồng, bác sĩ điều trị, nhà tâm lý học,…

Khi giải tỏa được điều mình suy nghĩ tâm lý sẽ thoải mái hơn. Nếu trong vấn đề quan hệ vợ chồng nên gặp các bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn và lắng nghe ý kiến.

Thông thường những người bước sang tuổi mãn kinh sẽ chọn cách hỗ trợ điều trị bằng các hormon thay thế. Tuy nhiên, phương pháp sử dụng hormon thay thế cũng có những mặt hạn chế và ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng.

Bệnh trầm cảm tuổi mãn kinhPhụ nữ tuổi mãn kinh thường hay mắc chứng rối loạn trầm cảm

( Xem thêm: Những bệnh hay gặp ở phụ nữ trung niên và cách phòng tránh)

Biện pháp sử dụng hormon thay thế đã được kiểm chứng là khá hiệu quả, nhưng phải sử dụng với liều lượng nhỏ và loại hoocmon đó phải có nguồn gốc tự nhiên.

Vì vậy, khi xác định sử dụng liệu pháp hoóc môn thay thế phải được sự tư vấn và chỉ định chặt chẽ từ các bác sĩ chuyên khoa để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

IV – Cách khắc phục bệnh rối loạn trầm cảm

Bác sĩ sẽ lựa chọn hoặc kết hợp các phương pháp điều trị khác nhau tùy theo tình trạng  bệnh của mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị bệnh rối loạn trầm cảm chính thường được áp dụng nhất là:

1. Thuốc chống trầm cảm

Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chữa rối loạn trầm cảm khi được bác sĩ chỉ định. Khi uống cần tuân thủ tuyệt đối về liệu lượng và liệu trình theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua và uống thuốc vì rất nguy hiểm.

2. Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý hay còn gọi là liệu pháp nói chuyện là một thuật ngữ chung để điều trị trầm cảm bằng cách nói về tình trạng của bạn và các vấn đề liên quan với một chuyên gia tâm lý. Phương pháp này có thể áp dụng cho cả rối loạn trầm cảm nhẹ và rối loạn trầm cảm nặng.

3. Thuốc chống trầm cảm kết hợp liệu pháp tâm lý

Đây là phương pháp điều trị kết hợp cả việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và liệu pháp tâm lý.

Chứng rối loạn trầm cảm lo âuĐiều trị rối loạn trầm cảm bằng liệu pháp tâm lý

Ngoài cách chữa bệnh rối loạn trầm cảm theo chỉ định bác sĩ, bạn cũng nên kết hợp các cách điều trị rối loạn trầm cảm tại nhà để đạt hiệu quả cao hơn:

– Cần tuân thủ theo đúng kế hoạch và lộ trình điều trị của bác sĩ.

– Tìm hiểu về rối loạn trầm cảm bằng cách đọc các thông tin và giáo trình rối loạn trầm cảm nhằm nâng cao nhận thức về rối loạn trầm cảm. Việc hiểu rõ và hiểu đúng về bệnh rối loạn trầm cảm sẽ giúp bạn thực hiện tốt hơn kế hoạch điều trị của bác sĩ.

– Chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo: Hãy liên hệ ngay với bác sĩ khi nhận thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng và cảm giác mới nào. Đồng thời nhờ người thân theo dõi các dấu hiệu để cảnh báo nguy cơ tự sát.

– Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, ma túy….

– Có chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng và điều độ.

– Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học và lành mạnh.

– Tập thể dục đều đặn hàng ngày, ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về chứng rối loạn trầm cảm, bạn vui lòng liên hệ tới tổng đài 1800 1125 (miễn cước) để được tư vấn.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng