Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Phòng ngừa thế nào?

24-08-2023

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Được biết đến là bệnh khá thường gặp ở những người bước vào giai đoạn trung niên, tuy nhiên rối loạn tiền đình có nguy hiểm không, gây ảnh hưởng thế nào đến chất lượng cuộc sống? Là điều không phải ai cũng nắm rõ. Để làm rõ được vấn đề này, bạn đọc có thể cùng hoạt huyết bổ máu tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây!

I. Bị rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình là hiện tượng cơ thể bị mất cân bằng gây chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn…

Đến nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

rối loạn tiền đình có nguy hiểm không

Rối loạn tiền đình rất nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh

Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, nhiễm vi khuẩn hoặc virus ở tai; chấn thương ở đầu hoặc rối loạn tuần hoàn máu gây tác động đến tai và não.

Rối loạn tiền đình rất nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.

Khi mới khởi phát, nếu người bệnh cố đi lại có thể sẽ bị ngã, nhẹ thì trầy da, chảy máu; nặng có thể bị gãy chân tay, chấn thương sọ não nếu đầu đập với mặt nền cứng.

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh rối loạn tiền đình là đột quỵ do máu lưu thông lên não kém.

Vì vậy, khi phát hiện bệnh, người bệnh nên đi thăm khám và thực hiện điều trị rối loạn tiền đình tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ.

II. Bệnh rối loạn tiền đình nguy hiểm thế nào?

Để biết bệnh rối loạn tiền đình nguy hiểm thế nào, hãy tham khảo ngay những hậu và biến chứng của bệnh dưới đây:

1. Suy giảm trí nhớ

Vì để giữ cho cơ thể thăng bằng và duy trì tư thế đứng thẳng, não cần phải làm việc nhiều hơn.

bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không

Rối loạn tiền đình để kéo dài có thể gây suy giảm trí nhớ, loạn thính giác, ảnh hưởng tới thị lực và tim…

Hậu quả là gây ảnh hưởng đến các chức năng khác của não gây suy giảm trí nhớ, kém tập trung, mệt mỏi…

2. Giảm chất lượng cuộc sống

Bệnh loạn tiền đình với nhiều triệu chứng như mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn thường xuyên xảy ra, gây cản trở đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Cùng với đó là khả năng làm việc, lái xe, tham gia các hoạt động vui chơi cùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tình trạng này có thể gây thất vọng, trầm cảm…

Ở một số bệnh nhân còn gặp khó khăn khi ra khỏi giường, cũng như cản trở các hoạt động bình thường ở trường học và nơi làm việc.

Thậm chí là không thể thực hiện các công việc thường ngày trong môi trường có nhiều kích thích thị giác: Như cửa hàng tạp hóa, trung tâm mua sắm, tham gia giao thông…

3. Gây loạn thính giác

Bệnh nhân rối loạn tiền đình còn có thể gặp vấn đề về thị lực như ù tai, nghe kém, nặng tai thường xảy ra ở bên tổn thương ngoại vi.

bị rối loạn tiền đình có nguy hiểm không

4. Ảnh hưởng tới thị lực

Viêm dây thần kinh tiền đình khiến người bệnh trở nên nhạy cảm hơn nhiều với bất kỳ vấn đề thị lực nào.

Bệnh nhân gặp nhiều triệu chứng như: Khó khăn trong chuyển động, cử động đầu, nhìn theo đồ vật, hoa mắt,…

5. Gây ảnh hưởng tới tim

Do ảnh hưởng của chức năng tiền đình nên có thể ảnh hưởng tới tim, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng tim mạch như đổ mồ hôi, hồi hộp, tức ngực…

rối loạn tiền đình nguy hiểm không

6. Chóng mặt, mất phương hướng

Rối loạn tiền đình gây chóng mặt khiến người bệnh có cảm giác mất cân bằng hoặc lâng lâng.

Cùng với đó, người bệnh có thể gặp hiện tượng nhìn đôi, rung giật nhãn cầu dọc hoặc mất điều hòa chi…

7. Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ

Khi hệ thống tiền đình bị tổn thương, người bệnh có thể bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

rối loạn tiền đình nguy hiểm như thế nào

Đây là lý do chính khiến bệnh nhân bị mệt mỏi, suy giảm chất lượng cuộc sống.

8. Mất ý thức, ngất xỉu

Bệnh rối loạn tiền đình tiến triển nặng do không được điều trị có thể dẫn đến tình trạng suy giảm ý thức, nặng hơn là ngất xỉu.

III. Cách để phát hiện rối loạn tiền đình nhanh nhất

Bên cạnh việc xác định bênh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không, nếu bạn gặp trường hợp liên tục và thường xuyên chóng mặt, choáng váng hay mất thăng bằng, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

Sau khi xem xét lịch sử bệnh lý và sức khỏe của bạn, bác sĩ chuyên khoa có thể cần chỉ định một số xét nghiệm sau:

– Đo âm ốc tai OAE kiểm tra thính giác: Bác sĩ đặt trong ống tai một loa nhỏ  để theo dõi hoạt động các tế bào lông chuyển trong ốc tai.

– Chụp MRI kiểm tra hình ảnh đầu và não: Chụp cộng hưởng từ MRI não giúp phát hiện các khối u, tai biến và sự bất thường về mô mềm khác.

Rối loạn tiền đình nguy hiểm thế nào

Chụp cộng hưởng từ MRI não giúp chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình

– Xét nghiệm xoay vòng: Giúp đánh giá sự phối hợp của đôi mắt và tai trong.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Một số cách điều trị bệnh hiện nay gồm:

– Điều trị triệu chứng bằng thuốc: Tùy thuộc vào nguyên nhân, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh hoặc điều trị kháng nấm để điều trị nhiễm trùng tai gây rối loạn thăng bằng.

Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.

– Điều trị bằng các biện pháp trị liệu: Khi cách điều trị bằng thuốc không hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng các biện pháp trị liệu khác để phục hồi chức năng tiền đình hoặc thăng bằng.

IV. Những cách nào phòng ngừa rối loạn tiền đình hiệu quả

Cuộc sống hiện đại với những áp lực trong công việc, cuộc sống kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình.

Vì vậy, để phòng ngừa mắc bệnh, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

1. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng

Không nên để cho cơ thể bị thiếu chất; tăng cường ăn nhiều hoa quả và rau xanh; hạn chế ăn đồ ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ; nói không với rượu bia và các chất kích thích; tuyệt đối không được bỏ bữa hay nhịn ăn.

2. Uống đủ nước

Nên uống nước thường xuyên, mỗi ngày nên uống khoảng 2 lít/ngày.

bị rối loạn tiền đình nguy hiểm hay không

Tránh để quá khát mới uống nước khiến cơ thể bị thiếu nước.

3. Tập luyện thể dục thường xuyên

Thường xuyên duy trì tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày (tối thiểu 15 phút mỗi ngày) giúp nâng cao sức khỏe, đặc biệt là những người làm việc văn phòng.

Một số bài tập thể dục như đi bộ, đạp xe, chạy bộ hay các bài tập vận động cổ, vai và gáy giúp phòng và điều trị bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả.

4. Hạn chế bị căng thẳng, lo lắng, áp lực

Cố gắng sắp xếp công việc hợp lý để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để giảm thiểu những áp lực, lo âu trong cuộc sống.

bệnh rối loạn tiền đình nguy hiểm hay không

5. Hạn chế làm những công việc nặng nhọc

Không nên làm việc quá sức vì không chỉ gây tổn hại nhiều đến sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ mắc hội chứng rối loạn tiền đình.

6. Chú ý hoạt động vùng đầu cổ nhẹ nhàng

Không nên đứng lên ngồi xuống hoặc xoay người/quay cổ đột ngột  và quá nhanh.

bị bệnh rối loạn tiền đình nguy hiểm hay không

Các bài tập vận động cổ, vai và gáy giúp phòng và điều trị bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả

Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra và quản lý tốt các bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường…

Như vậy thắc mắc rối loạn tiền đình có nguy hiểm không đã được giải đáp.

Ngay khi có triệu chứng chóng mặt kèm theo nhức đầu, mờ mắt tốt nhất người bệnh nên đi khám ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh kịp thời, phòng tránh biến chứng nguy hiểm.

Bài viết liên quan:

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng