Buồn ngủ mà không ngủ được phải làm sao? Tìm hiểu ngay!

27-01-2023

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Buồn ngủ mà không ngủ được là một dạng rối loạn giấc ngủ thường. Nếu tình trạng này kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy có cách nào để bạn có thể đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây

I. Tại sao buồn ngủ mà không ngủ được?

Theo các chuyên gia sức khỏe, tình trạng buồn ngủ nhưng không thể ngủ được có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là yếu tố tâm thần hoặc do các tác nhân bên ngoài. Có thể kể đến như:

1. Sử dụng các thiết bị điện tử quá khuya

Nhiều người có thói quen sử dụng các thiết bị điện tử quá khuya và cho rằng việc làm này giúp mắt mỏi và dễ ngủ.

Hình ảnh buồn ngủ mà không ngủ được

Tuy nhiên, thực tế thì việc làm này lại cho kết quả hoàn toàn ngược lại.

Khi sử dụng các thiết bị điện tử, các mạng lưới thần kinh được kích hoạt để đáp ứng nhu cầu.

Điều này sẽ khiến đồng hồ sinh học bị đảo lộn và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ tự nhiên.

Mặt khác, các thiết bị điện tử thường phát ra ánh sáng màu xanh, trong khi đó khoảng cách từ ánh sáng xanh đến mắt rất ngắn.

Điều này sẽ gây ức chế não bộ tiết hormone gây ngủ và làm cản trở đến chu kỳ ngủ.

2. Do quá mệt mỏi, căng thẳng

Áp lực từ cuộc sống, công việc, các mối quan hệ xã hội dễ khiến nhiều người rơi vào tình trạng mệt, căng thẳng quá mức.

Điều này không chỉ gây hại cho sức khỏe tinh thần lẫn thể chất, mà còn khiến não bộ tỉnh gây trì hoãn giấc ngủ.

Các chuyên gia cho biết: Căng thẳng, thần kinh lo lắng, mệt mỏi, trầm cảm đều là các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mất ngủ kinh niên.

Ngoài ra, các nguyên nhân tâm lý như cáu gắt, giận hờn, dễ nổi nóng, bức xúc, đau buồn hay các chấn thương tâm lý khác cũng có thể là gây ra tình trạng buồn ngủ mà ngủ thể không được.

3. Do cơ thể mắc một số bệnh khác

Người lớn hay trẻ buồn ngủ mà không ngủ được còn có thể do một số bệnh lý khác gây ra như: Trào ngược dạ dày – thực quản, đau dạ dày gây ợ nóng, ợ hơi;nhu cầu đi tiểu nhiều về đêm khi mắc bệnh tiểu đường;…

Tình trạng buồn ngủ mà không ngủ được do nhiều nguyên nhân gây ra

Đa phần các bệnh lý kể trên đều có khả năng bùng phát cơn đau hoặc cảm giác khó chịu vào ban đêm.

Vì vậy mà giấc ngủ bị cản trở, gây khó ngủ, muốn ngủ mà không ngủ được.

4. Cơ thể bị nóng trong người

Khi bên trong cơ thể quá nóng thì bạn rất dễ cáu giận, bức bối, thậm chí là dẫn đến hiện tượng buồn ngủ nhưng không ngủ được, rối loạn giấc ngủ. 

Nhiệt độ cơ thể bị ảnh hưởng bởi môi trường nên nếu phòng ngủ mức nhiệt quá cao có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.

Do đó, để dễ dàng đi vào giấc ngủ và có giấc ngủ sâu, bạn hãy chú ý điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức nhiệt từ 21-25 độ C.

5. Do thiếu máu lên não

Thiếu máu lên não là tình trạng lưu lượng máu lưu thông lên não bị giảm sút.

buồn ngủ mà ko ngủ được

Việc thiếu hụt máu, oxy và các chất dinh dưỡng, khiến các tế bào thần kinh ở não bộ hoạt động kém hiệu quả.

Không chỉ gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, thiếu máu lên não còn có thể gây đột quỵ/tai biến mạch máu não, rối loạn tâm thần, suy nhược thần kinh, thậm chí là tử vong.

6. Một số nguyên nhân khác

Hiện tượng buồn ngủ nhưng không ngủ được cũng có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác như: Tuổi cao, dùng nhiều chất kích thích trước khi ngủ cafe; ăn quá no gây chướng bụng, đầy bụng…

II. Biểu hiện của buồn ngủ nhưng không ngủ được

Khi gặp phải tình trạng buồn ngủ mà không ngủ được, người bệnh thường có các biểu hiện sau:

– Gần sáng mới có thể chợp mắt.

– Dễ thức giấc khi có tiếng động và khó có thể trở lại giấc ngủ.

– Khó tập trung để ngủ. 

– Trằn trọc trước khi ngủ.

– Mệt mỏi, uể oải khi thức giấc.

– Vẫn muốn ngủ sau khi dậy.

– Kém tỉnh táo, lờ đờ.

III. Buồn ngủ không ngủ được có nguy hiểm không

Không chỉ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và công việc, tình trạng buồn ngủ không thể ngủ được nếu kéo dài còn có thể trở thành thủ phạm tiềm ẩn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Cụ thể: 

1. Khiến trí nhớ bị suy giảm

Tình trạng buồn ngủ nhưng không thể ngủ được kéo dài trong nhiều ngày liền có thể ảnh hưởng đến sự vận hành của não bộ.

Khi não bộ không ổn định, hoạt động chậm sẽ có thể gây ra không ít khó khăn trong việc ghi nhớ, ảnh hưởng tới hiệu quả công việc.

2. Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

Không ngủ được trong nhiều ngày khiến não bộ có những suy nghĩ tiêu cực với các biểu hiện: Rối loạn tâm trạng, tâm lý, dễ cáu gắt.

Đặc biệt, chứng buồn ngủ nhưng không ngủ được còn có khả năng nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe thần kinh như: trầm cảm, tự kỷ,…

3. Gây tăng cân

Các chuyên gia đã chỉ ra, khi mất ngủ, cơ thể dễ rơi vào cảm giác mệt mỏi, uể oải, dễ bị đau đầu bởi bộ não không có thời gian để thư giãn.

buồn ngủ mà không ngủ được là bệnh gì

Cùng với đó, các cơ quan trong cơ thể không thể đảm nhiệm đúng chức năng của chúng.

Hậu quả là hàm lượng calo không thể tiêu hao gây tích trữ lượng mỡ và dẫn đến tăng cân.

4. Dẫn tới khả năng ung thư

Gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư là một trong các biến chứng nguy hiểm nếu tình trạng buồn ngủ mà không ngủ được kéo dài. 

Một số nghiên cứu khoa học cho thấy, khi ngủ, lượng hormone melatonin được sản sinh nhằm chống lại sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào hoặc khối u.

Ngược lại nếu mất ngủ, lượng hormone này bị hạn chế rất nhiều. Chính điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khối u phát triển.

5. Dễ gây ra tình trạng tăng huyết áp

Khi muốn ngủ mà không thể ngủ, hệ thần kinh giao cảm sẽ hoạt động nhiều hơn bình thường khiến các mạch máu bị co lại, tăng huyết áp và tạo áp lực khá lớn lên tim mạch.

hình ảnh buồn ngủ mà không ngủ được

Điều này sẽ làm tăng nguy cơ gây các bệnh lý về bệnh tim mạch.

IV. Cách khắc phục buồn ngủ mà không ngủ

Tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách điều chỉnh thói quen ngủ, ăn uống và sinh hoạt mà không cần phải dùng đến thuốc Tây y.

Phương pháp điều trị chứng không ngủ được bằng thuốc Tây y không được khuyến khích sử dụng không thực sự cần thiết.

Thay vào đó, người bệnh có thể tham khảo 2 cách điều trị sau:

1. Sử dụng các phương pháp Đông y

Trong Đông y, mất ngủ được gọi là chứng bất miên hay thất mị phản ánh một phần sự bất ổn trong hoạt động tạng phủ và hệ thần kinh.

Do đó, để điều trị tình trạng muốn ngủ mà không ngủ được hiệu quả, Đông y tập trung điều dưỡng cơ thể và tạng phủ, bổ não và nuôi dưỡng hệ thần kinh.

Một số vị thuốc Đông y được sử dụng trong các bài thuốc điều trị mất ngủ có thể kể đến như: Như Tâm sen, Long nhãn, Viễn chí, Thảo quyết minh, Toan Táo nhân, Phục thần, Lạc tiên, lá vông, bình vôi,….

Tùy theo thể bệnh cũng như các triệu chứng kèm theo mà các vị thuốc này sẽ được kết hợp với nhau.

IV. Cách phòng ngừa buồn ngủ mà không ngủ được

Một giấc ngủ chất lượng giúp não bộ được phục hồi để các hoạt động diễn ra suôn sẻ. Để dễ chìm vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu giấc, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục sau:

1. Hình thành thói quen đi ngủ khoa học

Việc hình thành thói quen ngủ khoa học là điều kiện tiên quyết giúp bạn có được 1 giấc ngủ ngon. Để làm dược điều này, bạn cần lưu ý tới một số vấn đề như sau:

vì sao buồn ngủ mà không ngủ được

– Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm nhất định trong ngày.

– Không nên mang cảm giác căng thẳng, mệt mỏi lên giường ngủ.

– Đảm bảo không gian ngủ yên tĩnh, sạch sẽ và thoáng mát.

– Không nên dùng các thiết bị điện tử có ánh sáng xanh như điện thoại, máy tính, tivi… trước giờ đi ngủ 1 tiếng.

– Hạn chế ngủ nhiều vào buổi trưa và chiều.

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý

Bên cạnh hình thành thói quen ngủ nghỉ khoa học, việc có 1 chế độ ăn uống phù hợp cũng là yếu tố quan trọng để bạn có được 1 giấc ngủ chất lượng. Trong khi ăn uống bạn cần phải tuân thủ 1 số vấn đề gồm:

– Không nên ăn quá nhiều, quá no, đặc biệt là gần giờ đi ngủ.

– Hạn chế uống nhiều nước khi đi ngủ để tránh phải thức dậy đi vệ sinh.

– Thận trọng khi uống rượu bia vào buổi tối. 

– Tránh dùng thực phẩm chứa caffeine như cà phê, nước trà đặc….

3. Có chế độ sinh hoạt khoa học

Cuối cùng, để có một giấc ngủ chất lượng, tránh được những cơn buồn ngủ mà không ngủ được, bạn cần phải có cho mình một chế độ sinh hoạt phù hợp, cụ thể:

– Không nên vận động quá mạnh trước giờ đi ngủ, nên luyện tập thể dục thể thao cách giờ đi ngủ ít nhất 4 – 5 giờ đồng hồ.

– Tham gia bộ môn ngồi thiền, yoga –có tác dụng giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng, thư giãn não bộ và tăng khả năng tập trung.

Không nên dùng các thiết bị điện tử có ánh sáng xanh trước giờ đi ngủ 1 tiếng

Buồn ngủ mà không ngủ được có thể do cơ thể quá mệt mỏi, não bộ bị căng thẳng quá mức hoặc bệnh lý trong cơ thể.

Bạn hoàn toàn có thể khắc phục triệt để chứng bệnh này nếu tìm ra được nguyên nhân và có được những các phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu tình trạng này kéo dài và không thuyên giảm, bạn nên chủ động đi thăm khám để được điều trị kịp thời, tránh bệnh trở nặng.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng