Bệnh Alzheimer là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

05-10-2020

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến người lớn tuổi gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó phải nói tới bệnh Alzheimer. Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO đã thống kê được, tỷ lệ mắc Alzheimer ở người trên 65 tuổi là 5-10%, còn người trên 80 tuổi là 25 – 35%, cho thấy đây là căn bệnh thường gặp với người cao tuổi.

Bệnh xảy ra phổ biến ở người cao tuổi

I – Bệnh alzheimer là gì?

Bệnh Alzheimer, hay còn gọi là hội chứng Alzheimer’s, Alzheimer’s Disease là một bệnh do sự thoái hóa thần kinh tiến triển không phục hồi, gây ra chứng mất trí nhớ, suy giảm khả năng tư duy, sai lệch nhận thức, giảm sự vận động của nhiều cơ quan,… gây nhiều trở ngại cho cuộc sống thường ngày của người bệnh. Ở giai đoạn cuối bệnh nhân sẽ xuất hiện những tổn thương não nghiêm trọng.

Cơ chế bệnh Alzheimer là quá trình thay đổi trong việc sản xuất và tích tụ peptide amyloid beta. Nhưng mức độ biến đổi như thế nào để dẫn tới bệnh Alzheimer thì vẫn chưa có kết luận chính xác. 

Bệnh alzheimer hay sa sút trí tuệ có liên quan với nhau. Bệnh Alzheimer chiếm khoảng 60 – 80% trong những trường hợp bệnh lý gây ra chứng suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ.

Bệnh Alzheimer là bệnh do sự thoái hóa thần kinh tiến triển, thường gặp ở người cao tuổi

(→ Xem thêm: Sa sút trí tuệ là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục)

II – Bệnh Alzheimer nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân chính gây bệnh Alzheimer là do quá trình lão hóa tự nhiên của người lớn tuổi khiến có lượng lớn các tế bào thần kinh bị mất dần đi, từ đó sự chi phối trí nhớ, ý thức, quản lý mọi hoạt động cơ thể của não cũng bị suy giảm.

Ngoài ra, còn một số yếu tố cũng ảnh hưởng không nhỏ đến bệnh Alzheimer như:

– Có một thực tế là phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer cao hơn nam giới.

– Người trong gia đình có người mắc bệnh Alzheimer thì khi bước sang tuổi trung niên có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn.

– Đa số người bệnh mắc Alzheimer đều có chút vấn đề về sức khỏe liên quan đến tăng huyết áp và tăng cholesterol máu.

– Có một loại protein có tên là TAU có thể làm thoái hóa các sợi dây thần kinh, gây cản trở quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi tế bào thần kinh.

Và loại protein khác tên là beta-amyloid thường tạo thành những mảng keo và ngăn cản sự dẫn truyền của acetycholin – chất trung gian dẫn truyền thần kinh, khiến trí nhớ, nhận thức của người bệnh nhanh suy giảm.

– Các gốc oxy tự do cũng khiến protein beta-amyloid gây tổn thương cho não, từ đó hình thành bệnh Alzheimer, gây tổn thương đến tế bào thành kinh.

– Người thường xuyên phải làm việc vất vả, chịu nhiều áp lực, căng thẳng,… hay người từng bị chấn thương vùng đầu, não bộ, bị bệnh trầm cảm, thần kinh,… cũng dễ bị bệnh hơn khi về già.

– Do chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng hàng ngày không hợp lý, bổ sung thiếu các vitamin nhóm B và nhiều dưỡng chất có tác dụng bồi bổ cho não và hệ thần kinh.

Người từng bị trầm cảm, thần kinh có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao khi lớn tuổi

Vậy bệnh Alzheimer có di truyền không? Hiện nay, chưa có nghiên cứu và kết luận rõ ràng về vai trò của gen di truyền bệnh  Alzheimer từ bố mẹ sang con.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng xác định được một số gen hiếm gặp có thể làm giảm hoặc tăng nguy cơ bị mắc bệnh Alzheimer.

Điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn có bố hoặc mẹ bị Alzheimer, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với người không có bố hoặc mẹ mắc Alzheimer,không phải chắc chắn bạn sẽ bị bệnh.

III – Triệu chứng bệnh Alzheimer

Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Alzheimer có thể giúp người nhà đưa người bệnh đi gặp bác sĩ sớm, khám và có liệu trình giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng và sức khỏe.

Bệnh alzheimer triệu chứng thế nào? Các triệu chứng Alzheimer đôi khi rất mơ hồ và không rõ ràng, như:

Dấu hiệu bệnh Alzheimer là người bệnh thay đổi tính cách, thay đổi sở thích cá nhân, luôn lẫn lộn giữa các sự việc cần giải quyết, lẫn lộn đồ vật, ngày tháng, công việc,….

– Không nhận ra người thân dù có thể ít gặp gỡ hay rất thân thiết, đôi khi quên chính tên của mình, không nhớ mình là ai là biểu hiện bệnh Alzheimer.

Luôn mơ hồ khi cần suy nghĩ để giải quyết sự việc gì đó, khi nói chuyện giao tiếp với mọi người,… nên thường gặp các sai sót trong đời sống sinh hoạt

Mất nhiều thời gian để làm công việc thường ngày.

Quên đi các địa danh, quên các địa chỉ, địa điểm dù trước đó rất quen thuộc, thậm chí quên nhà mình ở đâu. Nên dễ bị đi lạc, đi nhầm đường, đi lang thang ngoài đường nhưng lại không rõ muốn đi đâu.

Dấu hiệu alzheimer tiếp theo là người bệnh không có khả năng xử lý các câu hỏi, thờ ơ với mọi người, mọi việc xung quanh,…

Người bệnh Alzheimer có thể quên tên, quên địa chỉ, quê nhà mình

Bệnh alzheimer và cách điều trị thế nào? Trong giai đoạn đầu bệnh Alzheimer, các triệu chứng thường rất khó nhận biết.

Hiện nay, bệnh Alzheimer chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn, mọi phương pháp đều nhằm ngăn chặn và làm chậm tiến triển của bệnh, từ đó nâng cao chất lượng sống cho người bệnh và giảm gánh nặng cho người thân, người chăm sóc.

Các phương pháp để hạn chế nguy cơ và tiến triển của bệnh Alzheimer như: sử dụng thuốc ức chế memantine và cholinesterase. Ngoài ra, có thể dùng thuốc để giảm trầm cảm, lo âu, kích động; thuốc an thần…

Khám bệnh Alzheimer ở đâu? Bạn nên đến các bệnh lớn và uy tín để được điều trị bệnh Alzheimer như: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, Bệnh viện Nhân dân 115…

IV – Đối tượng có thể bị bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer thường phổ biến ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay một phận giới trẻ cũng đang bị đe dọa bởi bệnh lý nguy hiểm này.

1. Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi

Một số thống kê cho thấy, nhiều người bị khởi phát bệnh Alzheimer sớm ở độ tuổi 40 và 50. Tại Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 200.000 người khởi phát sớm bệnh lý nghiêm trọng này.

Alzheimer cũng là là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra sa sút trí tuệ ở người trẻ

Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi đang có xu hướng gia tăng

2. Bệnh Alzheimer ở người cao tuổi

Tuổi tác là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với bệnh Alzheimer. Hầu hết những người mắc bệnh Alzheimer xuất hiện triệu chứng sau 65 tuổi.  

Do vậy, đối với người cao tuổi, rất cần chủ động phòng ngừa nguy cơ mắc căn bệnh Alzheimer này từ sớm.

V – Bệnh Alzheimer sống được bao lâu?

Bệnh Alzheimer diễn tiến rất chậm theo thời gian và cuối cùng gây tử vong sau khi bệnh nhân mắc bệnh từ 6-10 năm.

Năm 2006, trên thế giới có khoảng 26,6 triệu người mắc bệnh Alzheimer, dự đoán tỉ lệ này sẽ tăng sẽ là 1,2% vào năm 2050, và là một trong những bệnh phổ biến của người cao tuổi, đặc biệt thường gặp với người trên 65 tuổi, và là nguyên nhân gây chết người đứng thứ tư với nhóm đối tượng độ tuổi này.

Vậy bệnh Alzheimer và cách chăm sóc thế nào cho đúng? Do người bị bệnh Alzheimer không thể kiểm soát được hành vi của mình, thậm chí nếu ở giai đoạn cuối người bệnh không thể tự chăm sóc bản thân người chăm sóc nên người thân cần lưu ý những vấn đề sau:

– Luôn theo sát người bệnh, đồng thời cất bỏ hết các vật nguy hiểm và tạo môi trường sống an toàn cho người bệnh.

– Thường xuyên trò chuyện với người bệnh để tạo cảm giác vui vẻ và an toàn.

– Hỗ trợ người bệnh về trí nhớ thông qua các việc lầm phải làm như đánh răng, rửa mặt hay thay quần áo…

– Hỗ trợ người bệnh vận động nhẹ nhàng.

– Những người bệnh bị nặng không thể di chuyển được, hãy thay đổi tư thế thường xuyên để tránh các bệnh nặng do nằm một chỗ.

VI – Cách phòng ngừa Alzheimer

Tuy không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng bạn vẫn có thể phòng ngừa căn bệnh Alzheimer bằng nhiều cách như:

– Có chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các cây họ đậu, các loại cá…

– Không hút thuốc lá.

– Hạn chế uống nhiều bia rượu hoặc đồ uống chứa chất kích thích.

– Tránh làm việc quá sức gây căng thẳng, stress kéo dài.

– Tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.

– Luyện trí não bằng cách chơi các trò chơi trí tuệ.

– Tích cực tham gia các hoạt động xã hội giúp tinh thần luôn vui vẻ.

 

( Xem thêm: Review hoạt huyết bổ máu Đại Bắc

Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên đã giúp các bạn hiểu hơn về bệnh Alzheimer, bệnh Alzheimer điều trị thế nào và cách phòng ngừa bệnh ra sao. Tốt nhất khi phát hiện có dấu hiệu bị bệnh Alzheimer, bạn nên sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng