Tê bì chân tay uống thuốc gì? Top 3 bài thuốc chữa tê tay chân
Triệu chứng tê bì tay chân thường xuất hiện chủ yếu ở người già, người bị thiếu máu não, mắc các bệnh về xương khớp. Nếu không điều trị kịp thời dứt điểm sẽ để lại nhiều di chứng nguy hiểm. Vậy, khi bị bệnh tê tay chân uống thuốc gì hết và hiệu quả nhất? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Triệu chứng tê bì tay chân thường xuất hiện chủ yếu ở người già, người bị thiếu máu não, mắc các bệnh về xương khớp
Nội dung chính
I – Tê bì chân tay uống thuốc gì?
Bệnh tê bì chân tay là bệnh thường xuất hiện vào thời điểm mới ngủ dậy, do những tổn thương của dây thần kinh vận động, bắt đầu bằng những triệu chứng tê buồn như có kiến bò trên da, sau đó là yếu liệt cơ, và nặng hơn có thể mất khả năng kiểm soát vận động.
Bệnh tê bì chân tay rất phổ biến do là biểu hiện đầu của hầu hết các bệnh liên quan tới thần kinh vận động như thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như đau vai gáy, đau thắt lưng, đau dọc theo dây thần kinh,….
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh là gì mà người bệnh tê bì chân tay dùng thuốc gì đồng thời có cách khắc phục, điều trị hợp lý và hiệu quả.
Khi bệnh tê bì chân tay còn ở giai đoạn tê nhức ban đầu thì bạn nên đi khám để được bác sỹ kê đơn thuốc điều trị tê bì chân tay để tránh gặp phải những biến chứng thần kinh nặng hơn. Vậy tê bì tay chân uống thuốc gì?
1. Thuốc Tây chữa tê bì chân tay
Tê tay chân uống thuốc gì nhanh khỏi? Khi người bệnh bị tê bì chân tay, bác sĩ thường chỉ định 1 hoặc kết hợp các loại thuốc chữa tê bì chân tay sau:
– Thuốc giảm đau như Paracetamol, Acetaminophen.
– Thuốc chống viêm không Steroid như Diclofenac.
– Thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm.
– Thuốc bôi ngoài da.
Tê bì chân tay nên uống thuốc gì? Thuốc Tây giúp làm giảm nhanh chứng tê bì chân tay
2. Cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân
Tê chân tay uống thuốc gì mau khỏi? Lá lốt, gừng, ngải cứu,thổ phục linh và xấu hổ là những cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân được lưu truyền trong dân gian. Cụ thể:
- Lá lốt
Theo y học cổ truyền, lá lốt vị cay, tính ấm, có khả năng quy vào các kinh Tỳ, Vị giúp giảm đau, trừ phong thấp, ôn trung, giảm tê bì tay chân do lạnh.
Bên cạnh đó, hoạt chất ancaloit và thành phần tinh dầu trong lá lốt còn giúp kháng viêm, giải tỏa căng thẳng thần kinh.
– Nguyên liệu cần có: 20 chiếc lá lốt tươi hoặc 10g lá lốt khô.
– Cách thực hiện: Rửa sạch lá lốt, cho vào ấm cùng 2 chén nước rồi sắc còn 1/2 chén thì thôi. Uống khi còn ấm mỗi ngày 1 lần sau khi ăn tối. Nên uống liệu trình 1o ngày liên tục để nhìn rõ hiệu quả.
- Ngải cứu
Ngải cứu là cây thuốc nam chữa tê bì chân tay quen thuộc, dễ kiếm và dễ sử dụng. Tính ấm của ngải cứu có tác dụng làm giãn nở các động mạch, giúp hoạt động lưu thông máu ở tay chân tốt hơn, từ đó cải thiện tình trạng tê bì khó chịu.
– Nguyên liệu cần có: 1 nắm ngải cứu to, muối hột.
– Cách thực hiện: Rửa sạch ngải cứu rồi cho vào nồi cùng chút muối hột đun sôi trong khoảng 5 phút. Chắt lấy nước uống còn phần xác ngải cứu thì đắp lên vùng tay chân bị tê bì.
Nên áp dụng bài thuốc dân gian chữa tê bì chân tay bằng ngải cứu đều đặn hàng ngày, sau khoảng 1 tuần, tình trạng tê bì chân tay sẽ thuyên giảm.
Tính ấm của ngải cứu có tác dụng làm giãn nở các động mạch, giúp hoạt động lưu thông máu ở tay chân ốt hơn, từ đó cải thiện tình trạng tê bì khó chịu
- Gừng
Sở dĩ gừng được dân gian sử dụng để chữa tê bì chân tay là do có chứa các hoạt chất như zingiberene shogaol và gingerol. Các chất này có tác dụng làm co giãn mạch máu, kích thích lưu thông máu đến tay chân làm giảm cảm giác tê bì.
– Nguyên liệu cần có: 1 củ gừng tươi, muối hột.
– Cách thực hiện: Gừng rửa sạch, giã nát. Cho vào nấu cùng 1 lít nước cùng 1 thìa cà phê muối hạt. Để nước nguội bớt rồi tiến hành ngâm chân và ngâm tay. Mỗi ngày ngâm 1 lần, mỗi lần ngâm tối thiểu 30 phút, chứng tê bì chân tay sẽ nhanh chóng biến mất.
- Cây xấu hổ
Cây xấu hổ hay còn được biết đến với tên gọi khác là cây trinh nữ. Cây thuốc nam này có tính hàn, vị ngọt, giúp an thần, giảm đau, kháng viêm, chữa đau nhức xương khớp và tê bì chân tay.
– Nguyên liệu cần có: 30g rễ cây xấu hổ.
– Cách thực hiện: Cho rễ cây xấu hổ vào đun với nước. Khi thấy còn khoảng 100ml thì đắt bếp. Chia làm 2 lần uống hết trong ngày khi còn ấm.
Cây xấu hổ có tính hàn, vị ngọt, giúp an thần, giảm đau, kháng viêm, chữa đau nhức xương khớp và tê bì chân tay
- Cây thổ phục linh
Các bộ phận của cây thổ phục linh thường được sử dụng trong các bài thuốc trị đau nhức xương khớp, phong thấp và tê lạnh tay chân.
– Nguyên liệu cần có: 20g thổ phục linh, 8g thiên niên kiện, 6g bạch chỉ, 10g cốt toái bổ, 8g đương quy.
– Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu vào sắc uống. Mỗi ngày sắc 1 thang. Hoặc bạn có thể cho vào ngâm rượu để xoa bóp tay chân khi bị tê bì nhức mỏi.
Lưu ý: Những bài thuốc dân gian từ cây thuốc nam chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để có phương pháp điều trị bệnh tê bì chân tay tốt nhất.
3. Bài thuốc Đông y chữa tê tay chân
Bệnh tê bì chân tay khi ngủ được Đông y lý giải do cơ thể suy nhược, sức đề kháng yếu gặp phải phong, hàn, thấp, nhiệt sẽ gây ảnh hưởng tới dây thần kinh và làm xuất hiện cảm giác đau buốt, tê bì ở các chi khi thức dậy. Vậy, bị tê bì tay nên uống thuốc gì?
Các bài thuốc chữa bệnh tê bì chân tay bằng Đông y thường được khuyên dùng bởi chúng có thành phần chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, đem lại hiệu quả lâu dài, bền vững mà rất ít tác dụng phụ. Để điều trị chứng tê bì chân tay, bạn có thể sử dụng 1 trong 2 bài thuốc chữa tê tay chân dưới đây:
- Bài thuốc chữa tê bì chân tay 1:
Đẳng sâm 16g; táo, bạch truật, hoài sơn mỗi vị 12g; bạch thược, mạch môn, bạch chỉ, quy đầu, sài hồ, thần khúc, bạch linh mỗi vị 10g; cát cánh 9g, phòng phong và biển đậu 8g; cam thảo 6g; can khương và quế chi 4g. Mỗi ngày sắc 1 thang và uống hết trong ngày.
Tê tay uống thuốc gì hết? Các bài thuốc chữa bệnh tê bì chân tay bằng Đông y thường được khuyên dùng bởi hiệu quả và an toàn
(→ Xem thêm: Tê tay chân sau sinh: Nguyên nhân và cách chữa tê tay chân sau khi sinh)
- Bài thuốc chữa tê bì tay chân 2:
Thục địa 20g mộc qua, tục đoạn, quy đầu, ngưu tất, kỷ tử, tang ký sinh mỗi vị 12g; kê huyết đằng, táo nhân, bạch thược mỗi vị 16g; mạch môn 10g; trích thảo 6g, xuyên khung 8g. Mỗi ngày sắc 1 thang và uống hết trong ngày.
II – Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa tê bì chân tay
Sau khi đã nắm được bị tê tay chân uống thuốc gì nhanh khỏi, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng thuốc chữa tê bì nhức mỏi chân tay:
– Chỉ sử dụng đúng loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
– Không lạm dụng thuốc.
– Uống đủ liều lượng thuốc theo đơn thuốc.
– Tuyệt đối không tự ý mua và kết hợp các loại thuốc.
– Không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc.
Ngoài các biện pháp chữa trị bằng thuốc, người bệnh nên có chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ các vitamin nhóm B, ăn các thực phẩm tốt cho tuần hoàn máu lên não và sử dụng một số phương pháp tăng cường máu não giúp hệ tuần hoàn lưu thông tốt hơn.
Tuy nhiên, về lâu dài các bệnh nhân cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh để trị dứt điểm tình trạng tê bì chân tay. Mà nguyên nhân chủ yếu gây tê bì chân tay là do thiếu máu não.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.