Tổng quan về bệnh sốt xuất huyết: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra và có thể gây thành dịch. Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết xuất hiện quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn khi mùa mưa tới, nhất là từ tháng 7 đến tháng 10.
Nội dung chính
I – Tổng quan về bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh lý truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong cao. Vậy bạn đã biết gì về bệnh lý này chưa? Dưới đây là những thông tin và kiến thức cực kỳ hữu ích về bệnh sốt xuất huyết, bạn nên tham khảo.
1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Bệnh sốt xuất huyết tiếng Anh là gì? Bệnh sốt xuất huyết tiếng Anh là Dengue. Bệnh sốt xuất huyết tiếng Trung là gì? Bệnh sốt xuất huyết tiếng Trung là 登革热 (dēnggérè).
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do một loại siêu vi trùng có tên là Dengue gây ra. Bất cứ ai cũng có thể mắc sốt xuất huyết, từ trẻ em, người lớn hay thậm chí cả người già.
Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra
2. Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết
Vì sao có bệnh sốt xuất huyết? Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra chủ yếu ở các quốc gia nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới. Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết xuất hiện quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là từ tháng 7 đến tháng 10 – mùa muỗi sản sinh mạnh nhất.
Nguyên nhân chính gây bệnh sốt xuất huyết chủ yếu do vi rút Dengue từ cơ thể loài muỗi Aedes Aegypti (muỗi vằn – tác nhân của bệnh sốt xuất huyết) gây ra. Muỗi cái sẽ hút máu của vật chủ nhiễm vi-rút Dengue, sau đó vi-rút này ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 đến 11 ngày rồi truyền bệnh cho người thông qua vết đốt.
3. Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết
Vậy người lớn và trẻ em bị bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng và dấu hiệu như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây!
3.1. Dấu hiệu người lớn có bệnh sốt xuất huyết
– Sốt cao, có thể lên đến 40,5 độ C.
– Đau phía sau mắt.
– Phát ban.
– Buồn nôn và ói mửa.
– Đau nhức đầu nghiêm trọng.
– Đau khớp và cơ.
– Xuất hiện các chấm xuất huyết ở dưới da.
– Chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng.
– Vật vã, li bì, lừ đừ.
– Đau bụng vùng gan.
– Gan to.
– Nôn nhiều.
– Xuất huyết niêm mạc.
– Tiểu ít.
– Suy tạng.
– Xuất huyết nặng.
– Ứ dịch ở ổ bụng và khoang màng phổi.
Người bị mắc sốt xuất huyết thường bị sốt cao liên tục
3.2. Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Ngoài các triệu chứng tương tự của người lớn, một số dấu hiệu trẻ em bệnh sốt xuất huyết có thể kể đến gồm:
– Trẻ quấy khóc vì mệt mỏi và khó chịu.
– Bỏ bú, chán ăn.
– Bụng bị chướng to.
– Mí mắt phù nề.
– Tụt huyết áp hoặc không thể đo được huyết áp.
– Xuất hiện các mảng bầm tím, các nốt xuất huyết nằm tập trung hoặc rải rác ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, ở phần đùi, bụng, mạng sườn.
– Tiểu ra máu.
>> CLICK VIDEO xem những dấu hiệu của sốt xuất huyết nên nhập viện ngay <<
( → Xem thêm bị sốt đau đầu là như thế nào TẠI ĐÂY)
4. Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Câu trả lời là CÓ. Vậy bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào? Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh sốt xuất huyết có thể gây ra các biến chứng nặng và vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Cụ thể:
– Thoát huyết tương nặng làm giảm khối lượng tuần hoàn dẫn đến sốc sốt xuất huyết.
– Xuất huyết nặng.
– Suy tạng nặng
– Suy gan cấp, men gan AST, ALT ≥ 1000 U/L.
– Suy thận cấp.
– Rối loạn tri giác.
– Viêm cơ tim, suy tim.
Tại sao bệnh sốt xuất huyết lại nguy hiểm? Cho đến nay, các nhà khoa học chưa thể tìm ra thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết và cũng chưa có vắc xin phòng bệnh.
Bệnh thường bùng phát thành dịch lớn nên gây rất nhiều khó khăn cho công tác điều trị, có thể gây tử vong, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và bệnh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai.
Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra có tới 4 tuýp, được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 tuýp virus này đều có khả năng gây bệnh ở Việt Nam và luân phiên gây ra dịch bệnh.
Miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ đặc hiệu đối với từng tuýp riêng lẻ. Điều này có nghĩa là một người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời với 4 tuýp virus khác nhau. Do đó, sẽ không có chuyện người bệnh mắc sốt xuất lần 1 sẽ không bị bệnh sốt xuất huyết lần 2.
5. Bệnh sốt xuất huyết ủ bệnh trong bao lâu?
Trước khi có biểu hiện ra bên ngoài bệnh sốt xuất huyết sẽ có thời gian ủ bệnh từ 3-14 ngày. Quá trình ủ bệnh thường bắt đầu sau 4-7 ngày sau kể từ khi bị muỗi vằn mang virus Dengue đốt.
Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết dài hay ngắn còn phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng, và khả năng miễn dịch của từng người. Điều đáng lo ngại là các triệu chứng và biểu hiện ủ bệnh sốt xuất huyết gần như không có, và nếu có cũng rất mờ nhạt nên rất khó phát hiện.
Bệnh sốt xuất huyết sẽ có thời gian ủ bệnh từ 3-14 ngày trước khi có biểu hiện ra bên ngoài
6. Bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi?
Theo các bác sĩ, tính từ thời gian phát bệnh với các cơn sốt cao đầu tiên, bệnh sốt xuất huyết sẽ thuyên giảm và khỏi dần sau khoảng 7 đến 10 ngày sau đó.
Nếu được chăm sóc đúng cách, bệnh sốt xuất huyết sẽ tự khỏi mà không cần đến nhiều sự can thiệp từ bác sĩ. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi bệnh sốt xuất huyết có tự khỏi không?
Một số dấu hiệu nhận biết bạn sắp và đã khỏi bệnh sốt xuất huyết gồm: cơ thể đỡ mệt mỏi; đi ngoài nhiều hơn; không xuất hiện các nốt phát ban mới; các nốt xuất huyết mờ dần…
II – Bệnh sốt xuất huyết không nên ăn gì và nên ăn gì?
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường bị sốt cao nên cơ thể mệt mỏi và chán ăn. Một chế độ ăn bệnh sốt xuất huyết đủ dinh dưỡng và khoa học sẽ giúp phục hồi cơ thể và đẩy lùi bệnh nhanh chóng hơn. Vậy người bị mắc sốt xuất huyết không nên ăn gì và nên gì để mau khỏe?
1. Bệnh sốt xuất huyết không nên ăn gì?
Bệnh sốt xuất huyết kiêng gì? Người bị mắc sốt xuất huyết không nên ăn các thực phẩm và thức ăn dưới đây:
– Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo.
– Đồ ăn cay, nóng như gừng, ớt, tiêu, mù tạt…
– Thực phẩm có màu sẫm như đỏ, đen và nâu: Việc ăn các thực phẩm này có thể gây khó khăn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh.
– Đồ uống ngọt như soda, mật ong, các loại đường cũng không tốt cho người bệnh sốt xuất huyết.
– Người bệnh cũng cần tránh uống rượu, cafe và hút thuốc.
2. Bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì?
Bệnh sốt xuất huyết ăn gì tốt? Người lớn và trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết nên tăng cường ăn các thực phẩm sau:
– Uống thật nhiều nước lọc.
– Tăng cường uống các loại nước ép trái cây giàu vitamin C và các khoáng chất như cam, chanh, bưởi, nước dừa để giúp tăng sức đề kháng, tăng sức mạnh cho thành mạch máu.
– Cháo loãng và súp vừa giàu dưỡng chất vừa dễ hấp thu sẽ là gợi ý tốt cho người đang bị bệnh sốt xuất huyết, nhất là trẻ nhỏ.
– Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu đạm có trong thịt, trứng, sữa…
– Thực phẩm giàu kẽm và vitamin A có trong thịt gà, thịt bò…
– Nên uống các loại nước ép từ các loại rau củ tươi như cà rốt, dưa chuột…
Người bị sốt xuất huyết nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin A, C
III – Sốt xuất huyết có mấy cấp độ?
Theo Tổ chức Y tế Thế – WHO năm 2009, về mặt sinh lý bệnh sốt xuất huyết được chia làm 3 mức độ như sau:
1. Cấp độ 1 – sốt xuất huyết Dengue
Giai đoạn sốt xuất huyết Dengue sẽ xuất hiện sau thời gian ủ bệnh, kéo dài từ 4 đến 10 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt. Các triệu chứng của giai đoạn này gồm:
– Người bệnh có dấu hiệu sốt cao đột ngột và liên tục 39 – 40 độ C, kéo dài từ 2 – 7 ngày và rất khó hạ sốt.
– Đau đầu ở vùng trán dữ dội
– Nhức hai hố mắt sau nhãn cầu.
– Chán ăn, buồn nôn.
– Đau cơ, đau khớp.
– Có thể có nổi mẩn, phát ban, da xung huyết.
2. Cấp độ 2 – sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo
Bao gồm tất cả các biểu hiện của sốt xuất huyết Dengue, kèm theo các dấu hiệu cảnh báo dưới đây:
– Vật vã, lừ đừ, li bì.
– Gan to trên 2 cm.
– Đau bụng vùng gan (hạ sườn phải) hoặc ấn đau vùng gan.
– Nôn nhiều.
– Tiểu ít.
– Xuất huyết niêm mạc.
3. Cấp độ 3 – sốt xuất huyết Dengue nặng
Ngoài các triệu chứng kể trên, sốt xuất huyết cấp độ 3 có nguy cơ gây các biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng như xuất huyết, suy đa tạng, sốc, viêm cơ tim… Khi người bệnh có một trong các triệu chứng sau thì chứng tỏ đã bị sốt xuất huyết nặng:
– Thoát huyết tương nặng dẫn đến sốc giảm thể tích, ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều.
– Suy tạng.
– Xuất huyết nặng.
Bệnh sốt xuất huyết gồm 3 cấp độ
IV – Cách xử lý bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết và cách điều trị thế nào? Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, bệnh sốt xuất huyết hiện vẫn chưa có thuốc kháng sinh đặc trị. Các biện pháp điều trị hiện nay vẫn chủ yếu là làm giảm triệu chứng bệnh.
1. Cách xử lý bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị mắc sốt xuất huyết, bố mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán. Nếu tình trạng bệnh năng, trẻ sẽ cần nhập viện để được điều trị kịp thời.
Trường hợp bị nhẹ, bạn có thể đưa bé về nhà và thực hiện các phương pháp chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ như sau:
– Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ.
– Bổ sung đủ nước cũng như các chất điện giải.
– Sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, trẻ nhỏ chỉ nên dùng Paracetamol, tuyệt đối không dùng Aspirin hay Ibuprofen.
– Thường xuyên đo thân nhiệt.
– Theo dõi trẻ liên tục để phát hiện các triệu chứng bất thường.
– Không tự ý mua và sử dụng bất kỳ loại thuốc này khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
2. Cách xử lý bệnh sốt xuất huyết ở người lớn
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây biến chứng cao và khả năng gây tử vong là rất lớn. Do đó, việc xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh là rất cần thiết để có thể đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp.
– Giai đoạn điều trị sốt xuất huyết ở nhà: Khi phát hiện dấu hiệu sốt từ 2 – 7 ngày, người mắc sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà và biện pháp điều trị duy nhất là bù nước cho cơ thể. Có thể sử dụng thuốc hạ sốt nếu sốt cao theo chỉ định của bác sĩ.
– Giai đoạn nhập viện thời gian ngắn (12-24 giờ): Nếu biện pháp bù nước không có kết quả, người bệnh cần được đưa tới bệnh viện ngay khi thấy xuất hiện các chấm điểm xuất huyết dưới da và niêm mạc.
– Giai đoạn nhập viện thời gian dài (>24 giờ): Nếu có biểu hiện chân tay lạnh, sốt li bì, viêm họng, mạch yếu, khó thở, người bệnh cần phải nhập viện điều trị ngay.
Uống nhiều nước là cách xử trí hiệu quả khi bị mắc sốt xuất huyết
V – Cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết
Để chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết, người nhà người bệnh cần nắm được những nguyên tắc và những lưu ý về bệnh sốt xuất huyết sau:
-Theo dõi nhiệt độ cơ thể: Nếu sốt cao trên 38,5 độ C cần hạ sốt bằng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc, nằm chỗ thoáng, chườm mát cho người bệnh.
Bên cạnh đó cần cặp nhiệt độ mỗi 4-6 giờ một lần, nếu còn sốt cao thì tiếp tục cho người bệnh uống thuốc hạ sốt, tuy nhiên cần lưu ý liều lượng đối với trẻ em không vượt quá 60 mg/kg/ngày, người lớn tối đa không quá 4.000mg/ ngày.
Đặc biệt chú ý không được dùng thuốc hạ nhiệt aspirin, analgin, ibuprofen vì có thể gây tác dụng phụ như xuất huyết.
– Nghỉ ngơi, uống nhiều nước: Có thể cho người bệnh uống nhiều nước có chất điện giải hoặc nước trái cây như cam, chanh, nước dừa.
Nên ăn đồ loãng như cháo, súp, sữa. Nếu bệnh nhân có nôn khi uống, cần cho uống lượng nhỏ và nhiều lần. Đây cũng là một trong những lưu ý khi bệnh sốt xuất huyết quan trọng không nên bỏ qua.
– Tái khám y lệnh: Một số trường hợp nhẹ, bác sĩ cho điều trị ngoại trú với yêu cầu tái khám hằng ngày, có khi tái khám nhiều lần trong ngày.
Bạn cần tuân thủ theo những điều này vì nếu không theo dõi sát sao, không được chủ quan vì đã có những trường hợp bệnh trở nặng dù hết sốt.
Đặc biệt, khi thấy người bệnh có các dấu hiệu lừ đừ, ói nhiều, bứt rứt, đau bụng, xuất huyết, tay chân lạnh cần đưa đến bệnh viện ngay tức thì.
Bệnh sốt xuất huyết và cách phòng chống thế nào? Biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như:
– Tiêu diệt bọ gậy (lăng quăng), diệt muỗi trưởng thành.
– Thả cá để diệt lăng quăng.
– Vệ sinh nhà cửa và môi trường sống luôn sạch sẽ.
– Loại bỏ các ổ chứa nước đọng.
Một số cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết đơn giản mà hiệu quả
– Đậy kín các vật dụng dùng để chứa nước.
– Thường xuyên thay nước ở các bình hoa.
– Phòng ngừa muỗi đốt bằng cách: xịt muỗi, mắc màn khi ngủ, mặc áo quần dài tay, thoa kem chống muỗi…
Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết đã tăng gấp 30 lần trong hơn 50 năm qua. Hiện đã có đến 50 – 100 triệu ca bệnh được ước tính xảy ra hàng năm tại hơn 100 quốc gia, khiến gần 1/2 dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh sốt xuất huyết, bạn vui lòng liên hệ tới tổng đài 1800 1125 (miễn cước) để được dược sĩ tư vấn.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.