Mất ngủ kinh niên ( triền miên, mãn tính) – Nguyên nhân và cách điều trị

20-07-2020

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Mất ngủ triền miên hay mất ngủ kinh niên, mất ngủ mãn tính là hệ quả do bệnh cường giáp, suy nhược thần kinh, trầm cảm và một số bệnh lý về hô hấp. Không chỉ khiến sức khỏe suy yếu mất ngủ triền miên mà còn làm giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. Vậy mất ngủ triền miên phải làm sao? Câu trả lời sẽ có trong phần tiếp theo của bài viết!

I – Mất ngủ triền miên là bệnh gì?

Mất ngủ triền miên là tình trạng khó ngủ, mất ngủ và ngủ chập chờn không sâu giấc kéo dài hơn 3 tuần. Tình trạng này còn được gọi là bệnh mất ngủ kinh niên hoặc mất ngủ mãn tính.

Mất ngủ mãn tính là gì? Mất ngủ triền miên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ

Chứng mất ngủ kinh niên có thể xảy đến ở bất kỳ ai. Tuy nhiên tình trạng mất ngủ mạn tính thường gặp ở phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh, người cao tuổi và những người có vấn đề sức khỏe đặc biệt.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh mất ngủ triền miên, bao gồm:

– Khó ngủ.

– Thức dậy giữa đêm thường xuyên.

– Buồn ngủ nhưng không ngủ được.

– Giảm trí nhớ.

– Dễ cáu gắt.

– Khó tập trung.

– Buồn bã, chán nản.

Vậy mất ngủ kinh niên là gì? Khác với mất ngủ tạm thời, bị mất ngủ triền miên thường tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm như:

– Suy nhược thần kinh.

– Trầm cảm.

– Rối loạn nội tiết tố.

– Cường giáp.

– Viêm khớp mãn tính.

– Các chứng bệnh hô hấp như hen suyễn, ngưng thở khi ngủ, tắc nghẽn phổi mãn tính.

Các bệnh lý khác: Trào ngược axit dạ dày, tiểu đường, Parkinson, Alzheimer, tiểu không tự chủ, vảy nến, men gan cao, mãn kinh,suy tim sung huyết, dị ứng.

II – Vì sao mất ngủ triền miên?

Ngoài nguyên nhân bệnh lý, mất ngủ triền miên còn do nhiều nguyên nhân khác như:

– Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc trong thời gian dài cũng là nguyên nhân vì sao mất ngủ triền miên. Các loại thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị, thuốc nhuận tràng, thuốc chẹn beta, … nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng khó ngủ và mất ngủ kéo dài.

– Áp lực trong học tập và công việc: Học tập và làm việc hơn 8 tiếng mỗi ngày có thể gây áp lực lên não bộ, khiến hệ thần kinh trung ương luôn hoạt động không ngừng nghỉ. Tình trạng này kéo dài có thể gây mất ngủ triền miên, trầm cảm và  stress.

– Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học: Nguyên nhân gây mất ngủ triền miên này thường gặp ở những người trẻ tuổi. Thói quen thường xuyên thức khuya, ngủ muộn và dậy muộn kéo dài có thể gây rối loạn đồng hồ sinh học, gây mất ngủ mãn tính.

Thói quen thường xuyên thức khuya, ngủ muộn và dậy muộn kéo dài có thể gây rối loạn đồng hồ sinh học, gây mất ngủ mãn tính.

(→  Xem thêm: Mất ngủ tuổi trung niên do đâu? Cách trị mất ngủ ở người trung niên)

=> Mất ngủ lâu năm có ảnh hưởng gì không? Những ảnh hưởng khi bị mất ngủ lâu năm bao gồm:

– Tăng nguy cơ gặp tai nạn do lái xe trong trạng thái buồn ngủ.

– Suy giảm khả năng miễn dịch, làm tăng 36% nguy cơ bị bệnh ung thư đại trực tràng.

Bệnh mất ngủ lâu năm có thể gây béo phì.

– Các rối loạn về tâm lý, tâm thần như trầm cảm, lo âu.

– Tăng nguy cơ sa sút trí tuệ thêm 33%.

– Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

– Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

– Giảm ham muốn tình dục.

– Đối với trẻ em, mất ngủ mạn tính còn gây ra các tác động lâu dài như: trình độ học vấn kém; kém hòa hợp với người khác; tăng các thành viên hiểm và chống đối xã hội; kém phát triển thể chất…

III. Bệnh mất ngủ kinh niên có nguy hiểm không?

Không chỉ khiến cơ thể suy nhược, sức khỏe suy giảm, mất ngủ kinh niên còn gây ra nhiều hậu quả và chứng bệnh nguy hiểm như:

Mất ngủ mãn tính có thể dẫn tới tiểu đường, béo phì, cao huyết áp

– Ngộ độc và thoái hóa tế bào.

– Có thể gây ra bệnh cao huyết áp và các bệnh lý về tim mạch.

– Dễ bị tăng cân và béo phì.

– Khả năng bị bệnh tiểu đường cao hơn so với người bình thường.

– Tăng cholesterol, tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Do đó, nếu bị mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời.

IV – Mất ngủ triền miên phải làm sao? Cách chữa mất ngủ kinh niên

Khi không may bị mất ngủ triền miên, rất nhiều người đặt câu hỏi mất ngủ kinh niên phải làm sao? Chữa mất ngủ kinh niên bằng cách nào?

Không chỉ khiến sức khỏe suy yếu, mất ngủ triền miên mà còn làm giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.

→ Công bố mới đây trên Tạp chí NeuroScience của Mỹ khẳng định: “Não teo 25 nếu mất ngủ triền miên. Các tổn thương não do mất ngủ kinh niên rất khó hồi phục, thậm chí là không thể tái tạo.”

Vậy mất ngủ kinh niên và cách điều trị thế nào? Khi thấy có dấu hiệu bị mất ngủ kéo dài triền miên, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị bệnh mất ngủ mãn tính phù hợp.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số phương pháp mất ngủ mãn tính và cách điều trị dưới đây:

1. Bài thuốc chữa mất ngủ kinh niên 

Các bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia y tế luôn khuyên những bệnh nhân bị mất ngủ, khó ngủ kinh niên hãy chú ý nhiều đến chế độ ăn uống, tập cho mình những thói quen sinh hoạt khoa học để cải thiện, hỗ trợ điều trị mất ngủ lâu năm.

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm các bài thuốc trị mất ngủ kinh niên dân gian dưới đây để giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn.

– Bài thuốc trị mất ngủ mãn tính từ tâm sen:

Theo y học cổ truyền, trà Tâm sen (còn gọi là tim sen) có công dụng thanh tâm, hạ huyết áp, giữ cho tinh khí được bền chặt và tăng cường khí huyết lưu thông tốt.

Do đó, tâm sen thường được dùng để chữa các chứng bệnh như: đau đầu chóng mặt, hoa mắt, hay hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, trị mất ngủ lâu năm, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Nếu đang băn khoăn làm gì khi mất ngủ triền miên? thì bạn tuyệt đối đừng bỏ qua bài thuốc từ tâm sen nhé.

Cách trị bệnh mất ngủ lâu năm pha bằng tâm sen rất đơn giản: Bạn chuẩn bị 3-5g tâm sen khô, đem rửa sạch, rồi cho vào ấm trà, thêm nước sôi để hãm chừng 15 phút, dùng nước đã pha uống thay trà mỗi ngày. 

Bài thuốc trị mất ngủ mãn tính từ tâm sen

– Bài thuốc dân gian chữa mất ngủ kinh niên bằng hoa tam thất:

Từ lâu, theo kinh nghiệm dân gian và y học cổ truyền, hoa tam thất đã được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh và bồi bổ cơ thể, đặc biệt có công dụng chữa trị, cải thiện chứng mất ngủ, thiếu máu, huyết áp cao, trấn an tinh thần, cải thiện trí nhớ,… 

Theo Đông y, hoa tam thất có vị ngọt, tính mát, có công dụng bình can, thanh nhiệt, hạ huyết áp, nên giúp an thần, khí huyết lưu thông tốt, nhanh chóng cải thiện giấc ngủ tốt nhất cho người bệnh. 

Cách sử dụng hoa tam thất để chữa trị bệnh mất ngủ mãn tính rất đơn giản, tương tự như dùng tâm sen, bạn sử dụng 3-5gr hoa tam thất khô, hãm với nước sôi, dùng uống thay trà mỗi ngày.

Mất ngủ mãn tính cách điều trị bằng hoa tam thất cho hiệu quả rõ rệt khi bạn kiên trì thực hiện hàng ngày.

2. Bài thuốc nam trị mất ngủ kinh niên

– Bài thuốc nam trị mất ngủ kinh niên từ cây xạ đen: Cây thuốc chữa mất ngủ kinh niên xạ đen còn có tên gọi khác như vạn hoa, bách giải, đông chiều.

Ngoài khả năng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh ung thư, cây xạ đen còn có tác dụng làm an thần và là cách điều trị mất ngủ kinh niên rất tốt.

Cách trị mất ngủ lâu năm bằng cây xạ đen như sau: Cho 200g lá và thân cây xạ đen vào sắc lấy nước uống. Đun nhỏ lửa trong khoảng 20 phút là được.

Chia làm 3 phần uống hết trong ngày, nên uống trước bữa ăn. Thực hiện cách điều trị mất ngủ kinh niên đều đặn hàng ngày bằng cây xạ đen để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Bấm huyệt chữa mất ngủ kinh niên 

Bấm huyệt chữa mất ngủ kinh niên cũng là giải pháp hiệu quả và an toàn được nhiều người sử dụng. Bấm huyệt giúp điều hòa khí huyết, thông kinh hoạt lạc, an thần ích tâm và cải thiện tình trạng mất ngủ triền miên.

Dưới đây là cách chữa mất ngủ kinh niên bằng cách bấm huyệt: 

– Trị bệnh mất ngủ kinh niên bằng cách bấm huyệt nội quan:

Huyệt nội quan nằm ở phần mặt trước của cẳng tay, nằm giữa gan cơ tay bé và gan cơ tay lớn. Bạn hãy dùng ngón cái day và ấn vào vị trí của huyệt nội quan.

Thực hiện day ấn trong thời gian 3 phút đến khi có cảm giác hơi đâu thì dừng lại.  Kiên trì áp dụng cách chữa mất ngủ kinh niên này đều đặn hàng ngày để đạt kết quả tốt nhất.

Bấm huyệt nội quan chữa mất ngủ kinh niên 

– Trị chứng mất ngủ kinh niên bằng cách bấm huyệt thần môn:

Nếu bạn đang không biết mất ngủ kinh niên cách điều trị thế nào thì có thể bấm huyệt thần môn. Huyệt thần môn nằm ở cạnh cổ tay, phía bên trong.

Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt thần môn, sau đó day và ấn huyệt cho tới khi có cảm giác căng tức. Duy trì day ấn trong 30 giây thì dừng lại. Thực hiện liên tục 10 lần cách trị mất ngủ kinh niên này để mau hết bệnh.

4. Bà bầu mất ngủ triền miên chữa thế nào? 

– Cách sử dụng gừng tươi chữa bệnh mẹ bầu mất ngủ triền miên: 

Gừng có tác dụng hỗ trợ chữa trị mất ngủ hiệu quả, bởi trong thành phần gừng tươi có chứa 3% tinh dầu có thể giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Cách thực hiện bài thuốc trị mất ngủ lâu năm bằng gừng như sau: Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 củ gừng tươi, rửa sạch và cạo vỏ, thái lát mỏng, rồi nấu cùng với vài thìa đường phèn và khoảng 500ml nước sôi trong 10 phút là có thể sử dụng uống nhiều lần trong ngày.

Hoặc bạn có thể áp dụng mẹo chữa mất ngủ kinh niên bằng cách ngâm chân với gừng tươi như sau: Đập dập gừng tươi, thêm 2-3 bát nước ấm và một chút muối biển, dùng để ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ, nó sẽ giúp bạn thư giãn hơn để có một giấc ngủ ngon hơn.

– Cách sử dụng lá vông nem chữa bệnh mang thai mất ngủ triền miên:

Kinh nghiệm chữa mất ngủ kinh niên bằng lá vông nem được nhiều người sử dụng vì an toàn và lành tính. Lá vông (còn gọi là lá vông nem) có vị đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, an thần, nên rất hiệu quả để sử dụng khắc phục chứng mất ngủ, khó ngủ kinh niên.

Cách chữa mất ngủ lâu năm bằng lá vông nem cũng không mấy phức tạp, bạn có thể nấu canh với lá vông ăn mỗi bữa tối, hoặc nấu 30-50gr lá vông với 1 lít nước.

Dùng uống trong ngày, đặc biệt mỗi tối trước khi đi ngủ, mất ngủ kinh niên cũng khỏi ngay lập tức và giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon hơn. 

Ngoài ra, mẹ bầu có thể tham khảo cách điều trị bệnh mất ngủ kinh niên bằng các bài tập yoga.  Các bài tập yoga đem lại rất nhiều tác dụng với sức khỏe như: ngăn ngừa thoái hóa khớp, bảo vệ cột sống, giúp xương chắc khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tuần hoàn máu,…

Đặc biệt, yoga còn là liều thuốc tinh thần, giúp bạn giải tỏa những áp lực, căng thẳng, an thần, cải thiện hệ thần kinh, hệ hô hấp,…

Tập yoga giúp loại bỏ mọi căng thẳng, lo âu, phiền muộn 

Bà bầu nên áp dụng liệu pháp Yoga trị bênh mất ngủ lâu năm mỗi ngày theo các tư thế đơn giản TẠI ĐÂY

**Lưu ý: Bà bầu muốn sử dụng thuốc chữa mất ngủ kinh niên cần hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. 

5. Thuốc đặc trị mất ngủ kinh niên

Hầu hết các trường hợp bị mất ngủ kinh niên sẽ không được hướng dẫn điều trị bằng thuốc trị mất ngủ kinh niên, trừ những trường hợp nặng.

Việc sử dụng thuốc Tây điều trị mất ngủ triền miên trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh mất ngủ vào ban đêm và buồn ngủ vào ban ngày.

Đáng nói, việc uống thuốc kéo dài còn làm tăng nguy cơ mộng du, suy giảm trí nhớ và gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng cơ thể.

Trong trường hợp mất ngủ triền miên ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Tây y trong thời gian ngắn để giúp người bệnh phục hồi sức khỏe, tránh suy nhược cơ thể nặng hơn.

Vậy mất ngủ lâu năm uống thuốc gì? Các loại thuốc chữa mất ngủ mãn tính thường được bác sĩ kê đơn gồm:

– Thuốc an thần nhẹ không kê toa: Doxylamine succinate, Melatonin, Diphenhydramine,…

Thuốc trị mất ngủ mãn tính theo đơn kê của bác sĩ: Temazepam, Zolpidem, Suvorexant, Zaleplon, …

Ngoài ra, người bệnh có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thực phẩm chữa mất ngủ kinh niên để cải thiện giấc ngủ. 

Trong quá trình sử dụng thuốc mất ngủ kinh niên, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn cách chữa bệnh mất ngủ mãn tính và bác sĩ đưa ra.

Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và thay đổi liều lượng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ vì rất dễ gây các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Chỉ sử dụng thuốc Tây y khi có chỉ định của bác sĩ

>> Xem VIDEO thành phần của HHBM Đại Bắc <<

Video bài thuốc chữa mất ngủ kinh niên

V – Cách phòng ngừa mất ngủ kinh niên hiệu quả

Bạn có thể phòng ngừa bệnh mất ngủ kinh niên bằng một số phương pháp sau:

Tránh uống bia, rượu, cà phê và hút thuốc lá trước khi ngủ

  • Không sử dụng các đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê, nước trà đặc hoặc hút thuốc lá… trước khi đi ngủ.
  • Có chế độ ăn uống hàng ngày cân bằng và đủ dinh dưỡng. Nên tăng cường bổ sung các thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá, các loại hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt gà tây, các loại rau xanh và hoa quả…
  • Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học và lành mạnh, tránh thức khuya ngủ muộn. 
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi thật hợp lý, tránh làm việc quá sức gây căng thẳng và mệt mỏi.
  • Cố gắng giữa tâm lý thoải mái và vui vẻ nhất có thể, hạn chế các cảm xúc tiêu cực, lo âu và muộn phiền.
  • Không nên lao động hoặc hoạt động cường độ cao trước khi đi ngủ.
  • Đọc sách báo, tắm nước ấm, xem các chương trình giải trí nhẹ nhàng, nghe nhạc để thư giãn trước khi ngủ.
  • Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ và thoáng mát, tạo không gian ngủ yên tĩnh.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng