Bệnh tim mạch là gì? Có nguy hiểm không? Cách phòng tránh
Những bệnh lý liên quan đến tim mạch luôn là mối quan tâm của rất nhiều người. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các ca tử vong và gây ra những biến chứng nguy hại. Vậy nguyên nhân và những nguy cơ tiềm ẩn của căn bệnh tim mạch là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Các bệnh lý về tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới
Nội dung chính
I – Một số bệnh tim mạch phổ biến
Một số bệnh tim mạch thường gặp và phổ biến hiện nay bao gồm:
– Cao huyết áp: Hay còn gọi là tăng huyết áp, là bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Bệnh tim mạch huyết áp cao làm tăng gánh nặng cho tim và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, bệnh tim mạch vành, suy tim, nhồi máu cơ tim,…
– Xơ vữa mạch máu: Hệ thống động mạch có chức năng vận chuyển máu từ tim, mang oxy và các dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Nhưng theo thời gian, các chất béo, cholesterol và các chất khác lắng đọng vào thành mạch (mảng xơ vữa) gây hẹp lòng mạch, cản trở dòng máu lưu thông. Đây chính là bệnh tim mạch xơ vữa mạch máu.
– Bệnh van tim: Bệnh van tim xảy ra khi một hoặc nhiều van tim không thực hiện tốt chức năng đóng mở cho máu lưu thông theo một chiều. Có hai dạng bệnh van tim thường gặp đó là hẹp van tim và hở van tim.
– Thiếu máu cơ tim: Hay còn gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim, đây là bệnh lý xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm, khiến cho tim không tiếp nhận đủ lượng oxy cần thiết cho hoạt động co bóp tống máu. Thiếu máu cơ tim làm giảm khả năng bơm của tim, gây tổn thương cơ tim, nhiều trường hợp dẫn đến loạn nhịp tim và nhồi máu cơ tim.
– Viêm cơ tim: Bệnh lý này xảy ra khi cơ tim bị viêm bởi các yếu tố nhiễm trùng, hóa chất; một số trường hợp không rõ nguyên nhân. Bệnh có thể xảy ra ở cả người khỏe mạnh, không bị bệnh tim. Bệnh gây tình trạng đột tử cao nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh nhồi máu cơ tim
– Nhồi máu cơ tim: Nhồi máu cơ tim xảy ra khi đột ngột tắc 1 trong 2 nhánh mạch máu hoặc cả 2 nhánh. Khi vùng cơ tim bị chết do thiếu máu sẽ gây nên các hậu quả nghiêm trọng như sốc tim, suy tim, đột tử do tim,…Nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim là do xơ vữa mạch máu.
– Suy tim: Suy tim là tình trạng bệnh lý do tim bị yếu đi và không thể hoàn thành được chức năng bơm máu đi nuôi cơ thể một cách bình thường được. Người bệnh bị suy tim sẽ phải phải đối mặt với các biến cố tim mạch.
– Bệnh tim mạch vành: Bệnh tim mạch vành là gì? Bệnh tim mạch vành là loại bệnh xuất hiện khi có một hoặc nhiều các nhánh của động mạch vành bị hẹp lại và bị cản trở do các mảng bám hình thành và tích tụ bên trong mạch máu.
Các dấu hiệu bệnh tim mạch vành phổ biến gồm: Cảm thấy nặng nề ở vùng ngực; có cảm giác bị đè nén ở tim; đau ran ở vùng ngực; nóng rát; tê vùng ngực; đầy bụng; có cảm giác tim bị bóp chặt; ngực đau âm ỉ.
II – Những thông tin cần biết về bệnh tim mạch
Việc nắm rõ bệnh tim mạch là như thế nào, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ra sao là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như người thân trong gia đình khỏi các biến chứng nguy hiểm.
1. Bệnh tim mạch là gì?
Bệnh tim mạch trong tiếng Anh là gì? Bệnh tim mạch tiếng Anh là Heart-Related Diseaes.
Bệnh tim mạch là gì? Bệnh tim mạch là các tình trạng liên quan đến sức khỏe của trái tim. Các bệnh lý về tim mạch có thể xảy ra ở mọi giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp.
Đặc biệt, bệnh tim mạch không thể chữa khỏi hoàn toàn, đòi hỏi phải điều trị và theo dõi cẩn thận, rất tốn kém chi phí.
2. Những nguy cơ bị bệnh tim mạch?
Những nguy cơ về bệnh tim mạch không thể thay đổi gồm:
– Bẩm sinh: Có không ít người từ khi sinh ra đã bị mắc những căn bệnh liên quan đến tim bẩm sinh. Mặc dù chúng không chiếm phần đông nhưng cũng không được coi là hiếm gặp.
– Tuổi: Càng về già nguy cơ mắc bệnh về tim mạch ngày càng cao, độ tuổi thường xuyên bị gặp những vấn đề về bệnh tim mạch đó là khoảng 65 tuổi.
Những nguy cơ về bệnh tim mạch có thể thay đổi gồm:
– Thói quen hút thuốc lá: Thuốc lá từ lâu đã được coi là một hiểm họa của con người. Chúng không chỉ gây ra những căn bệnh liên quan đến hô hấp, mà còn cả những căn bệnh liên quan đến tim mạch.
Theo thống kê cho thấy những người hút thuốc lá thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2 đến 4 lần người bình thường. Đây là một thói quen xấu nên nếu không muốn bị ảnh hưởng đến sức khỏe thì bạn nên hạn chế sử dụng ngay từ bây giờ.
– Những người bị bệnh béo phì: Cholesterol và bệnh tim mạch có liên quan mật thiết với nhau. Những người thừa cân, béo phì thương chứa lượng cholesterol trong máu rất cao. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp thấp và các căn bệnh liên quan đến tim mạch.
Những người béo phì có nguy cơ bị các bệnh lý tim mạch cao hơn người bình thường
– Không thường xuyên vận động cơ thể: Việc thường xuyên luyện tập thể dục thể thao chính là một trong những cách phòng tránh tim mạch tốt nhất. Luyện tập thể dục thể thao khiến cho lượng máu trong cơ thể được lưu thông, đồng thời đẩy nhanh những chất độc hại ra ngoài cơ thể.
– Thường xuyên bị căng thẳng và stress: Khi bạn bị căng thẳng và stress cũng là lúc tim của bạn đập nhanh hơn và hơi thở gấp gáp hơn. Chính vì vậy những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường mệt mỏi và gò bó sẽ là nguyên nhân gây ra những căn bệnh về tim mạch.
– Sử dụng nhiều bia rượu và các hoạt chất có chất kích thích cao: Những đồ uống như bia, rượu sẽ làm huyết áp tăng cao, hàm lượng triglycerid trong máu cũng tăng cao gây ra chứng nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
3. Bệnh tim mạch có biểu hiện gì?
Dưới đây là các dấu hiệu thường gặp nhất khi mắc các bệnh lý tim mạch:
– Đau tức ở vùng ngực: Vùng ngực có cảm giác căng, nóng, ép chặt hay bóp nghẹt lồng ngực; đau lan sau lưng, vùng cổ, hàm, vai và 1 hoặc cả 2 cánh tay; cơn đau kéo dài hơn vài phút; có cảm giác nặng hơn khi gắng sức hay vận động; cơn đau hết sau đó quay trở lại tần suất và cường độ có thể thay đổi; khó thở; đổ mồ hôi; chóng mặt hoặc cảm giác yếu ớt hẳn; nôn và buồn nôn.
– Đánh trống ngực: Tim đập chập hoặc tim đập nhanh bất thường; có cảm giác tim ngừng đập sau 1 nhịp đập cực mạnh.
– Hoa mắt chóng mặt: Dấu hiệu bệnh tim mạch và cao huyết áp này thường gặp ở những người bệnh trên 65 tuổi.
– Ngất xỉu và mất ý thức: Đây là triệu chứng khá phổ biến ở những người mắc các bệnh lý về tim mạch.
– Mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày.
– Khó thở khi gắng sức, nặng hơn là khó thở khi nằm.
4. Bệnh tim mạch có nguy hiểm không?
Các bệnh lý về tim mạch được mệnh danh là “kẻ sát nhân thầm lặng” vì xuất hiện âm thầm nhưng gây ra rất nhiều hậu quả nguy hiểm. Bệnh tim mạch cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, nhiều hơn cả bệnh ung thư.
Thống kê của Bộ Y tế về bệnh tim mạch ở Việt Nam cho thấy, trung bình 4 người lớn ở Việt Nam thì có từ 1 đến 2 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đặc biệt, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong.
5. Bệnh tim mạch có di truyền không?
Bệnh tim mạch và yếu tố di truyền có liên quan với nhau. Nhưng các bạn cần hiểu rõ, hầu hết các bệnh lý tim mạch xảy ra chủ yếu là do lối sống không lành mạnh, với chỉ rất ít phần trăm là do các yếu tố di truyền.
Tuy nhiên, đối với một số bệnh lý tim mạch như bệnh giãn cơ tim, cơ tim phì đại, bệnh mạch vành, cao huyết áp, hội chứng Brugada hay rối loạn nhịp tim… thì có thể có tính chất gia đình.
Điều này có nghĩa là, nếu trong gia đình bạn có bố mẹ hay ông bà mắc các bệnh lý vừa kể trên thì con cái, anh em ruột sẽ có khả năng kế thừa gen bệnh và có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần người khác.
Bệnh tim mạch và yếu tố di truyền có liên quan với nhau
III – Bệnh tim mạch không nên ăn gì và nên ăn gì?
Một chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, khoa học và lành mạnh không chỉ tốt cho tim mạch mà còn ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch hiệu quả. Do đó, bệnh tim mạch không nên ăn gì và nên ăn gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu.
1. Bệnh tim mạch ăn gì tốt?
– Các loại hoa quả: Chuối, dưa hấu, quýt, cam là các loại hoa quả rất tốt cho tim mạch. Hàm lượng kali dồi dào trong các loại hoa quả này có tác dụng hạ huyết áp, duy trì ổn định áp lực dòng máu và hoạt động của tim.
Ngoài ra, lượng chất xơ dồi dào còn giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, là nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch.
– Đậu nành và các loại đậu: Nhóm thực phẩm này chứa nhiều protein, vitamin, axit béo bão hòa omega – 3 và các loại khoáng chất nên có tác dụng cân bằng huyết áp, điều hòa nhịp tim, duy trì các chỉ số ổn định về đường huyết và hàm lượng cholesterol trong máu rất tốt.
– Ngũ cốc: Các dưỡng chất cùng chất xơ có trong các loại ngũ cốc có tác dụng giảm mỡ máu, điều hòa cholesterol và cung cấp các loại vitamin B quan trọng cho cơ thể.
– Các loại rau xanh: Nhóm thực phẩm này có khả năng cung cấp canxi, chất chống oxy hóa và omega – 3 để ngăn ngừa các mảng bám hình thành trong thành động mạc và điều hòa hoạt động hệ tim mạch.
– Cá: Nhờ hàm lượng lớn axit béo omega – 3 nên cá được xem là thực phẩm tốt nhất cho người mắc các bệnh lý tim mạch.
Tác dụng của omega – 3 là điều hòa lượng chất béo trong cơ thể, giảm cholesterol, ngăn cản các kết dính tiểu cầu, từ đó ngăn ngừa nguy cơ đông máu gây tắc mạch nguy hiểm.
– Các loại nấm: Chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như chất đạm, vitamin, nhiều khoáng chất, axit amin, ăn các loại nấm giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn, tăng sức đề kháng phòng chống nhiều bệnh tật, trong đó có các các bệnh về tim mạch.
Người bị bệnh tim mạch nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả
2. Bệnh tim mạch không nên ăn gì?
– Các thực phẩm nhiều natri: Việc ăn các thức ăn chứa chứa hàm lượng natri cao có thể khiến tăng huyết áp và tăng nguy cơ bị đau tim, đột quỵ.
Theo nghiên cứu, mỗi người trưởng thành chỉ nên ăn 1-2 thìa cà phê muối mỗi ngày. Ngũ cốc ăn sáng; thức ăn chế biến sẵn; thức ăn đóng hộp; nước ép đóng chai… là những thực phẩm có hàm lượng natri cao người bệnh tim mạch không nên ăn.
– Các thực phẩm nhiều chất béo: Việc dung nạp các thức ăn chứa quá nhiều chất béo sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, từ đó gây ra nhiều thể bệnh tim mạch nguy hiểm như tai biến, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, …
– Tránh ăn đồ uống có ga và chứa chất kích thích.
IV – Cách chữa trị bệnh tim mạch
1. Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh tim mạch dựa trên tiểu sử bệnh của gia đình; các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, hút thuốc, căng thẳng, béo phì; xét nghiệm máu, chụp X-quang; xét nghiệm thể chất.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh tim mạch như: Chụp cộng hưởng từ tim (MRI; điện tâm đồ (ECG); máy theo dõi Holter; siêu âm tim – Doppler tim; đặt ống thông tim; chụp cắt lớp vi tính tim (CT scan).
2. Điều trị
Tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị phổ biến gồm:
– Dùng thuốc kháng sinh: Trong trường hợp bị nhiễm trùng tim, bác sĩ sẽ sử các loại thuốc kiểm soát bệnh tim phụ thuộc vào loại bệnh tim mà bệnh nhân mắc phải. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và uống thuốc chữa bệnh tim mạch khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Người bệnh chỉ sử dụng thuốc trị bệnh tim mạch theo chỉ định của bác sĩ
– Phẫu thuật tim: Khi việc uống thuốc không hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định cho người bệnh thực hiện phẫu thuật tim hoặc các kỹ thuật y tế khác.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh tim mạch, bạn vui lòng liên hệ tới tổng đài 1800 1125 (miễn cước) để được dược sĩ tư vấn.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.