Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Bệnh thiếu máu cơ tim xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm, khiến tim không đủ lượng oxy cần thiết cho các hoạt động. Vậy bị thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không? Nguyên nhân vì sao, triệu chứng thế nào và cách điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này nhé!
Thiếu máu cơ tim là bệnh lý tim mạch khá thường gặp
Nội dung chính
I – Bệnh thiếu máu cơ tim là gì?
Thiếu máu cơ tim tiếng Anh là gì? Thiếu máu cơ tim tiếng Anh là Ischemic heart disease.
Bệnh thiếu máu cơ tim bệnh học hay còn gọi là bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, suy mạch vành. Vậy thiếu máu cơ tim cục bộ là gì? Đây là khái niệm dùng để chỉ bệnh lý hẹp động mạch vành làm cho máu không đến nuôi tim đầy đủ (khi lòng mạch vành bị tắc thì gọi là nhồi máu cơ tim).
Tình trạng này thường do mảng mỡ lắng đọng vào thành mạch máu gây hẹp lòng mạch. Ngoài ra co thắt mạch vành cũng gây bệnh thiếu máu cơ tim khi có co thắt xảy ra.
Thiếu máu cơ tim là tình trạng hẹp động mạch vành làm cho máu không đến nuôi tim đầy đủ
II – Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu cơ tim
Để điều trị và phòng ngừa hiệu quả bệnh TD thiếu máu cơ tim thì việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh là điều vô cùng quan trọng. Theo đó các nguyên nhân chính gây bệnh thiếu máu cơ tim gồm:
– Xơ vữa động mạch vành: Đây là nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim ở người trẻ phổ biến nhất, chiếm hơn 90% là do sự tích tụ canxi và cholesterol trong lòng mạch vành.
– Huyết khối trong lòng mạch vành: Hầu hết các huyết khối (cục máu đông) trong lòng mạch vành là do mảng xơ vữa bị nứt vỡ, tạo thành các cục máu đông gây cản trở dòng máu đi qua động mạch vành tới nuôi dưỡng tim.
Huyết khối chính cũng là thủ phạm gây ra các cơn đau thắt ngực không ổn định, cơn nhồi máu cơ tim và thiếu máu cơ tim trên ECG.
– Co thắt vành (bệnh vi mạch vành): Bệnh vi mạch vành là nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim cục bộ và đau thắt ngực ngay cả khi động mạch vành không bị tắc hẹp.
Huyết khối trong lòng mạch vành gây cản trở dòng máu đi qua động mạch vành tới nuôi dưỡng tim
Các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mạn gồm:
– Thói quen hút thuốc lá.
– Bệnh tiểu đường.
– Thừa cân, béo phì.
– Lười vận động.
– Sử dụng cocain.
– Vận động gắng sức.
– Tâm lý căng thẳng kéo dài.
III – Dấu hiệu bệnh thiếu máu cơ tim
Thiếu máu cơ tim triệu chứng thế nào? Bệnh có 2 thể biểu hiện:
– Thể có đau ngực: Khởi đầu đau ngực lúc gắng sức làm việc nặng sau đó đau ngay cả lúc nghỉ ngơi, trầm trọng hơn là nhồi máu cơ tim hoặc tử vong đột ngột.
– Thể không đau ngực: Còn gọi là bệnh thiếu máu cơ tim im lặng, bệnh thiếu máu cơ tim yên lặng cũng khá thường gặp ở người cao tuổi.
Trên điện tâm đồ có thể thấy biểu hiện của bệnh thiếu máu cơ tim nhưng người bệnh hoàn toàn không thấy đau ngực và đa số những người bệnh này rất chủ quan không lo trị bệnh, do đó người bệnh có thể bị nhồi máu cơ tim và tử vong đột ngột. Đây cũng là giải đáp cho thắc mắc bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng là gì?
Đau thắt ngực điển hình do bệnh thiếu máu cơ tim có một số đặc điểm:
– Hoàn cảnh xuất hiện cơn đau ngực: Cơn đau thắt ngực thường xảy ra sau khi gắng sức làm việc nặng, xúc động mạnh, sau bữa tiệc thịnh soạn, sau giao hợp, thời tiết quá lạnh cũng dễ làm xuất hiện cơn đau.
Nếu cơn đau thắt ngực xuất hiện lúc nghỉ ngơi, không có gắng sức là dấu hiệu báo động tình trạng bệnh nguy hiểm, cần theo dõi và hỗ trợ điều trị tích cực để phòng ngừa nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim ecg.
– Tính chất của cơn đau: Là cảm giác đau ở ngực trái vùng trước tim, đôi khi chỉ thấy khó chịu, hoặc cảm giác nặng bị đè ép sau xương ức lan đến cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái.
– Thời gian cơn đau thắt ngực: Thông thường chỉ kéo dài vài giây đến vài phút, thường không quá năm phút. Khi cơn đau thắt ngực kéo dài quá 15 – 20 phút phải nghĩ đến nhồi máu cơ tim.
Thiếu máu cơ tim gây đau thắt ngực
Nếu tình trạng đau ngực kéo dài cả ngày trong nhiều ngày, nhiều tuần nhưng điện tâm đồ vẫn bình thường, cần phải nghĩ đến nguyên nhân khác. Tần suất cơn đau cũng rất thay đổi, có thể vài tuần, vài tháng một lần nhưng nếu nặng hơn là vài lần trong một ngày.
– Triệu chứng kèm theo: Đồng thời với đau ngực người bệnh cảm thấy hồi hộp lo âu, cảm giác khó thở, vã mồ hôi, cảm giác nôn, buồn nôn, đánh trống ngực, choáng váng.
( → Xem thêm: Thiếu máu khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục)
IV – Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?
Thiếu máu cơ tim nguy hiểm không? Bệnh thiếu máu cơ tim mãn tính, thiếu máu cơ tim kéo dài có thể gây ra các biến chứng khôn lường như suy tim, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim,… Trong đó, biến chứng có tỉ lệ gây tử vong cao nhất là nhồi máu cơ tim.
Do đó, khi người thân hoặc bạn có biểu thiện thiếu máu cơ tim hoặc xuất hiện cơn đau thắt ở ngực trái thì hãy dừng ngay mọi công việc đang làm và ngồi hoặc nằm nghỉ. Trường hợp các triệu chứng trên kéo dài hơn 5 phút không thuyên giảm thì cần được đưa tới bệnh viện ngay lập tức.
Thiếu máu cơ tim gây biến chứng nhồi máu cơ tim
Đặc biệt, với những người đã có tiền sử bị tắc hẹp mạch vành hoặc nhồi máu cơ tim hay trước đó, nếu cấp cứu chậm trễ sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng.
Nếu cơn đau kéo dài trên 15 phút thì nguy cơ người bệnh có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim là rất cao và cần có biện pháp cấp cứu ngay, đặc biệt là thiếu máu cơ tim ở trẻ em, thiếu máu cơ tim khi mang thai.
V – Bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý sẽ giúp kiểm soát lượng chất béo xấu vào cơ thể, hạn chế sự gia tăng kích thước của mảng xơ vữa và tăng cường các thực phẩm làm giảm cholesterol trong máu. Để trả lời cho câu hỏi bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì và kiêng ăn gì?, các bạn hãy tham khảo các gợi ý sau đây.
1. Bị thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gì?
– Thực phẩm giàu chất xơ: Thiếu máu cơ tim ăn gì? Chất xơ tạo cảm giác no lâu hơn, từ đó làm giảm cảm giác thèm ăn và giảm lượng cholesterol trong máu.
Chất xơ có nhiều trong các thực phẩm như các loại đỗ, đậu Hà Lan, yến mạch, lúa mạch; các loại hoa quả và rau xanh…
– Omega-3: Thiếu máu cơ tim ăn gì cho bổ? Bạn nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi và cá ngừ.
Các nghiên cứu cho thấy, omega-3 có khả năng làm chậm sự tích tụ mảng bám trong động mạch và có thể làm giảm nguy cơ nhịp tim bất thường.
– Tỏi: Một nghiên cứu năm 2007 của Đại học Alabama ở Birmingham cho thấy, tỏi có khả năng làm thư giãn các mạch máu, cải thiện tuần hoàn mạch vành và tăng cường lượng máu tới tim. Đặc biệt, ăn tỏi giúp làm giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim do thiếu máu cơ tim.
Người bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả
– Củ nghệ: Curcumin – thành phần chính trong củ nghệ có tính chống oxy hóa và chống viêm giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông và các nguy cơ do các cục máu đông gây ra, bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Nếu không biết thiếu máu cơ tim nên làm gì, bạn hãy bổ sung nghệ vào chế độ ăn uống hàng ngày.
– Quả lựu: Tìm kiếm thiếu máu cơ tim uống gì, bạn không nên bỏ qua nước ép lựu. Loại nước ép này rất giàu chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ hệ thống tuần hoàn khỏi sự oxy hóa, nguyên nhân tạo ra sự tích tụ mảng bám và các cục máu đông trong lòng động mạch.
Không chỉ vậy, quả lựu còn kích thích sản xuất oxit nitric trong máu giúp làm giãn động mạch và điều chỉnh huyết áp.
2. Thiếu máu cơ tim không nên ăn gì?
Thiếu máu cơ tim cần kiêng gì? Các thực phẩm người bị thiếu máu cơ tim nên hạn chế và không nên ăn gồm:
– Ăn ít thịt đỏ: Thay vì ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt ngựa, thịt bê, thịt trâu, thịt cừu, người bị thiếu máu cơ tim nhẹ hoặc nặng nên ăn thịt gia cầm không da, cá, đậu…Bên cạnh đó, người thiếu máu cơ tim dưới nội tâm mạc cũng nên cân nhắc ăn 1 bữa không có thịt trong ngày.
– Hạn chế muối: Việc ăn mặn hoặc ăn các thực phẩm chứa nhiều muối sẽ gây ứ nước dẫn tới tăng huyết áp. Do đó, để hạn chế lượng muối vào cơ thể, người bị thiếu máu cơ tim thành dưới và thiếu máu cơ tim trước vách nên ăn các thực phẩm tươi; hạn chế ăn các đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp…
Hạn chế nạp muối vào cơ thể
– Hạn chế chất béo bão hòa và đồ ngọt: Việc ăn nhiều đồ ngọt và chất béo bão hòa sẽ làm tăng nguy cơ bị béo phì và mắc các bệnh lý về tim mạch. Do đó, người bị thiếu máu cơ tim vùng hoành nên hạn chế đường từ các chất đồ ngọt, bánh kẹo, đồ uống có gas….
V – Cách điều trị thiếu máu cơ tim
Để trị bệnh thiếu máu cơ tim, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp sau:
1. Thay đổi lối sống
Việc thay đổi lối sống sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh thiếu máu cơ tim. Theo đó người bệnh nên:
– Không hút thuốc.
– Kiểm soát tốt các bệnh lý liên quan như tiểu đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp…
– Có chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh; hạn chế ăn các chất béo bão hòa; tích cực ăn nhiều rau củ quả và ngũ cốc…
– Tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày.
– Duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
– Tránh làm việc quá sức gây căng thẳng, mệt mỏi.
2. Sử dụng thuốc
Thiếu máu cơ tim nên uống thuốc gì? Căn cứ vào bệnh án thiếu máu cơ tim cục bộ của người bệnh, một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định điều trị bệnh thiếu máu cơ tim gồm:
– Aspirin.
– Nhóm nitrat.
– Nhóm chẹn kênh canxi.
– Nhóm chẹn beta.
– Nhóm ức chế men chuyển angiotensin (ACEi).
– Ranolazine (Ranexa).
Người bệnh cần lưu ý, cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định thiếu máu cơ tim uống thuốc gì. Không tự ý lên các diễn đàn đặt thiếu máu cơ tim nên uống gì và mua thuốc theo đơn thuốc của người khác.
Khi đã biết thiếu máu cơ tim dùng thuốc gì, người bệnh cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ điều trị để mang lại hiệu quả cao nhất.
Thiếu máu cơ tim cục bộ uống thuốc gì? Người bệnh chỉ uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ
( → Xem thêm: Thiếu máu lên não uống thuốc gì tốt nhất)
3. Phẫu thuật
Khi việc điều trị bằng thuốc không cho hiệu quả tối ưu, các bác sĩ sẽ tính toán đến việc sử dụng phương pháp phẫu thuật như:
– Nong và đặt stent.
– Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
– Các phương pháp điều trị cơ học hiện đại.
Các biện pháp để chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim gồm:
– Điện tâm đồ: Là phương tiện đầu tiên bắt buộc phải thực hiện để chẩn đoán bệnh lý mạch vành. Thiếu máu cơ tim trên điện tâm đồ có thể thấy các biến đổi ST chênh xuống đi ngang, sóng T trong thiếu máu cơ tim, sóng Q hoại tử của nhồi máu cơ tim cũ. Ngoài ra, nếu những biến đổi điện tim đó xuất hiện trong cơn đau thì càng khẳng định bệnh tim thiếu máu.
– Điện tâm đồ gắng sức bằng thảm chạy, xe đạp.
– Siêu âm tim và siêu âm tim gắng sức.
– Cắt lớp vi tính đa dãy.
– Chụp động mạch vành qua da.
– Các xét nghiệm thiếu máu cơ tim gồm: xét nghiệm men tim, xét nghiệm cholesterol, Triglycerid, glucose, chức năng gan, thận,.. để chẩn đoán các bệnh và các yếu tố nguy cơ kèm theo.
VI – Cách phòng tránh thiếu máu cơ tim bệnh học
Để phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Bỏ thuốc lá.
– Nếu thừa cân, béo phì, hãy tiến hành giảm cân.
– Tập thể dục thường xuyên và đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày, 1 tuần 5 ngày.
– Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả; hạn chế mỡ động vật, nội tạng động vật; không ăn các đồ muối như dưa chua, cà muối; giảm muối trong thức ăn…
– Kiểm soát huyết áp ổn định bằng cách đổi chế độ ăn kèm uống thuốc đều đặn.
– Kiểm soát đường máu và lipid máu.
Tập thể dục đều đặn hàng ngày giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim hiệu quả
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh thiếu máu cơ tim, bạn vui lòng gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn cước) để được dược sĩ tư vấn.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.