Củ bình vôi có tác dụng gì? Mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Củ bình vôi được biết đến là bài thuốc quý, giúp chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau như: Đau đầu, khó ngủ, ho hen,… Có thể thấy, đây được xem là bài thuốc đem tới nhiều công dụng tuyệt vời theo cả Đông và Tây y. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Hoạt huyết bổ máu tìm hiểu một cách chi tiết nhất về loại củ này.
Nội dung chính
I. Củ bình vôi là củ gì?
Củ bình vôi là phần gốc thân sau khi đã phát triển thành củ của cây bình vôi, bộ phận này được sử dụng và điều chế thành thuốc.
Thân củ của cây bình vôi phát triển phình to, có hình dạng tương tự như bình đựng vôi. Vỏ bên ngoài của củ có có màu nâu đen, bên trong lại có màu trắng xám, vị đắng. Tùy theo từng khu vực đất trồng mà củ cây bình vôi có thể thay đổi.
Hình ảnh củ cây bình vôi
Bên cạnh tên gọi bình vôi, loài cây này còn sở hữu 1 số cái tên khác như: Củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên, …
Bình vôi được trồng nhiều ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Trung Quốc… Ở nước ta, cây được trồng ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam, chủ yếu ở các vùng núi phía bắc như: Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Lai Châu, Lạng Sơn…
II. Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của củ bình vôi
Củ bình có tác dụng chính của vị thuốc là trấn kinh, an thần, tuyên phế nên thường chủ trị các bệnh như: Mất ngủ, đau đầu, ho ra đờm, ho lao, ho khan lâu ngày, khó thở, hen suyễn, trấn áp những cơn co thắt do tăng nhu động ruột, viêm dạ dày.
Ngoài ra, khi kết hợp với các thảo dược khác, loại cây này còn có công dụng với các trường hợp bị lở loét, mụn nhọt, cao huyết áp, gout…
Để hiểu rõ hơn về công dụng của bình vôi, bạn đọc có thể tham khảo chi tiết ngay dưới đây:
1. Củ bình vôi có tác dụng trị mất ngủ
Theo những nghiên cứu đến từ Nhật Bản, hoạt chất cepharanthin trong củ bình vôi được xem là yếu tố giúp kích thích quá trình sản sinh kháng thể có lợi, điều hòa hệ thần kinh, rất tốt cho người gặp phải vấn đề mất ngủ.
2. Giúp ổn định hệ tiêu hóa
Sở dĩ, củ bình vôi giúp ổn định hệ tiêu hóa vì loại dược liệu này có tác dụng trấn an nhu động ở dạ dày, từ đó giúp đường tiêu hóa hoạt động hơn.
Những người bị tổn thương ruột do vi khuẩn khi sử dụng củ bình vôi sẽ cảm thấy các triệu chứng như: Chướng bụng, đầy hơi, đau dạ dày, táo bón… được thuyên giảm 1 cách rõ rệt.
3. Củ bình vôi chữa bệnh gout
Bình vôi sở hữu hoạt chất Stephania rotunda Lour có tác dụng giúp kháng viêm và giảm đau nhức, rất tốt cho người bị bệnh gout.
4. Hỗ trợ chữa chứng huyết áp cao
Alcaloid và isoquinoline được tìm thấy trong củ bình vôi có khả năng phòng chống các chứng co thắt, giúp làm giãn mạch máu và giảm huyết áp. Ngoài ra, thành phần vitamin có tác dụng kiểm soát lưu lượng máu trong cơ thể, đồng nghĩa với việc kiểm soát huyết áp.
5. Điều trị các bệnh liên quan tới phế quản
Không chỉ có tác dụng an thần, trị mất ngủ, thành phần rotundin trong củ bình vôi dược liệu còn có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, ho, hen suyễn.
6. An thần
Hoạt chất Rotundin trong củ bình vôi có tác dụng an thần, nên với những người thường xuyên bị bồn chồn, lo lắng, căng thẳng thần kinh dẫn tới mất ngủ thì củ bình vôi chính là một vị thuốc quý.
Ngoài các tác dụng nổi bật ở trên, củ bình vôi còn có nhiều tác dụng khác như: Chữa đau dạ dày, hỗ trợ điều trị đối với bệnh động kinh, nâng cao khả năng miễn dịch, phụ nữ sau sinh nở cần bổ máu, người sốt nóng, thể trạng yếu, bồi bổ cho người mất sức, người lao động nhiều…
III. Cách chế biến củ bình vôi điều trị bệnh
Tán nhuyễn thành bột mịn, ngâm rượu và sắc lấy nước uống là 3 cách cách chế biến củ bình vôi làm thuốc phổ biến hiện nay:
1. Đem bình vôi ngâm rượu
Rượu của củ bình vôi được xem là nguyên liệu vô cùng tuyệt vời cho việc điều trị hen suyễn, mất ngủ và cao huyết áp,… Với phương pháp ngâm rượu bằng bình vôi, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:
– Nguyên liệu cần có: 1 kg củ bình vôi khô, 5 lít rượu trắng 40 độ.
– Cách ngâm rượu củ bình vôi: Cho củ bình vôi vào lọ rồi đổ rượu vào ngâm. Thời gian ngâm tối thiểu là khoảng 20 ngày để các dưỡng chất trong củ bình vôi có thể ngấm hết ra.
– Cách dùng củ bình vôi ngâm rượu: Sử dụng từ 3-4 lần/ngày, mỗi lần uống khoảng 30ml.
2. Tán nhuyễn bình vôi thành bột
Có 2 cách chế biến củ bình vôi thành bột mịn làm thuốc chữa bệnh như sau:
– Tán của bình vôi thành bột mịn.
– Hoặc tán củ bình vôi kết hợp với các dược liệu khác thành bột mịn.
– Mỗi lần uống sử dụng từ 3-6g bột pha với nước uống.
3. Sắc lấy nước uống
Với việc sắc bình vôi lấy nước uống, bạn đọc có thể tham khảo chi tiết 2 phương pháp sau đây:
– Sắc củ bình vôi khô hoặc củ bình vôi tươi để lấy nước uống.
– Ngoài ra, bạn có thể sắc bình vôi cùng một số dược liệu khác để lấy phần nước uống.
IV. Những LƯU Ý để tránh ngộ độc khi sử dụng bình vôi
Để củ bình vôi phát huy hiệu quả tối đa và đảm bảo an toàn trong điều trị bệnh, khi sử dụng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Chỉ nên sử dụng dưới 30g củ bình vôi mỗi ngày. Không nên sử dụng quá liều lượng này vì có thể gây ngộ độc củ bình vôi
Không nên sử dụng quá 30g củ bình vôi mỗi ngày
– Nên kiên trì sử dụng đều đặn để đạt hiệu quả như mong muốn.
– Phụ nữ đang mang thai, cho con bú hay trẻ dưới 3 tháng tuổi không nên sử dụng bình vôi
– Cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ trước khi dùng bình vôi
V. Củ bình vôi bán ở đâu? Giá bao nhiêu?
Việc mua bình vôi ở đâu đảm bảo an toàn, uy tín được xem là thắc mắc của rất nhiều người, vì trên thực tế, hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm giả, nhái, kém chất lượng.
Do đó, khi có nhu cầu mua củ bình vôi, bạn nên tìm đến các nhà thuốc đông y và bệnh viện y học cổ truyền uy tín, tin cậy để mua được của bình vôi có chất lượng tốt.
Theo khảo sát trên thị trường, giá củ bình vôi hiện vào khoảng 200.000 – 250.000 VNĐ/kg.
VI. Có nên dùng củ bình vôi chữa mất ngủ trong thời gian dài?
Không nên lạm dụng củ bình vôi trong thời gian dài để chữa mất ngủ, vì việc dùng quá nhiều củ bình vôi có thể làm kích thích thần kinh trung ương, gây co giật. Đặc biệt, một số hoạt chất trong loại củ này còn có khả năng gây tê niêm mạc và làm giảm nhịp đập của tim.
Bình vôi có độc tính, dù hàm lượng rất nhỏ, vì vậy, nếu không được bác sĩ chỉ định, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng loại củ này để chữa bệnh.
Trong thời gian điều trị, cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về thời gian và liều lượng, đồng thời theo dõi cẩn thận nếu phát hiện các triệu chứng bất thường cần thông báo cho bác sĩ.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.