4 Cách giảm đau đầu khi sốt xuất huyết Nhanh – Hiệu Quả
Sốt xuất huyết gây đau đầu dữ dội khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Tham khảo ngay 4 cách giảm đau đầu khi sốt xuất huyết hiệu quả, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình điều trị bệnh.
Nội dung chính
I. Sốt xuất huyết có đau đầu không?
Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát vào tháng 7 đến tháng 10.
Trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến giảm huyết đột ngột, chảy máu nặng và tử vong.
Nhiều bệnh nhân bị đau đầu dữ dội khi bị sốt xuất huyết
Thông thường, các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết sẽ xuất hiện sau khoảng 3 – 5 ngày ủ bệnh kể từ khi nhiễm virus.
Các triệu chứng nhận biết bị sốt xuất huyết gồm: Đau đầu dữ dội, buồn nôn, sốt cao, phát ban, xuất huyết, đau khớp và cơ, đau nhức người…
Như vậy với câu hỏi sốt xuất huyết có bị đau đầu không thì câu trả lời là có.
Không chỉ bị đau nhức đầu dữ dội và nghiêm trọng, người bệnh còn bị đau người, cơ và khớp nên vô cùng mệt mỏi.
II. Vì sao sốt xuất huyết lại đau đầu?
Theo các chuyên gia y tế, bệnh sốt xuất huyết do virus gây ra dẫn đến viêm nhiễm và suy giảm số lượng tiểu cầu trong máu.
Hậu quả là gây xuất huyết trên nhiều vị trí trong cơ thể.
Về việc tại sao bị sốt xuất huyết lại đau đầu, có 2 nguyên nhân chính như sau:
– Thứ nhất:
Virus gây bệnh sốt xuất huyết sau khi xâm nhập vào cơ thể lập tức tấn công vào hệ thống miễn dịch và gây ra viêm nhiễm trong cơ thể.
Đau đầu trong sốt xuất huyết do vi rút gây viêm nhiễm và thiếu máu não
Tình trạng viêm nhiễm có thể ảnh hưởng đến các mạch máu và thần kinh trong não, gây ra đau đầu.
– Thứ hai:
Sốt xuất huyết khiến lượng tiểu cầu trong máu suy giảm, không còn đủ khả năng vận chuyển oxy đến não gây thiếu máu não.
Thiếu máu não ra các triệu chứng như: Đau đầu, khó tập trung, chóng mặt, mờ mắt…
III. Cách giảm đau đầu khi sốt xuất huyết
Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh cũng như vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết.
Việc điều trị hiện chủ yếu tập trung làm giảm các triệu chứng và theo dõi diễn tiến bệnh.
Để làm thuyên giảm hiện tượng sốt xuất huyết đau đầu dữ dội, người bệnh cần được điều trị triệu chứng, có thể kể đến như:
1. Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp
Việc đầu tiên nên làm để cải thiện tình trạng sốt xuất huyết bị đau đầu là nghỉ ngơi phù hợp trong môi trường thoáng mát.
Kết hợp ăn những món ăn mềm, dễ tiêu và giàu protein như súp, nước, cháo thịt nạc…
2. Bù nước, bù điện giải
Tiến hành bù nước, điện giải để duy trì sự cân bằng bằng đường uống từ nước lọc, nước hoa quả, sinh tố, dung dịch oresol…
3. Sử dụng các loại thuốc giảm đau
Bệnh nhân sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol dạng đơn độc để giảm đau đầu khi bị sốt xuất huyết.
Liều dùng từ 325- 650mg, mỗi lần uống cách nhau từ 4- 6h, không dùng quá 4g một ngày.
4. Dùng các sản phẩm giúp hoạt huyết bổ máu
Tình trạng đau đầu sốt xuất huyết còn đến từ nguyên nhân thiếu máu não, để khắc phục, bệnh nhân nên sử dụng các sản phẩm có tác dụng hoạt huyết bổ máu như sản phẩm Hoạt Huyết Bổ Máu Đại Bắc.
Hoạt Huyết Bổ Máu Đại Bắc với thành phần là các thảo dược quý gồm: tinh chất cao bacopa, đương quy, xuyên khung, cao bạch quả, ích mẫu, sinh địa và đan sâm.
Hoạt Huyết Bổ Máu Đại Bắc
Sản phẩm giúp hỗ trợ bổ huyết; tăng cường lưu thông máu; cải thiện tuần hoàn máu não; hỗ trợ giảm các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, tê bì, nhức mỏi chân tay, khó ngủ do lưu thông máu kém.
Người bị đau đầu do thiếu máu não có thể cảm nhận hiệu quả sau khoảng 2 tuần dùng Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc.
Tuy nhiên, nên dùng đủ liệu trình từ 3 – 6 tháng để mang đến hiệu quả tốt nhất trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.
Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
IV. Một số lưu ý khi chăm sóc người sốt xuất huyết
Trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết có các biểu hiện như: sốt cao co giật, chảy máu… cần đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay.
Trong quá trình chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết cần đặc biệt chú ý những vấn đề sau:
– Không tự ý dùng kháng sinh:
Khi điều trị đau đầu do sốt xuất huyết, bệnh nhân không tự ý uống kháng sinh vì nguyên nhân gây bệnh là do virus (thuốc kháng sinh không tiêu diệt được vi rút).
Bệnh nhân sốt xuất huyết tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh
Lạm dụng kháng sinh không đúng cách có thể làm tăng độc tính trên thận và gan.
– Không dùng thuốc giảm đau aspirin và ibuprofen:
Vì 2 loại thuốc này tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, nếu dùng cho bệnh nhân sốt xuất huyết có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày, nôn ra máu…
– Không tự truyền dịch tại nhà:
Việc tự ý truyền dịch tại nhà có thể dẫn đến tình trạng phù nề, suy hô hấp gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
– Không hạ sốt bằng các phương pháp dân gian hạ như cạo gió, dầu nóng:
Vì có thể làm tổn thương cơ và giãn mạch, khiến tình trạng bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm hơn.
– Tái khám đúng hẹn:
Người bệnh điều trị tại nhà cần tái khám đúng hẹn của bác sĩ để làm xét nghiệm công thức máu, tiểu cầu hằng ngày nhằm đánh giá mức độ bệnh và có hướng điều trị.
Do đó, người bệnh cần tái khám theo đúng lịch hẹn.
V. Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
Để chủ động phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết, bạn cần diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt theo hướng dẫn dưới đây:
1. Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy
Một số cách giúp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy gồm:
– Phun hóa chất phòng và chống dịch sốt xuất huyết theo hướng dẫn của ngành Y tế.
– Sử dụng nắp đậy kín các dụng cụ chứa nước để tránh muỗi đẻ trứng.
Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không có nơi đẻ trứng
– Tiêu diệt lăng quăng/bọ gậy trong bể, giếng, vại, chum bằng cách thả cá hoặc mê zô/sinh vật giáp xác nhỏ ăn bọ gậy vào.
– Thu gom, tiêu hủy các vật dụng phế thải như lọ, chai, mảnh chai, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, bẹ lá, hốc tre…
– Lật úp các dụng cụ có khả năng đọng nước, chứa nước khi không dùng đến.
– Thường xuyên thay nước cho bình hoa
– Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống quanh nhà sạch sẽ.
2. Phòng chống muỗi đốt
Để phòng chống muỗi đốt, bạn nên:
– Mặc quần áo dài tay, nhất là vào buổi tối hoặc đến nơi nhiều cây cối.
– Ngủ trong màn, kể cả ban ngày.
Nằm ngủ trong màn, kể cả ban ngày
– Dùng các sản phẩm có tác dụng xua muỗi và chống muỗi đốt như: hương muỗi, kem xua muỗi, bình xịt diệt muỗi, vợt điện diệt muỗi.
– Trang bị thêm màn và rèm che n tẩm hóa chất tiêu diệt muỗi.
Tình trạng đau đầu khi sốt xuất huyết khiến người bệnh mệt mỏi và khó chịu. bệnh nhân nên áp dụng các cách giảm đau đầu khi sốt xuất huyết ở trên để cải thiện tình trạng.
Nếu sốt xuất huyết bị đau đầu dữ dội kéo dài không khỏi, hãy đến bệnh viện ngay để được can thiệp y tế.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.