Đương quy là gì? Công dụng, Cách dùng và Lưu ý khi sử dụng
Đương quy là một trong các vị thuốc quý hiếm được nhiều người tìm mua vì có khả năng chữa trị nhiều chứng bệnh như thiếu máu, mất ngủ, đau nhức xương khớp, suy nhược cơ thể, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ,… Trong bài viết này, hãy cùng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc tìm hiểu kỹ hơn về dược liệu đương quy nhé!
Đương quy – thảo dược quý được nhiều người tìm mua
Nội dung chính
I – Đương quy là gì?
Cây đương quy tên khoa học là Angelica sinensis, thuộc họ Hoa tán Apraceae. Đương quy có nguồn gốc từ Trung Quốc, được biết đến với các tên gọi khác như tần quy, sâm đương quy hay vân quy.
Đương quy tiếng Anh là Or Ules, là cây thân thảo lớn, cao 40 – 80cm, sống nhiều năm, thường phát triển ở các vùng núi có độ cao từ 2.000 – 3.000m với khí hậu ẩm mát. Lá đương quy có hình mác dài, không cuống hoặc cuống ngăn. Cụm hoa đương quy tán kép và có màu trắng lục nhạt.
Đương quy rừng hiện rất khan hiếm mà chủ yếu là đương quy trồng. Tại Việt Nam, đương quy dược liệu được trồng vào những năm 1960, hiện đang được trồng phổ biến ở các tỉnh thành vùng Tây Bắc như Hòa Bình, Lào Cai, Lai Châu và một số tỉnh ở Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đà Lạt…
Cây đương quy có nguồn gốc từ Trung Quốc
Đương quy giá bao nhiêu? Hiện đương quy khô và đương quy tươi được bày bán chủ yếu tại các nhà thuốc y học cổ truyền trên toàn quốc. Giá đương quy tươi khoảng từ 40.000 đến 50.000 VNĐ/1kg; đương quy khô giá bao nhiêu? Giá đương quy khô từ khoảng 250.000 đến 300.000 VNĐ/kg.
Đương quy vĩ là gì? Đương quy vĩ là bộ phận đuôi của cây đương quy.
II – Cây đương quy có tác dụng gì? Tác dụng của đương quy
Các thành phần của cây đương quy gồm: hàm lượng tinh dầu trong rễ đương quy chiếm tới 0,26% – đây là thành phần chính của cây đương quy để trị bệnh; ngoài ra rễ đương quy còn có nhiều các hợp chất khác như coumarin, sacharid, axit amin, sterol và các vitamin tốt cho sức khỏe.
Vậy đương quy có công dụng gì? Rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra các công dụng của đường quy gồm:
– Đương quy bổ huyết, chữa bệnh thiếu máu.
– Tăng tế bào máu, trị suy nhược cơ thể.
– Tác dụng an thần, trị chứng mất ngủ, giúp dễ ngủ và ngủ ngon.
– Chữa nhức đầu, đau mỏi cơ thể.
– Trị đau bụng kinh, rong kinh, bế kinh.
– Chữa bệnh ra mồ hôi trộm.
– Điều trị bệnh đau cột sống.
– Chữa trị bệnh viêm tiền liệt tuyến.
– Điều trị tiêu hóa kém, táo bón.
– Đương quy công dụng thế nào? Chữa bệnh về nội tiết.
– Chữa đầy hơi.
– Giảm triệu chứng viêm phế quản.
– Đương quy tác dụng gì? Chữa đau bụng, co thắt cơ bắp.
– Chữa cảm mạo, sốt.
– Đương quy có tác dụng như thế nào? Chữa cao huyết áp.
Đương quy có tác dụng bổ huyết, chữa bệnh thiếu máu, trị nhức đầu, mất ngủ
– Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
– Chữa trị bệnh lao phổi.
– Trị đau bụng sau sinh đẻ.
– Đương quy làm đẹp da và trẻ hóa làn da.
– Chữa chứng xuất tinh sớm khi dùng với các thuốc khác.
III – Đương quy có tốt không?
Được xem là vị thuốc quý hàng đầu trong Đông y, cây đương quy được rất nhiều người tìm mua và tin dùng. Không chỉ được sử dụng để trị bệnh, cây đương quy còn được bổ sung trong các món ăn giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe.
Các tác dụng của cây đương quy trong điều trị bệnh đã cả được Đông y và Tây y nghiên cứu, chứng nhận nên bạn có thể yên tâm sử dụng.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng đương quy, bạn cần tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ để biết có nên sử dụng không, nếu có thì liều lượng, thời gian và cách sử dụng ra sao để đảm bảo an toàn và cho hiệu quả cao nhất.
IV – Cách sử dụng đương quy để điều trị bệnh
Có rất nhiều cách sử dụng đương quy để điều trị bệnh, nhưng 3 cách dưới đây hiệu quả và phổ biến hơn cả:
1. Bài thuốc từ cây đương quy
– Bài thuốc bổ huyết và chữa bệnh thiếu máu: Cho 8g đương quy; 10g bạch thược; quế chi, đại táo và sinh khương mỗi vị 6g; 50g đường phèn vào ấm sắc với 800ml nước. Sắc cho đến khi còn 300ml là được. Thêm đường phèn vào khuấy cho tới khi tan hết. Chia thành 3 lần uống hết trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.
– Bài thuốc chữa nhức đầu: Cho 12g đương quy, 20g thục địa; 12g nhục quế; 8g chích thảo và 8g can khương vào ấm sắc cùng 800ml nước. Sắc nhỏ lửa cho đến khi còn 400ml thì tắt bếp. Chia làm 2 lần uống hết trong ngày. Nên uống 1 thang/ngày.
– Bài thuốc trị chứng mất ngủ: Đương quy kỷ tử mỗi loại 12g, 10g viễn chí, 8g toan táo nhân, 10g nhân sâm, 10g phục thần. Cho các nguyên liệu vào ấm sắc tới 800ml nước cho tới khi còn 300ml. Chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
– Bài thuốc chữa suy nhược tâm thần: Đương quy, bạch truật, nhân sâm, phục linh, cam thảo, xà sang, viễn chí và phụ tử chế mỗi vị 6g; khởi tử, toan táo nhân, bạch chỉ mỗi vị 9g.
Cho các vị thuốc vào ấm sắc cùng 800ml nước trên lửa nhỏ. Đun cho tới khi còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày chỉ được uống 1 thang.
– Bài thuốc chữa cao huyết áp: Đương quy, đẳng sâm nam và sinh địa mỗi vị 10g; táo chua, trắc bách, vỏ trai, phục linh mỗi vị 16g; vân mộc hương 6g và hoàng liên 3g. Cho các nguyên liệu vào ấm sắc tới 800ml nước cho tới khi còn 400ml. Chia làm 3 lần uống hết trong ngày.
Đương quy được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh
– Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư: Chuẩn bị đương quy, gừng và bạch thược mỗi vị 10g; đinh hương và vân mộc hương mỗi vị 4g cùng 16g phụ tử chế.
Cho phụ tử chế đun sôi riêng với 1 lít nước, cho tới khi còn khoảng 600ml. Tiếp đó cho các vị thuốc còn lại vào đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút. Chắt lấy nước chia làm 3 lần uống hết trong ngày, mỗi lần chỉ được uống 100ml. Lưu ý, trước và sau khi uống thuốc 3 giờ, người bệnh không được ăn trứng gà, các thức ăn lạnh và chua.
– Bài thuốc chữa lao phổi: Đương quy, nhân sâm, sinh địa, phục linh, bạch thược, quả táo chua, bạ mơ, cam thảo, dầu hạt mơ, mỗi vị 1g và 5g ngũ vị tử. Cho tất cả các vị thuốc vào ấm sắc nhỏ lửa cùng 600ml nước. Sắc cho tới khi còn 200ml, chia thuốc làm 2 lần uống hết trong ngày. Mỗi ngày 1 thang.
– Bài thuốc đương quy bổ huyết thang trị rong huyết: Sắc 8 gam đương quy và 4g hoàng kỳ với 500ml nước. Sắc tới khi còn 200ml nước thìa chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
2. Đương quy ngâm rượu
Đương quy ngâm rượu có tác dụng gì? Rượu đương quy rất tốt cho sức khỏe, nhất là với những người bị huyết áp thấp.
Để có đương quy tửu, các bạn cần chuẩn bị 12g đương quy, 12g thục địa, 8g bạch thược, 12g xuyên khung, 8g đảng sâm, 8g phục linh, 8g hoàng kỳ, 8g cam thảo.
Cách thực hiện ngâm rượu đương quy như sau: Mua 5 thang thuốc với các thành phần như kể ơ trên. Cho các vị thuốc vào lọ rồi đổ 1 lít rượu trắng vào ngâm trong thời gian 10 ngày là có thể uống được.
Mỗi ngày bạn chỉ nên uống khoảng 2 chén nhỏ, tốt nhất là vào buổi tối và buổi sáng. Bạn có thể làm đương quy tươi ngâm rượu hoặc đương quy khô ngâm rượu đều được.
Ngoài ra, bạn có thể làm đương quy ngâm mật ong hoặc chế biến rau đương quy thành các món ăn giúp bồi bổ sức khỏe cơ thể như: lá đương quy xào, canh đương quy hay đương quy hầm gà.
V – Lưu ý khi sử dụng đương quy
Để sử dụng đương quy điều trị bệnh hiệu quả và an toàn, các bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
– Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cây đương quy.
– Sử dụng đương quy đúng và đủ liệu, tránh lạm dụng thuốc, mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 10 đến 15g đương quy.
– Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em không nên sử dụng đương quy.
– Không dùng đương quy khi đang uống thuốc chống đông máu.
– Người bị tiểu đường, viêm loét đường tiêu hóa, rối loạn máu, tiêu chảy không dùng đương quy.
– Đương quy mua ở đâu đảm bảo chất lượng? Bạn nên tìm đến các cửa hàng hoặc nhà thuốc y học cổ truyền nổi tiếng và uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn để chắc chắn mua được đương quy có chất lượng tốt.
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng đương quy
Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về thảo dược đương quy. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, bạn vui lòng gọi tới Tổng đài tư vấn (miễn cước) 1800.1125 để được tư vấn.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.