Cây xấu hổ: Loài cây dại sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời

12-05-2021

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Cây xấu hổ được biết đến là giống cỏ dại, mọc hoang ở rất nhiều nơi, loài cây này còn được biết đến với cái tên như: Trinh nữ, mắc cỡ,… Xấu hổ thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý hen suyễn, mất ngủ, xương khớp, đau lưng, cao huyết áp… Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, thành phần, công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng cây xấu hổ.

I. Tìm hiểu chung về cây xấu hổ

Cây xấu hổ (trinh nữ) có tên gọi khoa học là Mimosa pudica L, là cây thân thảo sống ít năm, thường mọc hoang ở các vùng đất trống hoặc ven đường.

Khi còn non, loài cây này thường mọc thẳng, tuy nhiên khi đến giai đoạn trưởng thành, cây lại có xu hướng mọc bò trườn ở trên mặt đất.

Lá cây xấu hổ hình lông chim, khi chạm vào sẽ tự động khép lại nên nhiều người vẫn gọi là cây xấu hổ cụp lá.

Hình ảnh cây xấu hổ

Thông thường, trinh nữ có khoảng 15 chét lá, hoa của cây hình cầu và có màu tím đỏ.

Quả trinh nữ hình ngôi sao, tụ thành chùm, thường thắt lại ở giữa hạt, có lông cứng. Hoa và quả xấu hổ thường xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm.

Tất cả các bộ phận của xấu hổ đều có thể bào chế thuốc, nhất là thân và cành cây. Hai bộ phận này thường được thu hoạch vào mùa khô, có thể dùng tươi hoặc phơi khô.

Bên cạnh đó, rễ xấu hổ cũng sử dụng để làm thuốc, bộ phận này được thu hoạch quanh năm, sau đó đem cắt mỏng phơi khô dùng dần.

Cây xấu hổ dược liệu có nguồn gốc từ Nam và Trung Mỹ, ngoài ra cây cũng được trồng nhiều ở Châu Á, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, cây xấu hổ thường mọc hoang ven đường ở khắp nơi trên cả nước.

II. Cây xấu hổ (trinh nữ) có mấy loại?

Căn cứ theo màu sắc của hoa, các nhà khoa học đã phân cây xấu hổ thành 2 loại như sau:

1. Cây xấu hổ trắng

Về đặc điểm bề ngoài, xấu hổ trắng không có gì khác biệt so với cây xấu hổ tía thông thường, tuy nhiên hoa của loài cây này có màu trắng nhạt.

Bên cạnh đó, xấu hổ trắng cũng không được sử dụng làm thuốc nhiều như xấu hổ tía.

2. Cây xấu hổ đỏ (tía)

Cây trinh nữ đỏ là cây có hoa màu đỏ tím (màu tía) nên còn được gọi là cây xấu hổ hoa tím. Đây chính là dòng xấu hổ thường được sử dụng để làm thuốc.

Cây xấu hổ tía – Dược liệu có nhiều công dụng chữa bệnh

III. Tác dụng của cây trinh nữ trong chữa trị bệnh

Với hàm lượng dược chất cao, cây xấu được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Dưới đây là các tác dụng của cây xấu hổ được y học khẳng định.

1. Tác dụng của cây xấu hổ theo y học hiện đại

Các nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy, trong cây xấu hổ chứa nhiều hợp chất quý, hỗ trợ điều trị rất nhiều vấn đề khác nhau. Cụ thể, công dụng của hoa xấu hổ sẽ bao gồm:

  • Giúp gây tê, giảm viêm, đau.
  • Cân bằng đường huyết trong máu.
  • Hỗ trợ điều trị khó ngủ.

  • Chữa trị bệnh viêm dạ dày mãn tính.
  • Phòng chống các cơn co giật, động kinh.
  • Điều trị tăng huyết áp.

2. Tác dụng của cây xấu hổ theo Y học cổ truyền

Từ lâu cây trinh nữ đã được dân gian sử dụng để chữa bệnh. Theo các tài liệu cổ, loại cây này có vị ngọt, có độc tính nhẹ, tính hàn và quy vào kinh Phế. Với đặc điểm này, dược liệu xấu hổ có tác dụng chủ trị nhiều chứng bệnh như:

  • An thần, giảm đau.
  • Tiêu viêm, kháng khuẩn.
  • Tiêu tích, lợi tiểu.
  • Ổn định huyết áp.

  • Hạ nhiệt, trị sốt rét.
  • Chữa hen suyễn, gây nôn, điều kinh.
  • Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản, viêm kết mạc cấp tính, đau dạ dày, viêm gan, sỏi đường tiết niệu, phong thấp.
  • Điều trị chấn thương, viêm da mủ.
  • Hỗ trợ điều trị nhức xương khớp, đau lưng, tê liệt tay chân, kinh nguyệt không đều.

IV. Xấu hổ mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Để mua cây trinh nữ với chất lượng tốt nhất, bạn nên đến các hiệu thuốc đông y uy tín, không nên mua tại các cơ sở trôi nổi, không có thương hiệu.

Theo khảo sát, giá cây xấu hổ khô đang được bày bán trên thị trường với giá từ 200.000 – 400.000 VNĐ/1kg.

V. Cây trinh nữ có độc không?

Theo Y học cổ truyền, cây trinh nữ có độc tính nhẹ, tuy nhiên, những nghiên cứu mới nhất chỉ ra thành phần Alkaloid Mimosin trong cây xấu hổ có thể khiến ngộ độc nếu sử dụng không đúng cách.

Do đó, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, khi sử dụng cây xấu hổ các bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Chỉ nên sử dụng cây xấu hổ chữa bệnh khi được bác sĩ chỉ định. Nếu đang sử dụng thuốc Tây, bạn cần thông báo với bác sĩ để tránh xảy ra tình trạng xảy ra tương tác giữa thành phần của cây xấu hổ và thành phần của thuốc, gây hại cho sức khỏe.
  • Sử dụng đúng liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng, sử dụng quá nhiều và tự ý thay đổi liều lượng và thời gian dùng cây xấu hổ.
  • Các đối tượng không nên dùng: Phụ nữ đang mang thai; người có cơ thể hàn; người bị suy nhược cơ thể. Trẻ em và phụ nữ sau sinh đang  cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng cây xấu hổ

  • Khi sử dụng cây xấu hổ chữa bệnh, nếu thấy các triệu chứng bệnh không thuyên giảm hoặc cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh nên ngừng sử dụng và đến gặp bác sĩ ngay.
  • Hiệu quả chữa bệnh của cây xấu hổ còn tùy vào cơ địa của từng người.
  • Tránh nhầm lẫn cây xấu hổ và cây hoa Mimosa Đà Lạt.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

Đánh giá

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng