Thạch xương bồ – Vị thuốc dân gian sở hữu công dụng tuyệt vời!
Dược liệu thạch xương bồ được Y học cổ truyền và Y học hiện đại sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như: Ho lâu ngày, liệt mặt, cảm lạnh, động kinh, phong thấp, đau đầu, mệt mỏi….Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về đặc điểm, thành phần, công dụng và cách dùng vị thuốc thạch xương bồ qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
I. Thạch xương bồ là cây gì?
Cây thạch xương bồ thuộc họ Ráy, loài cây này còn được biết biết đến với cái tên như xương bồ, thủy tinh xương bồ,….
Thạch xương bồ được xếp vào các loại cây thân cỏ, rễ cây mọc ngang, thân nhánh và có nhiều đốt. Lá của cây thường mọc ốp vào nhau và có bẹ, phiến lá có hình dải dẹp.
Hình ảnh cây thạch xương bồ trong tự nhiên
Hoa của cây mọc thành từng cụm, quả khi chín có màu đỏ nhạt, mọng nước. Mùi hương của lá và thân rễ xương rất thơm và dễ nhân biết.
Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy Thạch xương bồ thủy tinh ở các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc và miền Trung. Thân rễ của cây là bộ phận được thu hái để sơ chế làm thuốc chữa bệnh. Tháng 8 đến tháng 9 là thời điểm thu hái thân rễ để phơi khô.
II. Tác dụng của cỏ thạch xương bồ
Việc nắm rõ tác dụng của thạch xương bồ sẽ giúp người bệnh biết khi nào nên sử dụng vị thuốc này. Dưới đây là tổng hợp công dụng của thạch xương bồ theo Y học cổ truyền và Y học hiện đại:
1. Tác dụng của thạch xương bồ theo Y học hiện đại
Theo nghiên cứu, thạch xương bồ dược liệu bao gồm các thành phần chủ yếu sau: Tinh dầu (trong đó hoạt chất asaron chiếm khoảng 86%; 14% lại là acid béo và chất phenol); chất Ahumulene, Beta-asaron sekishone, asaron, caryophyllene. Các tác dụng của thạch xương bồ gồm:
- An thần, chống co giật.
- Gây ngủ.
- Hạ nhiệt.
- Làm giảm co thắt cơ trơn của dạ dày và ruột.
- Tăng tiết đường tiêu hóa.
- Làm hạn chế hoạt động lên men của đường tiêu hóa.
- Ức chế các loại nấm gây bệnh ngoài da.
- Giảm tác dụng kích thích của thuốc Ephedrin.
- Kéo dài tác dụng của thuốc Barbiturate.
2. Tác dụng của cây thạch xương bồ thủy tinh theo Y học cổ truyền
Vị thuốc thạch xương bồ có tính ôn, vị cay đắng, quy kinh Tâm Vị,… giúp hóa thấp, hòa vị, khai khiếu, trục đờm,…. Chủ trị điều trị:
Dược liệu thạch xương bồ được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý
- Đau đầu.
- Suy nhược thần kinh.
- Phong tê thấp.
- Chứng hay quên.
- Tiêu hóa kém.
- Trẻ nhỏ bị nóng sốt.
- Ăn không ngon.
- Lo lắng, hồi hộp.
- Khó thở.
- Điếc tai, ù tai.
III. Cách sử dụng thạch xương bồ trong trị bệnh
Thạch xương bồ có rất nhiều cách sử dụng khác nhau, bạn có thể sắc lấy nước uống, tán thành bột mịn hoặc nấu cao,…. Tùy vào tình trạng bệnh khác nhau mà bạn sẽ có các phương pháp điều chế khác nhau.
Cụ thể, để sử dụng thạch xương bồ trong điều trị bệnh, bạn có thể thực hiện theo các cách sau đây:
1. Cách dùng thạch xương bồ trị ho lâu ngày
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: Thạch xương bồ, hạt chanh, hạt quất, mật gà.
- Cách chế biến: Cho tất cả các vị thuốc vào cối giã nát. Thêm mật ong hoặc đường phèn vào hỗn hợp rồi trộn đều lên. Cho vào nồi cơm hấp, chắt lấy nước uống.
- Cách dùng: Lượng nước chia được bạn uống khoảng 3 lần trong ngày. Tốt nhất bạn nên dùng liên tục từ 3-5 ngày, mỗi ngày uống 1 thang.
2. Chữa liệt mặt với thạch xương bồ
Thạch xương bồ chữa liệt mặt
- Các vị thuốc cần chuẩn bị: Thạch xương bồ, củ gừng; củ sả.
- Cách chế biến: Dùng nước muối rửa sạch các vị thuốc rồi cho vào cối giã nát. Thêm vào hỗn hợp 1/2 chén đường phèn rồi đem hấp cách thủy lấy nước uống.
- Cách dùng: Chia nước làm 2 lần uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
3. Phương pháp dùng cây xương bồ trị cảm lạnh
- Vị thuốc cần chuẩn bị: Thạch xương bồ
- Cách chế biến: Xương bồ đem rửa sạch rồi sắc cùng 500ml nước lọc. Bạn cần đun nhỏ lửa và sắc đến khi còn 200ml là được, cuối cùng bạn lấy phần nước uống và bỏ phần bã.
- Cách dùng: Chia nước thuốc làm 2 lần uống, nên uống khi còn ấm. Mỗi ngày uống 1 thang và duy trì cho tới khi bệnh thuyên giảm.
4. Chữa chứng phong thấp bằng rượu xương bồ
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 100g xương bồ, 1 lít rượu trắng.
- Cách chế biến thạch xương bồ ngâm rượu: Dùng nước muối pha loãng rửa sạch vị thuốc thạch xương bồ. Tiếp đó, ngâm xương bồ với nước vo gạo rồi rửa sạch lại bằng nước. Giã nát xương bồ rồi đổ vào bình thủy tinh rồi ngâm cùng rượu trắng.
- Cách dùng: Mỗi ngày uống 50ml, chia làm 3 lần. Nên uống liên tục trong 5 ngày.
- Hoặc bạn có thể tán 100g xương bồ thành bột mịn để dùng dần. Mỗi ngày dùng 8g, khi uống pha với nước.
5. Cách trị chứng động kinh với thạch xương bồ
- Vị thuốc cần có: 50mg chất chiết xuất cây thạch xương bồ.
- Cách dùng: Chia thuốc thành 3 lần uống. Sử dụng liên tục trong 1 tháng. Nếu sử dụng chữa động kinh cho trẻ em cần hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng.
6. Cách giảm đau đầu, mệt mỏi với xương bồ
- Các vị thuốc cần chuẩn bị: 30g thạch xương bồ khô, 30g thảo thuyết minh sao đen, 25g mạch môn đã sao và bỏ lõi, 25g liên tâm đã sao.
- Cách chế biến: Cho tất cả các vị thuốc đã chuẩn tán thành bột mịn. Sau đó cho đường vào luyện để làm thành từng viên có trọng lượng khoảng 1,5. Cất thuốc vào lọ bảo quản dùng dần.
- Cách dùng: Mỗi ngày uống 2 lần, nên uống từ 10 đến 20 viên mỗi ngày.
Khi sử dụng sản phẩm các bạn có thể tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ.
IV. Thạch xương bồ mua, bán ở đâu? Giá bao nhiêu?
Việc tìm kiếm địa chỉ mua bán bán cây thạch xương bồ uy tín là điều rất quan trọng, quyết định trực tiếp tới chất lượng của sản phẩm. Bạn nên ưu tiên tìm mua xương bồ tại bệnh viện y học cổ truyền hoặc cửa hàng thuốc đông y lớn và uy tín.
Theo khảo sát, giá bán tham khảo của cây xương bồ trên thị trường hiện nay rơi vào khoảng 400.000 VNĐ/1kg.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng cây thạch xương bồ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Chỉ nên sử dụng thạch xương bồ chữa bệnh khi có chỉ định của bác sĩ.
+ Liều dùng từ 5 – 8g thạch xương bồ khô/ngày. Nếu dùng thạch xương bồ tươi, hãy sử dụng liều gấp đôi.
+ Những người có âm hư, huyết hư kém, hoạt tinh, ra nhiều mồ hôi không nên sử dụng vị thuốc thạch xương bồ.
+ Hoạt chất Beta asaron có thể gây ra một số tác dụng phụ như: viêm gan, ức chế miễn dịch, ngộ độc và ung thư.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về dược liệu thạch xương bồ, bạn vui lòng gọi tới Tổng đài của chúng tôi để được dược sĩ tư vấn.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.