Đau đầu ở vùng trán: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

17-11-2020

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Hiện tượng đau đầu vùng trán không phải là vấn đề quá xa lạ đối với nhiều người, khi thỉnh thoảng bạn mới bị chúng quấy rầy thì không quá đáng ngại nhưng thường xuyên gặp rắc rối thì hãy tìm hiểu kĩ nguyên nhân để có hướng điều trị dứt điểm.

Đau đầu vùng trán là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở nhiều người

I – Nhức đầu vùng trán là bệnh gì?

Đau đầu vùng trán và hốc mắt là một tình trạng bệnh lý thường gặp và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong các nguyên nhân đau đầu ở vùng trán do các bệnh lý sau:

Thiếu máu não: Khi máu không lưu thông ổn định tới não khiến cho oxy và các dưỡng chất đến não không tới được đúng “bộ phận chỉ huy” sẽ có triệu chứng đau đầu vùng trán hốc mắt.

Những cơn đau đầu ở vùng trán ban đầu có thể rất nhẹ nhàng thoáng qua, thỉnh thoảng mới xuất hiện nhưng càng ngày càng dày cơn và có thể khiến bạn choáng váng.

– Đau đầu vận mạch: Đau đầu ở vùng trán là bệnh gì? Đau đầu vận mạch sẽ khiến người bệnh có cảm giác thường xuyên đau đầu vùng trán thái dương, sau đó lan ra vùng đỉnh đầu và sau gáy.

– Căng cơ: Tình trạng đau đầu căng cơ có thể xuất phát từ nhiều tác nhân như bị căng thẳng, làm việc quá sức trong thời gian dài dẫn tới mệt mỏi, đau nhức không thể tập trung cho công việc, nhức đầu ở trán rất có thể vì căng cơ mà ra.

– Viêm xoang: Những người mắc bệnh này sẽ cảm thấy nhức đầu ở vùng trán, dọc sống mũi, kết hợp các biểu hiện khó thở, chảy nước mũi, đau mũi…

Đau đầu vùng trán là bệnh gì? Đau đầu vùng trán do thiếu máu não

– Một số bệnh ký khác như: Có khối u chèn ép não; viêm nhiễm vùng đầu – mặt – cổ; hội chứng giao cảm cổ; rối loạn thần kinh chức năng cũng có thể là nguyên nhân nhức đầu vùng trán

Khi đau nặng đầu vùng trán xuất hiện liên tục có thể tác động lên hệ thần kinh gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ, thể lực kém, suy nhược cơ thể, chóng mặt buồn nôn thậm chí là đột quỵ.

II – Triệu chứng bị đau đầu vùng trán

Những người dễ bị chứng hay đau đầu ở vùng trán  hành hạ không chỉ tập trung ở một lứa tuổi nhất định, chủ yếu là những người công việc trí não căng thẳng, hay ngồi một chỗ, phụ nữ tiền mãn kinh, người cao tuổi.

Các triệu chứng đau đầu vùng trán gồm:

Đau đầu vùng trán và mắt, thái dương.

– Cơn đau nhức đầu trán dữ dội và kéo dài.

Có thể kèm theo nôn, buồn nôn và chóng mặt.

Khi gặp phải các triệu chứng nhức đầu vùng trán dưới đây, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay:

– Bị đau đầu ở trán đột ngột và dữ dội.

Bị nhức đầu vùng trán hơn 3 lần/tuần.

– Bệnh nhức đầu vùng trán kéo dài dẫn tới mất ngủ.

Hay đau đầu vùng trán và ngày càng nghiêm trọng.

Cơn nhức đầu vùng trán mới xuất hiện nhưng thường xuyên tái phát.

– Bị chấn thương dẫn tới bị đau đầu ở vùng trán.

Đau đầu vùng trán và buồn nôn kèm theo cứng cổ, sốt, khó thở, suy giảm thị lực và co giật.

Khi hay bị đau đầu vùng trán, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua và uống thuốc giảm đau khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, nhất là trường hợp trẻ bị đau đầu vùng trán và sốt.

Tốt nhất, khi người lớn hoặc trẻ nhức đầu vùng trán kéo dài, nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định, chẩn đoán nguyên nhân, từ đó tư vấn cách trị nhức đầu vùng trán khoa học và hiệu quả.

( → Xem thêm: Đau đầu chùm ( cụm) là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị)

III – Cách khắc phục hiện tượng nhức đầu vùng trán

Khi cảm thấy bị nhức đầu ở vùng trán, người bệnh nên ngừng việc đang làm và ngồi yên thư giãn hoặc nằm nghỉ trong phòng tối một lúc. Đồng thời kết hợp với một số động tác đơn giản sau:

– Nhắm mắt.

– Hít vào và thở ra từ từ.

– Xoa bóp hoặc xoa chậm cơ cổ và vùng đầu nhẹ rồi mạnh dần.

– Đắp khăn lạnh hoặc chườm nóng lên trán.

– Tắm nước nóng.

Đắp khăn lạnh hoặc chườm nóng lên trán giúp giảm cơn đau hiệu quả

Ngoài ra, nếu thường xuyên nhức đầu vùng trán, bạn nên sắp xếp thời gian làm việc và học tập khoa học để có thời gian nghỉ ngơi; ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày; có chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng và khoa học; tập yoga và tập thiền ít nhất 30 phút mỗi ngày để giảm đau đầu vùng trán.

Cách chữa đau đầu vùng trán tạm thời khác có thể kể đến là sử dụng thuốc giảm đau như aspirin, acetaminophen… Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý không được lạm dụng thuốc trong thời gian dài. Tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nhất là khi đối tượng uống thuốc trẻ bị đau đầu ở trán.

Khi bị đau nhức đầu vùng trán do thiếu máu não, bạn không nên chủ quan, hãy tới gặp bác sĩ để được khám cụ thể và kê đơn thuốc.

 

Bạn nên nhớ rằng đau đầu vùng trán không phải chỉ là biểu hiện của một bệnh duy nhất, cho nên tốt nhất hãy tự bảo vệ sức khoẻ của bản thân bằng cách có lối sống lành mạnh, điều độ, tập thể dục thường xuyên, tránh xa những chất kích thích, xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý… để tăng cường sức khoẻ.

Để biết thêm thông tin bạn vui lòng gọi tới bạn tổng đài 1800 1125 (miễn cước) để được dược sĩ tư vấn.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng