Bệnh đột quỵ là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử trí

25-09-2020

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Bệnh đột quỵ hay thường được gọi tai biến mạch máu não thường xảy ra ở những người trung và cao tuổi. Đặc biệt, bệnh thường mắc ở những người có sẵn bệnh lý về tim mạch và cao huyết áp…

I – Tìm hiểu về bệnh đột quỵ

Bệnh đột quỵ tiếng Anh là gì? Đột quỵ english là stroke. Bệnh đột quỵ tiếng trung là gì? Bệnh đột quỵ tiếng Trung là 风(Zhòngfēng).

Ngay bây giờ, hãy cùng Hoạt huyết bổ máu tìm hiểu đột quỵ dấu hiệu đột quỵ bệnh học là gì, dấu hiệu, nguyên nhân và triệu chứng ra sao.

1. Bệnh đột quỵ là bệnh gì?

Bệnh đột quỵ như thế nào? Bệnh đột quỵ và tai biến mạch máu não là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu tới não bị giảm hoặc bị gián đoạn. 

Điều này khiến não bộ không đủ dinh dưỡng và bị thiếu oxy để nuôi các tế bào. Nếu không được cung cấp đủ máu trong vòng vài phút, các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Bệnh đột quỵ là bệnh gìBệnh đột quỵ xảy ra phổ biến ở người cao tuổi

Nếu bạn đang băn khoăn thắc mắc đột quỵ khác tai biến không thì câu trả lời là KHÔNG nhé. Vì đột quỵ và tai biến mạch máu não tuy tên gọi khác nhau nhưng đều dùng để chỉ chung 1 bệnh.

2. Nguyên nhân của bệnh đột quỵ

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ và tai biến. Cụ thể gồm:

  • Có tiền sử đột quỵ.
  • Bệnh đái tháo đường.
  • Bệnh tim mạch.
  • Bệnh cao huyết áp.
  • Mỡ máu cao.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Hút thuốc.
  • Ăn uống không đủ dinh dưỡng và không điều độ.
  • Lười vận động.
  • Sử dụng các chất kích thích, uống nhiều bia rượu…
  • Tuổi tác.
  • Tiền sử gia đình.
  • Chủng tộc.
  • Giới tính.

3. Dấu hiệu bệnh đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ fast là sử dụng từ viết tắt FAST để giúp ghi nhớ các dấu hiệu cảnh báo: Face (mặt), Arms (tay), Speech (lời nói) và Time (thời gian). Bệnh đột quỵ triệu chứng như sau:

– Về khuôn mặt: Người mắc bệnh thường cười méo, tê cơ mặt, tầm nhìn bị rối loạn, chân và tay cảm giác yếu không có lực, tê liệt, mất cân bằng, đi lại khó khăn, nói lắp, không kiểm soát được từ ngữ hoặc khả năng nói mất.

– Các cơn đau đầu kéo đến bất ngờ, cơn đau không kiểm soát, choáng váng, tri giác tê liệt, ngủ gà hoặc bị hôn mê.

– Gặp khó khăn trong việc biểu đạt ngôn ngữ, hoặc không hiểu người khác nói gì.

– Một phần cơ thể bị mất cảm giác, yếu không có sức.

– Đột nhiên mắt bị nhòe, mờ đi, có thể chỉ bị bên mắt trái hoặc phải.

– Không làm chủ được tiểu tiện hoặc bí tiểu hoàn toàn.

Nguyên nhân của bệnh đột quỵCác dấu hiệu của bệnh đột quỵ

Không chỉ dừng lại ở 7 dấu hiệu đột quỵ, bệnh đột quỵ có rất nhiều biểu hiện và triệu chứng như chúng tôi đã chia sẻ ở trên. Việc nắm rõ các dấu hiệu của bệnh đột quỵ sẽ giúp người bệnh kiểm soát bệnh tốt hơn.

4. Bị đột quỵ có nguy hiểm không? Hậu quả của đột quỵ

Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào như trên, ngay lập tức phải đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu. Việc thăm khám và hỗ trợ điều  trị cần phải tiến hành khẩn cấp và ngay lập tức, đặc biệt trong 3 giờ đầu tiên.

Nếu để kéo dài, thì đột quỵ cấp tính có thể gây tổn thương, chết não, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. 

Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: đột quỵ liệt nửa người, tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, rối loạn cảm xúc, mất ngôn ngữ, thị giác suy giảm…

Dấu hiệu bệnh đột quỵ ở người lớnBệnh đột quỵ có thể dẫn tới tử vong

II – Đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào? Những trường hợp dễ bị đột quỵ

Đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào?Đột quỵ tai biến có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra ở người trung và cao tuổi hoặc những người có sẵn bệnh lý về tim mạch và cao huyết áp. 

1. Đột quỵ ở trẻ sơ sinh

Theo thống kê, tỷ lệ đột quỵ ở trẻ sơ sinh cao hơn rất nhiều so với với trẻ biết đi và trẻ nhỏ.

Nguyên nhân đột quỵ xảy ra ở trẻ sơ sinh là do khi mang thai, protein đi qua nhau thai từ mẹ sang bào thai, giúp giảm nguy cơ chảy máu.

Nhưng điều này lại khiến thai nhi có nguy cơ cao bị đông máu và đột quỵ. Không chỉ vậy, đôi khi cục máu đông có thể hình thành trong nhau thai và lưu thông trong máu của thai nhi. Những cục máu đông cuối cùng có thể đi đến não của bé và gây ra một cơn đột quỵ.

Trong khoảng thời gian mẹ đau đẻ và sinh con, trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Lý do là vì việc sinh nở tạo ra áp lực rất lớn lên phần đầu của bé, dẫn tới hình thành cục máu đông và gây đột quỵ.

Ngoài ra, cơ thể trẻ sơ sinh thường có mật độ tế bào máu dày hơn 2 lần so với người trưởng thành nên cũng dễ bị đông máu hơn.

2. Đột quỵ ở người trẻ tuổi

Đột quỵ ở giới trẻ ngày càng có xu hướng tăng cao khi các bệnh thường xuyên tiếp nhận các ca bệnh khi mới 18 đến 30 tuổi.

Các nguyên nhân gây bệnh đột quỵ ở người trẻ tuổi chủ yếu là do căng thẳng, stress thường xuyên; mất ngủ; lạm dụng thuốc lá, bia rượu, chất kích thích; lười vận động; hội chứng chuyển hóa, bệnh mãn tính có xu hướng trẻ hóa; tâm lý chủ quan cho rằng bệnh đột quỵ chỉ xảy ra ở những người lớn và cao tuổi.

Bệnh đột quỵ ở người trẻ tuổiKhông chỉ xảy ra ở người già, đột quỵ còn đang có xu hướng tăng ở người trẻ

3. Bệnh đột quỵ ở người già

Người cao tuổi là đối tượng dễ bị bệnh đột quỵ hơn cả. Theo thống kê, có gần 75% số ca đột quỵ xảy ra ở những người trên 65 tuổi và chỉ có khoảng 25% dưới 65 tuổi.

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đột quỵ ở người lớn già là do các dòng máu bị  vỡ mạch máu hoặc tắc mạch máu gây xuất huyết não.

Một số trường hợp bị đột quỵ do rối loạn đông máu khi sử dụng thuốc chống đông máu. Ngoài ra, những người lớn tuổi dễ bị mắc các bệnh lý về tim mạch, rối loạn tiêu hóa và tiểu đường cũng rất dễ bị đột quỵ.

Những dấu hiệu bệnh đột quỵ ở người lớn tuổi thường là tê ở mặt và chân tay, thường xảy ra ở một bên cơ thể; thị lực bất thường ở một hoặc hai mắt; nhức đầu dữ dội; giao tiếp khó khăn; giảm khả năng phối hợp động tác…

( → Xem thêm: Bị đột quỵ nên ăn gì, kiêng ăn gì? Các thực phẩm có lợi sau đột quỵ.)

III – Những đột quỵ thường gặp

Đột quỵ có những loại nào? Dưới đây là những loại đột quỵ phổ biến và thường gặp nhất:

1. Đột quỵ não

Bệnh đột quỵ xuất huyết não khiến não bị thiếu oxy, các tế bào não sẽ bị chết chỉ sau vài phút. Sau khi bị đột quỵ chảy máu não, mỗi phút sẽ có gần 2 triệu thế bào não bị chết. 

Người bị đột quỵ nhồi máu não có thể bị hôn mê, liệt, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi phát hiện người bị đột quỵ, cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Đột quỵ não gây ra nhiều triệu chứng, nhưng cần đặc biệt lưu ý dấu hiệu f.a.s.t đột quỵ sau:

– Liệt mặt (Face): Miệng bị lệch sang một bên.

– Yếu, liệt tay (Arm) hoặc chân: Người bị đột quỵ không thể cầm, nắm hoặc đi lại.

– Rối loạn ngôn ngữ (Speech): Đột ngột rối loạn lời nói, lời nói không rõ hoặc không nói được như bình thường.

– Thời điểm phát bệnh (Time): Khi thấy các triệu chứng trên, cần gọi cấp cứu ngay. Cần ghi nhớ thời điểm phát bệnh chính xác để thông báo với bác sĩ.

Đột quỵ nãoĐột quỵ não khiến não bị thiếu oxy, các tế bào não sẽ bị chết chỉ sau vài phút

2. Đột quỵ tim

Bệnh đột quỵ tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Người bị đột quỵ tim thường có các triệu chứng như đau tức ngực, ngáy và khó ngủ, đau đầu, chóng mặt, nhịp tim bất thường, sưng chân và bàn chân…

Tuy nhiên, nhiều người nhầm lẫn đột quỵ tim và nhồi máu cơ tim là cùng một bệnh. Nhưng thực tế đột quỵ và nhồi máu cơ tim là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. 

3. Đột quỵ mắt

Đột quỵ mắt là tình trạng tắc động mạch trung tâm võng mạc, khiến người bệnh mất hoặc giảm thị lực một mắt. Bệnh lại xảy ra đột ngột, không đau, không triệu chứng nên rất khó nhận biết. Hiện chưa có cách điều trị đột quỵ mắt hiệu quả.

Dấu hiệu chính của đột quỵ mắt chính là thị lực suy giảm đột ngột; mất một phần hoặc hoàn toàn tầm nhìn của mắt; không thể nhìn với 1 bên mắt; xuất hiện điểm mù; tầm nhìn bị bóp méo hoặc bị mờ.

Bị đột quỵ mắtĐột quỵ mắt là tình trạng tắc động mạch trung tâm võng mạc, khiến người bệnh mất hoặc giảm thị lực một mắt

Ngoài ra, còn có đột quỵ thoáng qua do thiếu máu não. Đây là tình trạng đột quỵ nhẹ do dòng máu cung cấp cho não tạm thời bị suy giảm. Dấu hiệu đột dụy chỉ xuất hiện thoáng qua trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng vài phút.

V – Cách xử lý khi bị đột quỵ

Bị đột quỵ sơ cứu thế nào? Nếu băn khoăn không biết đột quỵ và cách xử trí ra sao, bạn cần nắm rõ cách cấp cứu bệnh đột quỵ như sau:

– Gọi cấp cứu ngay lập tức.

– Đặt người bệnh nằm yên và theo dõi tình trạng của người bệnh liên tục.

– Nếu bệnh nhân có dấu hiệu nôn mửa hoặc có bất cứ dấu hiệu suy giảm ý thức nào, hãy đặt bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo thì tiếp tục theo dõi thật kỹ.

– Nếu bệnh nhân bị hôn mê: Cần kiểm tra xem  bệnh nhân thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngừng thở. Nếu bị ngưng thở thì cần hô hấp nhân tạo nhằm kịp thời cung cấp oxy cho não.

Cách xử trí đột quỵ khi ngủNên gọi cấp cứu ngay lập tức khi thấy người bị đột quỵ

Việc nắm rõ dấu hiệu đột quỵ và cách sơ cứu đúng cách sẽ giúp hạn chế các hậu quả cũng như biến chứng nguy hiểm về sau.

Thuốc chống đột quỵ uống như thế nào? Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối việc uống thuốc đột quỵ theo chỉ định của bác sĩ.

Tuyệt đối không tự ý tăng, giảm hoặc ngừng uống thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo hướng dẫn điều trị bệnh đột quỵ – guideline đột quỵ 2019guideline đột quỵ 2018 để hiểu hơn và bệnh.

VI – Phòng ngừa bệnh đột quỵ

Để phòng bệnh đột quỵ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau trong chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:

– Có chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, cân bằng và khoa học: Nến ăn nhiều các loại ngũ cốc, các loại đậu, rau củ; thịt trắng; hải sản; trứng; trái cây, sữa đậu nành; uống nhiều nước.

Tránh hoặc hạn chế ăn các loại thịt đỏ; thực phẩm giàu chất béo, thức ăn nhanh, đồ chiên xào; đồ ngọt; thực phẩm nhiều đường… Đây là cách phòng chống bệnh đột quỵ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

– Tập thể dục đều đặn hàng ngày, ít nhất 30 phút mỗi ngày có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, nâng cao sức khỏe và tim mạch. 

– Giữ ấm cơ thể, nhất là người lớn tuổi khi thời tiết giao mùa và chuyển lạnh.

– Không hút thuốc lá, chỉ cần bỏ hút thuốc lá từ 2-5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc.

– Không uống rượu trước khi ngủ để phòng ngừa đột quỵ khi ngủ, đột quỵ và đột tử khi ngủ.

– Đột quỵ vì tắm đêm là tình trạng không hiếm gặp. Do đó, bạn nên tránh tắm khuya để phòng tránh đột quỵ khi tắm khuya, đột quỵ tắm đêm và đột quỵ sau khi tắm đêm.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát sớm các yếu tố gây đột quỵ đồng thời có cách can thiệp giúp phòng ngừa bệnh đột quỵ hiệu quả.

Cách phòng ngừa bệnh đột quỵMột số cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng