Cao huyết áp/Huyết áp cao là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị.

16-09-2020

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Bệnh cao huyết áp, còn gọi là tăng huyết áp nếu không được điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau tim và đột quỵ. Nếu bạn không có máy đo huyết áp sử dụng tại nhà, bạn sẽ rất khó phát hiện bản thân có bị bệnh cao huyết áp, bị tăng huyết áp hay không.

Nhưng bạn có thể tự nhận biết bệnh cao huyết áp qua những dấu hiệu, triệu chứng sau đây, cùng xem nhé!

Cao huyết áp là trạng thái máu lưu thông với áp lực cao và tăng liên tục

I – Tổng quan về bệnh cao huyết áp

Huyết áp cao tiếng Anh là gì? Huyết áp cao tiếng Anh là High Blood Pressure. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu, biểu hiện của bệnh cao huyết áp rất quan trọng đến kết quả điều trị và sức khỏe của người bệnh.

1. Cao huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực của máu tác động lên các thành mạch vành trong cơ thể mỗi người. Vậy huyết áp cao là bệnh gì? Huyết áp cao là gì?

Cao huyết áp mãn tính là trạng thái máu lưu thông với áp lực cao, tăng liên tục, gây ra nhiều triệu chứng không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động sống thường ngày của người bệnh, mà còn có nguy cơ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

2. Chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu?

Chỉ số cao huyết áp là bao nhiêu? Một người được gọi là bị tăng huyết áp, có huyết áp cao khi có huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 135mmHg và cao huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 85 mmHg.

Trong khi chỉ số huyết áp khoảng 120/80 mmHg là bình thường, và 90/60 mmHg trở xuống là huyết áp thấp.

Cao huyết áp có thể thay đổi phụ thuộc vào độ tuổi và điều kiện cuộc sống, nên cần được theo dõi thường xuyên, nhất là ở độ tuổi từ 30 tuổi.

Cách nhận biết huyết áp cao hay thấp? Đo huyết áp định kỳ mỗi năm 1 lần với người dưới 40 tuổi, 6 tháng/lần với người từ 40 tuổi trở lên là việc làm cần thiết để mọi người kiểm soát được chỉ số huyết áp của mình, biết mình đang có huyết áp bình thường, cao hay thấp. Hoặc mọi người học cách nhận biết huyết áp cao thấp qua các dấu hiệu hàng ngày.

Một người được gọi là bị huyết áp cao khi có huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 135mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 85 mmHg

Việc nắm rõ cao huyết áp là bao nhiêu, huyết áp cao bao nhiêu và nhận biết sớm các dấu hiệu, biểu hiện của bệnh cao huyết áp rất quan trọng đến kết quả điều trị và sức khỏe của người bệnh, chủ động kiểm soát được những biến chứng nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim, suy thận,…

( →  Xem thêm: Ý nghĩa chỉ số huyết áp là gì? Cách đọc chỉ số huyết áp trên máy Omron)

3. Tại sao huyết áp cao?

Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp ở người lớn tuổi có đến 95% trường hợp không có nguyên nhân, chỉ khoảng 5% có nguyên nhân. Tuy nhiên, ở người trẻ, tỉ lệ cao huyết áp có nguyên nhân cao hơn so với người lớn tuổi. 

Tại sao tăng huyết áp? Các nguyên nhân có thể do mất thăng bằng nội tiết tố hoặc các bệnh lý như thận mạn tính, cao huyết áp rối loạn tiền đình, cao huyết áp và tiểu đường.. 

Ngoài ra, các yếu tố góp phần làm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp là hút thuốc lá, stress, béo phì, ăn quá mặn, uống nhiều rượu, lười vận động, sử dụng chất kích thích, tuổi tác, cao huyết áp di truyền, thường xuyên gặp áp lực, căng thẳng, ăn uống thiếu dinh dưỡng và không lành mạnh…

4. Dấu hiệu cao huyết áp

Dấu hiệu của bệnh cao huyết áp là gì? Huyết áp cao biểu hiện thế nào? Dưới đây là những dấu hiệu và cách nhận biết huyết áp cao:

  • Hoa mắt chóng mặt và choáng

Đây có thể coi là dấu hiệu đầu tiên của đa số người mắc bệnh cao huyết áp, nên bạn không nên bỏ qua.

Khi thấy chóng mặt, hoa mắt và choáng váng xảy ra đột ngột, bất cứ lúc nào, khiến bạn mất thăng bằng, gặp khó khăn khi đang di chuyển, làm việc, học tập, đôi khi có thể gây ngất, cao huyết áp đột quỵ.

Triệu chứng huyết áp cao biểu hiện khi người bệnh phải làm việc quá sức, lao động nặng hoặc gặp những tình huống sốc về tâm lý. 

( → Xem thêm: Bị hoa mắt chóng mặt là bệnh gì? 3 Cách chữa chóng mặt hoa mắt)

  • Cao huyết áp gây nhức đầu, đau đầu

Cao huyết áp dấu hiệu gì? Nếu huyết áp của bạn chỉ tăng nhẹ thì hiện tượng huyết áp cao gây đau đầu ít khi xảy ra. Bởi nếu dấu hiệu này mà thường xuyên xảy ra, tức bạn đã mắc bệnh cao huyết áp ác tính.

  • Cao huyết áp không ngủ được, mất ngủ, ù tai

Triệu chứng của bệnh cao huyết áp là gì? Khi huyết áp tăng cao, bệnh nhân ngoài thường xuyên thấy hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, sẽ rất hay cảm thấy ù tai, thính lực giảm đáng kể.

Chính những triệu chứng này khiến người bệnh cao huyết áp bị khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu, dễ bị tỉnh giấc. Những dấu hiệu này hay bị nhầm lẫn, xem nhẹ vì nghĩ do lối sống, chế độ sinh hoạt hay bệnh lý khác gây nên.

Nếu bệnh nhân cao huyết áp có thể có được giấc ngủ ngon vào mỗi tối thì huyết áp sẽ ổn định hơn nhiều. Ngược lại, nếu ngủ không ngon giấc, thường bị mất ngủ, tỉnh giấc thì dễ khiến huyết áp tăng cao và bất ổn.

  • Khó thở, đau tức ngực, hồi hộp, cao huyết áp mặt đỏ

Huyết áp cao triệu chứng thế nào? Người bị cao huyết áp tim thường đập khá nhanh, kèm theo các triệu chứng như: hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở, đau tức ngực,…

Đây là các triệu chứng có thể do tim mạch của bạn không được khỏe, do căng thẳng thần kinh, do tác dụng phụ của một số loại thuốc, … hoặc cũng có thể do huyết áp của bạn đang tăng cao.

Khi bạn thấy xuất hiện đau tức ngực, khó thở kéo dài hơn 2 phút, xảy ra thường xuyên mà không hề hoạt động thể lực nặng, thì bạn cần phải đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Người bị cao huyết áp tim thường đập khá nhanh

  • Cao huyết áp gây chảy máu mũi, có vết máu trong mắt

Cao huyết áp triệu chứng ra sao? Khi áp lực máu chảy trong mạch máu tăng cao, sẽ rất dễ bị vỡ tại các vị trí niêm mạc yếu, gây chảy máu. Do đó, người bị huyết áp cao thỉnh thoảng bị chảy máu mũi, xuất huyết kết mạc, có vết máu trong mắt.

Khi thấy các dấu hiệu này, bạn cần đến ngay bác sĩ để hỗ trợ điều trị bệnh sớm, tránh bệnh biến chứng gây ra các tổn thương thần kinh thị giác, vỡ mao mạch mũi,…

  • Tê hoặc ngứa ran ở các chi

Đây là dấu hiệu ít được ai quan tâm, dễ hiểu nhầm, lầm tưởng, chủ quan mà bỏ qua mà không biết rằng, chỉ những người đã bị cao huyết áp một thời gian khá lâu mới thường cảm thấy bị tê và ngứa ran ở chân, tay.

Hiện tượng này gây ra do biến chứng cao huyết áp liên tục mà không được hỗ trợ điều trị, có thể gây tê liệt các dây thần kinh trong cơ thể.

  • Cao huyết áp buồn nôn và nôn

Ngoài 6 dấu hiệu của bệnh cao huyết áp kể trên, người bị cao huyết áp còn có triệu chứng buồn nôn và nôn. 

Nếu bạn bị buồn nôn, nôn mửa đi kèm với đau bụng, tiêu chảy thì có thể chỉ là do thực phẩm bạn ăn, do bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa,… còn nếu triệu chứng kèm theo với đầy bụng, ợ chua, ợ hơi,… thì có thể  là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày.

Còn khi buồn nôn, nôn xuất hiện trước hay sau khi bạn thấy khó thở, choáng váng, đau đầu,… thì đó là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh cao huyết áp.

Trên đây là 7 dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh cao huyết áp, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn khi thấy các dấu hiệu trên, không nên tự ý mua thuốc tự điều trị tại nhà.

Trong phần nội dung tiếp theo của bài viết này, hãy cùng tìm hiểu vấn đề cao huyết áp dẫn đến bệnh gì, huyết áp cao dẫn đến hậu quả gì

5. Huyết áp cao có nguy hiểm không?

Căn bệnh này dù không lây nhiễm nhưng lại là bệnh có số lượng người mắc khá lớn trên thế giới. 

Tỷ lệ cao huyết áp ở Việt Nam đang gia tăng một cách nhanh chóng. Theo thống kê của cục Y tế dự phòng, thì số lượng người bị cao huyết áp đã tăng lên tới con số gần 13 triệu, trong đó chỉ có 10% tìm được nguyên nhân gây bệnh, và đa số các trường hợp này đều là người trẻ dưới 30 tuổi.

Huyết áp cao 150 có nguy hiểm không? Bệnh cao huyết áp nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách dễ dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như cao huyết áp dẫn đến tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim, suy thận,…

Cao huyết áp có nguy hiểm không?

Theo thống kê từ các hồ sơ bệnh án, có tới 90% nguyên nhân gây bệnh suy tim là do cao huyết áp. Vậy tại sao cao huyết áp gây suy tim?

Lý giải điều này, các chuyên gia sức khỏe cho biết:

“Khi bị cao huyết áp đồng nghĩa với tăng áp lực của mạch máu lên thành động mạch. Điều này khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để có thể thắng được sức cản trong lòng mạch.Và để làm được điều này, cơ tim buộc phải phát triển dày lên, dẫn tới làm thay đổi cấu trúc tim.

Khi cấu trúc tim bị thay đổi, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như nặng vùng ngực, khó chịu bên ngực trái hoặc mệt mỏi khi gắng sức. Đồng thời thành mạch dày lên kéo theo độ đàn hồi giảm, làm tăng khả năng tích tụ các cholesterol tại động mạch vành.

Tất cả những điều này sẽ gây rối loạn hệ thống dẫn chuyền và chức năng của tim, xuất hiện các cơn đau tim, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim.”

II – Ai thường bị huyết áp cao?

Như vậy các bạn đã biết huyết áp cao gây ra bệnh gì và nguy hiểm thế nào. Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao huyết áp:

1. Cao huyết áp ở người trẻ 

Cao huyết áp ở tuổi thanh niên, cao huyết áp người trẻ tuổi (dưới 35 tuổi) là dạng bệnh lý khá phổ biến hiện nay với tỉ lệ người mắc khoảng 5 – 12%.

Tình trạng huyết áp cao ở người trẻ gây rất nhiều tác động xấu đến sức khỏe cũng như hiệu quả công việc. Một số nghiên cứu cho thấy cao huyết áp vô căn ở người trẻ sớm dẫn tới xơ vữa động mạch và các bệnh lý tim mạch.

Dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ có thể gặp như dễ nóng giận, khó kiềm chế cảm xúc, mất tập trung gây ảnh hưởng đến công việc và giao tiếp; có tới 70% trường hợp người trẻ bị tăng huyết áp không có triệu chứng điển hình như nhức đầu, chóng mặt…

2. Cao huyết áp ở người già 

Một số nghiên cứu cho thấy, cao huyết áp ở người già có thể là do hệ thống thành mạch máu không còn duytrì được độ đàn hồi như trước, dẫn đến cao huyết áp. 

Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp ở người lớn tuổi có đến 95% trường hợp không có nguyên nhân, chỉ khoảng 5% có nguyên nhân.

Cao huyết áp ở người già

(→ Xem thêm: Cao huyết áp ở người già: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị)

3. Cao huyết áp ở trẻ em

Việc chẩn đoán huyết áp cao ở trẻ em không dễ dàng như khi chẩn đoán cho người lớn mà phải dựa vào chiều cao, giới tính và chỉ số huyết áp của trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp trẻ em chủ yếu do béo phì và tiền sử gia đình có người bị bệnh cao huyết áp (cao huyết áp nguyên phát).

Ngoài ra, còn có các yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh cao tăng huyết áp thứ phát ở trẻ em như mắc các bệnh lý về thận và tiết niệu; bệnh tim mạch, bệnh về thần kinh hoặc vấn đề nội tiết.

4. Cao huyết áp thai kỳ

Cao huyết áp khi mang thai hay còn được gọi là tăng huyết áp khi mang thai (PIH). Đây là bệnh lý xảy ra phổ biến khi mang thai, có thể xuất hiện trước thai kỳ hoặc huyết áp cao khi mang thai tháng cuối.

Đáng nói, huyết áp cao ở bà bầu nếu không được phát hiện sớm, kiểm soát hoặc điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho cả thai nhi và mẹ. 

Các dấu hiệu cao huyết áp khi mang thai ở mỗi người không giống nhau, nhưng về cơ bản sẽ có các triệu chứng điển hình sau gồm: thiếu hoặc có protein trong nước tiểu; phù (sưng); tăng cân đột ngột; nhìn mờ; ói mửa buồn nôn; đau bụng; đi tiểu với lượng nhỏ…

Do đó, khi có bầu bị cao huyết áp các mẹ nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

5. Cao huyết áp sau sinh

Theo các bác sĩ, sau sinh hơn 12 tuần mà chỉ số huyết áp của chị em phụ nữ không trở lại bình thường thì được xác định là bị cao huyết áp. Hầu hết các trường hợp phụ nữ bị cao huyết áp sau sinh là vô căn, không xác định rõ nguyên nhân. 

Cao huyết áp ở các mẹ sau sinh nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như giãn thất trái, dày thất trái,  suy tim, bệnh mạch vành, bệnh lý võng mạc, tai biến mạch não, suy thận, tiểu đạm, bệnh lý mạch máu ngoại biên….

Sau sinh hơn 12 tuần mà chỉ số huyết áp của chị em phụ nữ không trở lại bình thường thì được xác định là bị cao huyết áp

III – Huyết áp cao có mấy loại?

Bệnh cao huyết áp được phân thành 2 loại chính gồm:

1. Cao huyết áp thứ phát

Cao huyết áp thứ phát là gì? Cao huyết áp thứ phát là tình trạng tăng huyết áp mà bác sĩ xác định được nguyên nhân gây nên. Theo thống kê, có khoảng từ 5 đến 10% trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp thứ phát.

Dù chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng cao huyết áp thứ phát lại diễn biến nhanh chóng và nguy hiểm hơn cao huyết áp nguyên phát.

2. Tăng huyết áp nguyên phát

Cao huyết áp nguyên phát là loại huyết áp cao phổ biến nhất với 95% trường hợp mắc bệnh.

Cao huyết áp nguyên phát thường không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác nên thường được biết đến với tên gọi khác là cao huyết áp vô căn.

Bệnh cao huyết áp có 2 loại là cao huyết áp thứ phát và nguyên phát

Ngoài ra, dựa vào các chỉ số huyết áp đo được, cao huyết áp được phân thành các cấp độ như sau:

– Tiền cao huyết áp: Tiền cao huyết áp là gì? Là sự kết hợp giữa huyết áp bình thường và huyết áp bình thường cao. Nghĩa là huyết áp tâm thu 130 – 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85 – 89 mmHg. 

Cao huyết áp độ 1: Cao huyết áp giai đoạn 1 có chỉ số huyết áp tâm thu 140 – 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90 – 99 mmHg.

Cao huyết áp độ 2: Cao huyết áp giai đoạn 2 có chỉ số huyết áp tâm thu 160 – 179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100 – 109 mmHg.

– Cao huyết áp  độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.

– Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tối đa ≥ 140 mmHg và huyết áp tối thiểu < 90 mmHg.

IV – Huyết áp cao nên làm gì? 6 bài thuốc dân gian chữa cao huyết áp 

Người bị cao huyết áp nên làm gì ngay? Cách xử lý huyết áp cao tại nhà nhanh chóng trong thời gian đưa người bệnh đến bệnh viện như sau:

– Hãy để người bệnh nằm nghỉ ngơi tại chỗ, hít thở sâu, thả lỏng cơ thể.

– Nếu có máy đo huyết áp hãy đo ngay cho người bệnh. Nếu chỉ số huyết áp cao trên 180mmHg, trong nhà có sẵn viên hạ huyết áp nhanh dạng nhỏ giọt dưới lưỡi thì nhỏ luôn. Trường hợp không có thì sử dụng thuốc viên hạ huyết áp.

– Trường hợp chỉ số huyết áp của người bệnh từ 200mmHg trở lên, nếu trong nhà có thuốc lợi tiểu thì cho uống kèm luôn.

– Trường hợp không có thuốc tây thì đang cao huyết áp nên làm gì? Có thể người bệnh uống nước ép rau cần tây, nước rau họ cải, nước râu ngô hoặc các loại nước có tác dụng lợi tiểu.

– Sau đó, nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất đề được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Huyết áp cao phải làm sao? Khi bị cao huyết áp nên làm gì? Người bệnh có thể tham khảo 6 bài thuốc dân gian chữa cao huyết áp dưới đây:

1. Bài thuốc dân gian chữa cao huyết áp từ đỗ đen

– Nguyên liệu cần có: 1kg đỗ đen.

– Cách thực hiện và sử dụng: Phơi đỗ đen dưới nắng cho khô, sau đó cho đem rang lên có mùi thơm thì thôi. Đợi cho đỗ đen nguội thì đổ vào lọ cất dùng dần.

Mỗi ngày lấy khoảng 1g cho vào hãm với nước nóng rồi uống như uống trà. Nên uống khi còn ấm và uống hết trong ngày.

Nếu không biết cao huyết áp phải làm sao, hãy uống trà đỗ đen trong thời gian 3 tháng bạn sẽ thấy huyết áp ổn định.

2. Bài thuốc dân gian chữa cao huyết áp từ mật ong

– Nguyên liệu cần có: 10 bộ rễ cây cần tây, mật ong nguyên chất.

– Cách thực hiện: Rửa sạch rễ cây cần tay rồi cho vào sắc lấy nước. Chắt nước cho vào cốc rồi pha với 2 thìa cà phê mật ong rồi uống khi còn ấm.

Nếu băn khoăn khi bị huyết áp cao nên làm gì, bạn hãy uống mỗi ngày 2 cốc và liên tục trong 1 tháng, huyết áp sẽ dần ổn định.

3. Bài thuốc dân gian chữa cao huyết áp từ táo tàu

– Nguyên liệu cần có: 10 quả táo tàu, 10 bộ rễ cây cần tây tươi.

– Cách thực hiện và sử dụng: Rửa sạch rễ cây cần tây rồi đem giã nát. Cho 10 quả táo tàu vào sắc cùng rễ cần tây rồi lấy nước uống.

Mỗi ngày nên uống 2 lần. Mỗi đợt nên uống trong thời gian 20 ngày sẽ giúp giảm mỡ máu, giảm cholesterol và hạ huyết áp hiệu quả.

Do đó, nếu đang thắc mắc huyết áp cao làm gì để hạ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng bài thuốc này nhé.

Bài thuốc dân gian chữa cao huyết áp từ táo tàu

4. Bài thuốc dân gian chữa bệnh cao huyết áp từ lá sen

Cao huyết áp làm gì để hạ? Bạn hãy sử dụng ngay bài thuốc chữa bệnh cao huyết áp từ lá sen. Công dụng chính của lá sen có thể kể đến như giảm mỡ máu, giảm mảng xơ vữa động mạch – đây là một trong các yếu tố gây bệnh huyết áp cao. 

Bài thuốc dân gian chữa cao huyết áp từ lá sen như sau: Phơi khô 1 lá sen rồi hãm với nước sôi. Uống hết trong ngày. Mỗi ngày nên uống 1 lá sen.

5. Bài thuốc dân gian chữa bệnh cao huyết áp từ tỏi và đậu trắng

Theo nhiều nghiên cứu, tỏi trắng có hàm lượng allicin cao nên có tác dụng giảm cholesterol và hạ mỡ máu, hạ huyết áp.

Trong khi đó, đậu trắng lại nhiều  carbohydrate – dưỡng chất vô cùng cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày của những người bị cao huyết áp.

Chính vì vậy, nếu đang không biết người huyết áp cao nên làm gì để hạ? bạn hoàn toàn có thể tham khảo và sử dụng bài thuốc này.

– Nguyên liệu: 100g đậu trắng, 100g tỏi, 2 lít nước.

– Cách thực hiện và sử dụng: Tỏi bóc vỏ rồi thái lát mỏng. Đậu trắng rửa sạch rồi vớt ra cho ráo nước. Cho hai nguyên liệu vào nồi cùng 2 lít nước đun sôi.

Đun đến khi còn 1/3 nước thì tắt bếp. Chắt lấy nước uống làm nhiều lần và hết trong ngày. Kiên trì thực hiện trong 1 tháng huyết áp sẽ ổn định.

6. Bài thuốc dân gian chữa cao huyết áp từ cây dừa cạn

Huyết áp cao thì nên làm gì? Cây dừa cạn nổi tiếng với khả năng chữa huyết áp cao cực tốt. Loại cây này thường mọc nhiều ở rãnh mương máng tại các vùng nông thôn.

– Nguyên liệu cần có: 20g thân và lá cây dừa cạn.

– Cách thực hiện và sử dụng: Rửa sạch rau dừa cạn rồi cho vào sắc cùng 250ml nước. Sắc cho đến khi còn 1 nửa thì tắt bếp. Chia làm 2 lần uống hết trong ngày.

Nếu đang thắc mắc khi cao huyết áp nên làm gì mau hạ thì bạn hãy sử dụng bài thuốc từ cây dừa cạn xem sao nhé. 

Lưu ý: Các cách chữa cao huyết áp từ dân gian ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và chưa được kiểm chứng.

Bên cạnh các bài thuốc chữa cao huyết áp bằng dân gian, sử dụng các bài thuốc đông y chữa cao huyết áp cũng là phương pháp được nhiều người tin tưởng lựa chọn vì vừa hiệu quả và an toàn. Một số bài thuốc Đông y chữa cao huyết áp được sử dụng phổ biến hiện nay như:

– Bài thuốc 1:  Cho cam thảo 6g, ngưu tất 16g, ý dĩ 20g, bán hạ 8g, thiên ma 8g, tang kí, mao căn, bạch truật, bạch linh, thảo quyết minh, tỳ giải mỗi loại 12g vào ấm sắc cùng 1 lít nước. Sắc cho tới khi còn 1/2 lượng nước là được. Chia thuốc thành 3 lần uống và mỗi ngày  uống 1 thang.

– Bài thuốc 2: Cho sinh địa 12g, ngũ vị tử 6g, cam thảo 4g, ngưu tất 16g, mạch môn, mẫu lệ mỗi loại 12g, bạch thược 12g vào ấm sắc trong thời gian 45 phút.. Chắt lấy nước chia làm 3 lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc 1 thang.

Bài thuốc 3: Cho đảng sâm 15g, đương quy 10g, phục thần 10g, hoàng kỳ 15g, mộc thương 5g, táo nhân, bạch truật mỗi vị 10g vào ấm sắc với 6 bát nước. Sắc cho tới khi còn 3 bát thì chắt ra uống khi còn ấm. Mỗi lần uống 1 bát và uống hết trong ngày.

Chữa cao huyết áp bằng thuốc đông y

Nếu đang băn khoăn người huyết áp cao nên làm gì, khi huyết áp cao nên làm gì để hạ thì bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng 1 trong các bài thuốc đông y kể trên. 

V – Cao huyết áp uống gì nhanh hạ?

Người bị cao huyết áp nên uống gì? Huyết áp cao uống gì nhanh hạ? Khi nhận thấy có dấu hiệu bị bệnh cao huyết áp, tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn bị cao huyết áp uống gì cho hạ nhanh.

Người bệnh tuyệt đối không tự trả lời câu hỏi bệnh cao huyết áp uống gì hay cao huyết áp uống gì cho hạ bằng cách tham khảo ý kiến hoặc dùng đơn thuốc của người khác.

Việc tự ý mua thuốc và uống thuốc điều trị cao huyết áp khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ rất nguy hiểm.

Bên cạnh việc uống thuốc tây hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cao huyết áp có thể tham khảo một số loại nước uống rau củ và trái cây giúp hạ huyết áp sau:

– Nước lọc: Đây chính là đáp án đầu tiên cho thắc mắc cao huyết áp uống gì cho hết. Bổ sung nước lọc đầy đủ cho cơ thể (từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày) có tác dụng làm loãng máu giúp máu lưu thông tốt hơn. Từ đó làm giảm áp lực tác động lên thành mạch, kết quả là làm giảm huyết áp an toàn và nhanh chóng.

– Nước ép cần tây: Cao huyết áp nên uống gì để hạ? Theo Đông y, nước ép cần tây có vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, trừ phong thấp nên cũng thường sử dụng để điều trị cao huyết áp.

Người bị cao huyết áp nên uống 2-3 cốc nước ép cần tây mỗi ngày, mỗi lần uống khoảng 40ml. Tìm kiếm cao huyết áp uống gì hằng ngày , bạn đừng bỏ qua nước ép rau cần tây nhé.

– Nước ép củ cải đường: Cao huyết áp uống gì hết? Nước ép củ cải đường sẽ là lựa chọn tuyệt vời dành cho người bệnh cao huyết áp.

Củ cải đường có hàm lượng folate và kali cao nên có tác dụng thúc đẩy tăng cường lưu lượng máu, từ đó làm giảm huyết áp hiệu quả. Người bị cao huyết áp nên uống mỗi ngày từ 1-2 cốc nước ép củ cải đường.

– Nước ép cà rốt: Cao huyết áp uống gì tốt? Nước ép cà rốt có khả năng làm mềm thành mạch, phòng ngừa tình trạng rối loạn vi tuần hoàn dễ gặp ở người bị huyết áp cao.

Do đó, nếu không biết bị cao huyết áp uống gì cho hạ, bạn hãy uống mỗi ngày 2 cốc nước ép cà rốt, mỗi lần khoảng 100ml nhé.

– Nước dừa: Cao huyết áp uống gì hạ? Tác dụng của nước dừa là giúp hệ tim mạch luôn khỏe mạnh từ đó giữ huyết áp luôn trong trạng thái ổn định.

Tuy nhiên, người bị cao huyết áp nên uống uống nước dừa vào buổi tối vì dễ gây lạnh bụng, đồng thời chỉ uống tối đa mỗi ngày 3 quả dừa.

Tác dụng của nước dừa là giúp hệ tim mạch luôn khỏe mạnh từ đó giữ huyết áp luôn trong trạng thái ổn định

 

Trên đây là những thông tin về bệnh cao huyết áp. Hy vọng rằng qua bài viết, các bạn đã biết huyết áp cao là từ bao nhiêu, huyết áp cao khi nào, nguyên nhân và triệu chứng ra sao.

Chắc chắn khi đã nắm được thông tin huyết áp cao từ bao nhiêu và các thông tin khác về bệnh cao huyết áp, các bạn sẽ biết cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng