Bệnh đau đầu vân mạch là gì? Nguyên nhân, điều trị đau đầu vận mạch

29-07-2020

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Bệnh đau đầu vận mạch là gì? Bệnh có triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị thế nào? Cùng hiểu rõ hơn về bệnh lý này qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau đây.

I – Đau đầu vận mạch – Những thông tin cần biết

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu bệnh nhức đầu vận mạch là gì, bệnh đau đầu vận mạch có nguy hiểm không, triệu chứng và nguyên nhân gây đau đầu vận mạch. 

Bệnh đau đầu vân mạch là gìBệnh đau đầu vận mạch thường đau đầu 1 bên

1. Đau đầu vận mạch là gì?

Đau đầu vận mạch (migraine) là chứng bệnh đau đầu căn nguyên mạch máu, gây ra bởi sự co giãn bất thường mạch máu não ở những bệnh nhân bị rối loạn nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Serotonin. Serotonin được kích hoạt giải phóng đột ngột khiến mạch máu não co giãn mạnh và gây đau dữ dội.

Đau đầu vận mạch não là một bệnh liên quan tới thần kinh hiện nay chưa xác định rõ được nguyên nhân. Mục tiêu điều trị là kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa cơn đau tái phát.

Ở Việt Nam, còn ít những con số thống kê về vấn đề này. Nguyễn Văn Chương và cs (2008) điều tra qua 2000 người tự nguyện, kết quả cho thấy: tỷ lệ số người mắc các chứng bệnh đau đầu khác nhau là tương đối cao (78,3%).

Trong đó hay gặp nhất là đau đầu typ căng thẳng, sau đó phải kể đến đau đầu Migraine vối tỷ lệ 19,7% trong số các loại đau đầu nguyên phát.

Bệnh nhân Migraine gặp ở nữ cao gấp 3 lần ở nam (tỷ lệ nam/nữ = 1/3,04), đa số bệnh nhân phát bệnh ở tuổi 20-29 (43,8%). Tỷ lệ phát bệnh sau tuổi 40 là 18,0%. 

Nhóm nghiên cứu chưa thấy sự liên quan giữa tỷ lệ mắc bệnh và tính chất lao động nghề nghiệp.

Bệnh thường gặp ở những người trẻ tuổi, người phải làm việc, học tập trí nào, căng thẳng nhiều, chịu nhiều áp lực trong công việc. Ngoài ra những người dễ mẫn cảm với sự thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường cũng dễ mắc phải căn bệnh này.

Bệnh nhức đầu vân mạch là gìBệnh đau đầu vận mạch thường gặp ở những người trẻ tuổi, người phải làm việc, học tập trí nào, căng thẳng

2. Nguyên nhân gây đau đầu vận mạch

Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi đau đầu vận mạch là bệnh gì. Tiếp theo hãy cùng Hoạt huyết bổ máu tìm hiểu nguyên nhân gây nhức đầu vân mạch.

– Nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều người bị bệnh nhức đầu vận mạch là do chịu nhiều căng thẳng, áp lực, stress quá mức trong công việc và cuộc sống.

– Một lý do khác là do sự co giãn bất thường của các mạch máu, khiến tiểu cầu trong máu tích tụ, sản sinh những chất dẫn truyền thần kinh, dẫn đến sự mất cân bằng serotonin, gây nên những cơn đau đầu dữ dội.

Đau đầu vận mạch vì do sự thay đổi hormone nội tiết tố, đây chính là lí do giải thích bệnh này lại gặp ở nữ giới nhiều gấp 3 lần so với nam giới.

Bệnh cũng có thể di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác với tỉ lệ khoảng 40-45%, thậm chí có thể tăng lên 70% nếu cả bố mẹ đều mắc bệnh.

– Ngoài ra, bệnh cũng dễ gặp với những người có thể trạng kém, nhạy cảm với thời tiết, môi trường sống thay đổi đột ngột, ồn ào. Bệnh cũng thường xuyên gặp ở người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, cà phê,…

Các yếu tố ảnh hưởng:

– Bệnh có nguồn gốc di truyền, quan điểm này ngày càng được khẳng định chắc chắn. Những kết quả nghiên cứu ở các cặp song sinh cùng trứng cho phép kết luận rằng, thiên hướng mắc bệnh Migraine không phải do một gen mà nhiều gen quy định.

– Trong đó yếu tố ngoại cảnh đóng vai trò rất quan trọng. Hàng loạt các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới đã ủng hộ ý kiến này.

– Nhiều tác giả quan sát thấy khoảng 60% bệnh nhân Migraine có người nhà cùng huyết thống bị bệnh Migraine hoặc mắc chứng đau đầu chu kỳ căn nguyên mạch máu.

– Giới tính: bệnh này lại gặp ở nữ giới nhiều gấp 3 lần so với nam giới. 

– Tuổi: Đa số bệnh nhân phát bệnh ở tuổi 20-29 (43,8%). Tỷ lệ phát bệnh sau tuổi 40 là 18,0%. 

– Các quá trình phát triển của phụ nữ: Đau đầu vận mạch do sự thay đổi hormone nội tiết tố ở phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai,…

– Các yếu tố gây cơn: Yếu tố thời tiết, vai trò của rượu, bia, rối loạn giấc ngủ, yếu tố tâm lý, yếu tố kinh nguyệt, yếu tố cơ thể mệt mỏi, vai trò gây cơn của thức ăn.

– Ngoài ra, bệnh đau đầu mạch máu, đau nửa đầu vận mạch cũng dễ gặp với những người có thể trạng kém, nhạy cảm với thời tiết, môi trường sống thay đổi đột ngột, ồn ào.

Triệu chứng đau đầu vân mạch nãoNgười thường xuyên căng thẳng, áp lực rất dễ bị bệnh đau đầu vận mạch

3. Triệu chứng đau đầu vận mạch

Đau đầu vận mạch triệu chứng thế nào? Các triệu chứng đau đầu vận mạch điển hình gồm:

– Triệu chứng xuất hiện rõ rành, dễ nhận thấy nhất là những cơn đau đầu, đau đầu vận mạch thường một bên đầu, cơn đau nhức có thể kéo dài từ 4 – 72 giờ, có thể lần lượt đổi bên không cố định bên nào.

– Ngoài đau đầu, người bệnh còn cảm giác mạch đập mạnh ở 2 bên thái dương.

– Kèm theo đau đầu, là các triệu chứng: Hoa mắt, nhức mắt, thị lực suy giảm, rối loạn giấc ngủ, thường thấy mất ngủ, khó ngủ.

– Người bị bệnh đau đầu vận mạch thường cảm thấy khó chịu, buồn bực, chán nản, hay cáu gắt vô cớ.

– Đôi khi còn kèm theo buồn nôn, nôn chớ, sợ ánh sáng, phản ứng mạnh với tiếng động, mất trí nhớ, mất ý thức, trí nhớ kém,…

4. Bệnh đau đầu vận mạch có nguy hiểm không?

Đau đầu vận mạch bệnh học tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho hệ thần kinh nếu người bệnh không điều trị kịp thời. 

Bệnh tái phát theo chu kỳ có thể hàng tháng, hàng năm. Nếu chỉ trong 2-3 ngày mà đã xuất hiện các cơn đau đầu tức là bệnh đã vào giai đoạn mãn tính.

Bênh đau đầu vân mạch có nguy hiểm khôngĐau đầu vận mạch có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho hệ thần kinh nếu người bệnh không điều trị kịp thời

5. Đau đầu vận mạch khám ở đâu?

– Tại Hà Nội: Người bệnh có thể đến khám tại bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Lão khoa Trung ương, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai…

– Tại TPHCM: Người bệnh có thể đến khám tại bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Chợ Rẫy…

Đây đều là những bệnh viện lớn và uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi và hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại nên người bệnh có thể yên tâm khi chữa trị bệnh tại đây.

II – Đau đầu vận mạch có chữa được không?

Bệnh đau đầu vận mạch nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển ngày càng nặng, tình trạng máu lên não thiếu oxy kéo dài sẽ gây ra tình trạng tai biến mạch máu não, có thể gây liệt nửa người hoặc liệt các chi.

Đau đầu vân mạch có chữa được khôngĐau đầu vận mạch là chứng bệnh mạn tính bên rất khó điều trị dứt điểm

Tuy nhiên, đây là chứng bệnh mạn tính, cho đến ngày nay vẫn chưa có một loại thuốc nào hay cách điều trị bệnh đau đầu vận mạch nào giúp khỏi bệnh hoàn toàn.

III – Đau đầu vận mạch nên ăn gì và kiêng ăn gì?

1. Bị đau đầu vân mạch nên ăn gì?

Người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh, các vi chất như kẽm, magie, sắt, vitamin K, B6,…vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Một số thực phẩm đặc biệt tốt cho người bị đau đầu vận mạch gồm: rau chân vịt, hạnh nhân, sữa chua, quả việt quất, dâu tây, mâm xôi, gừng, cà rốt, hạt vừng, dầu oliu, cá béo…

Bên cạnh đó, mỗi ngày hãy uống đủ nước để thanh lọc cơ thể, nên uống nước ấm và các loại nước hoa quả tươi.

Bị đau đầu vân mạch nên ăn gìNgười bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh, các vi chất trong chế độ ăn uống hàng ngày

(→ Xem thêm đau đầu vân mạch uống thuốc gì TẠI ĐÂY)

2. Kiêng ăn gì khi bị đau đầu vận mạch?

Khi bị đau đầu vận mạch, người bệnh nên tránh xa những loại đồ uống có cồn, có ga, thuốc lá, các chất kích thích vì chúng khiến bệnh đau đầu trở nên trầm trọng hơn.

Đồng thời, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo. Đặc biệt là các thức ăn như: các loại phô mai, khoai tây chiên, nội tạng động vật, các loại thịt được chế biến sẵn như hot dog, xúc xích, thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội, bột ngọt,…

IV – Cách điều trị đau đầu vận mạch não

Đau đầu vận mạch điều trị thế nào? Dù bệnh nhân đau đầu vận mạch uống thuốc gì hay kể cả áp dụng điều trị đau đầu vận mạch bằng đông y cũng đều cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ sau khi thăm khám và đánh giá tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.

1. Đông y chữa đau đầu vận mạch

Bài thuốc đông y chữa đau đầu vận mạch: Bổ dưỡng khí huyết

– Nguyên liệu: Ngũ vị 8g, bạch linh 12g, bạch truật 12g; mẫu lệ 12g, cam thảo 6g, đẳng sâm 16g, long nhãn 12g, xuyên khung 10g, tang ký sinh 16g, hà thủ ô 12g, bạch thược 12g, địa long 8g, màn kinh 12g, ngưu tất 12g, đương qui 12g, cúc hoa 12g.

– Các thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm sắc rồi uốn hết trong ngày, chia làm nhiều lần uống.

2. Đau đầu vận mạch có châm cứu được không? Cách châm cứu 

Từ lâu châm cứu đã được sử dụng để cải thiện chứng đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu. Vào năm 1997, châm cứu đã chính thức được Viện Quốc gia y tế Hoa Kỳ công nhận là một kỹ thuật y tế thông thường.

Châm cứu chữa đau đầu là phương pháp an toàn nếu được thực hiện đúng cách và dưới sự chỉ dẫn của các bác sĩ. 

– Cách châm cứu như sau: Đầu tiên, bác sĩ sẽ sử dụng kim châm bằng kim loại để châm vào các điểm khác nhau trên cơ thể.

Sau khi châm cứu, người bệnh cảm thấy thư giãn đầu óc và cơ thể. Theo đó những cơn đau đầu cũng tan biến do quá trình châm cứu có tác dụng ngăn chặn sự truyền dẫn thần kinh, khiến người bệnh giảm cơn đau.

Mỗi buổi châm cứu thường kéo dài từ 15 – 30 phút, thực hiện 1 lần/tuần và duy trì trong 6 tuần liên tiếp.

Phác đồ điều trị đau đầu vân mạch bệnh họcTừ lâu châm cứu đã được sử dụng để cải thiện chứng đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu

(→ Xem thêm: Đau đầu do thay đổi thời tiết – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị)

3. Phác đồ điều trị đau đầu vận mạch tại bệnh viện

Phác đồ điều trị đau đầu vận mạch ở mỗi bệnh nhân là không giống nhau. Bởi còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị và cách chữa đau đầu vận mạch phù hợp với từng bệnh nhân.

Do đó, người bệnh không tự ý xin đơn thuốc trị bệnh đau đầu vận mạch của người khác về sử dụng. Nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách chữa trị phù hợp.

4. Cải thiện chứng đau đầu vận mạch

Do hạn chế trong điều trị, không thể trị dứt điểm đau đầu vận mạch nên việc phòng ngừa bệnh cũng như tránh tái phát được xem là ưu tiên trong việc đối phó cơn đau.

Một số giải pháp không dùng đến thuốc như:

– Những người đang mắc bệnh, cần đặc biệt chú ý đến tinh thần, tránh những căng thẳng quá mức, giảm tải áp lực công việc để tránh ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

– Đi bộ, tập dưỡng sinh, bơi lội, đạp xe và các hoạt động thể dục thể thao nhẹ nhàng ngoài trời là những phương pháp tốt phòng tránh bệnh và nâng cao thể trạng cơ thể.

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý như chúng tôi đã chia sẻ ở trên.

– Những người thường xuyên ngồi máy tính hoặc làm việc trí óc căng thẳng cần cân bằng thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh ngồi quá lâu một chỗ.

– Ngoài ra, người bệnh cần tham khảo và sử dụng các sản phẩm có tác dụng hoạt huyết bổ huyết, tăng cường sự lưu thông máu não, hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng, phòng ngừa bệnh đau đầu vận mạch.

Hi vọng với những kiến thức tổng hợp ở trên, bạn đọc đã biết thêm được những thông tin cần thiết về bệnh đau đầu vận mạch và cách điều trị . Để bảo vệ sức khỏe của mình, những người hay bị đau đầu nên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ để được bác sĩ khám tìm nguyên nhân, tư vấn điều trị phù hợp và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng