Trẻ em mất ngủ, khó ngủ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị
Mất ngủ ở trẻ em không phải là tình trạng hiếm gặp. Khi trẻ em mất ngủ sẽ bị mệt mỏi, biếng ăn và chậm lớn. Vậy vì sao trẻ bị mất ngủ? Dấu hiệu chứng mất ngủ ở trẻ em và cách chữa bệnh mất ngủ ở trẻ em thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ngay sau đây.
Nội dung chính
I – Nguyên nhân mất ngủ ở trẻ em và trẻ sơ sinh
1. Vì sao trẻ em mất ngủ?
Có nhiều nguyên nhân mất ngủ ở trẻ em, nhưng các nguyên nhân chính gồm:
– Căng thẳng: Căng thẳng là một trong các nguyên nhân chính gây mất ngủ ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi dậy thì.
Khi trẻ em mất ngủ sẽ bị mệt mỏi, biếng ăn và chậm lớn
Trẻ nhỏ có thể bị căng thẳng do áp lực học tập, bạn bè hoặc sợ hãi về điều gì đó không có thật. Ngoài ra, những xung đột từ bố mẹ và các thành viên trong gia đình cũng gây ảnh hưởng tới tâm lý và dẫn tới hiện tượng mất ngủ ở trẻ em.
Nếu thấy trẻ bị khó ngủ về đêm và bé than phiền, bố mẹ hãy nói chuyện với con để tìm ra nguyên nhân.
– Thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống co giật, trầm cảm hoặc corticosteroid có thể có tác dụng phụ làm hưởng tới thói quen ăn uống và giấc ngủ của bé. Nhiều bé bị khó ngủ và bé bị mất ngủ khi sử dụng các loại thuốc này.
– Rối loạn giấc ngủ và rối loạn tâm thần: Bệnh mất ngủ ở trẻ em xảy ra khi trẻ thường xuyên lo lắng, mắc chứng trầm cảm hoặc các vấn đề về tâm thần khác.
Ngoài ra, các bệnh khác như đau khớp, đau cơ, ngưng thở khi ngủ, chứng rối loạn tăng động giảm chú ý cũng gây chứng khó ngủ ở trẻ em.
– Dùng nhiều chất kích thích: Đây là nguyên nhân gây mất ngủ ở trẻ em tiếp theo. Việc uống các thức uống có chứa hàm lượng caffeine cao cũng gây tình trạng khó ngủ ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, nicotine cũng là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ ở trẻ nhỏ về đêm.
Rối loạn giấc ngủ và rối loạn tâm thần là một trong các nguyên nhân khiến trẻ mất ngủ
2. Nguyên nhân gây khó ngủ ở trẻ sơ sinh
Mất ngủ ở trẻ sơ sinh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: nguyên nhân bệnh lý, nguyên nhân sinh lý hoặc các nguyên nhân liên quan đến chế độ sinh hoạt. Cụ thể:
– Chứng khó ngủ ở trẻ sơ sinh xuất hiện do bé bú quá no hoặc chưa đủ no.
– Vặn mình khó ngủ ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như: còi xương, thiếu canxi; viêm họng; viêm amidan; viêm tai giữa; trào ngược dạ dày thực quản; các bệnh về tâm thần; mộng du…
– Chế độ sinh hoạt không hợp lý: thói quen đặt võng nôi hoặc bế rong khi ngủ; các giấc ngủ không hợp lý; phòng ngủ của trẻ quá nhiều ánh sáng hoặc ồn ào…
– Tã bỉm ướt, quần áo và giường chiếu không sạch sẽ khiến trẻ sơ sinh khó chịu ngứa ngáy cũng là lý do tại sao bé bị mất ngủ.
Vặn mình khó ngủ ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý
(→ Xem thêm: Tại sao mất ngủ? Hậu quả và cách trị mất ngủ không dùng thuốc)
II – Dấu hiệu trẻ bị khó ngủ, mất ngủ
Các triệu chứng khó ngủ ở trẻ em gồm:
– Trẻ em bị khó ngủ vào ban đêm, nằm trằn trọc mãi không ngủ được.
– Trẻ thức dậy sớm vào khoảng 3 giờ sáng và rất khó ngủ lại,
– Buổi sáng dậy sớm và có thể ngủ cả ngày.
– Em bé bị mất ngủ gồm không chú ý đến việc học và bài tập ở trường.
– Bé bị khó ngủ về đêm hay phạm lỗi.
– Hiếu động thái quá cũng là triệu chứng thường gặp ở các em bé bị khó ngủ và ngủ không đủ giấc.
Bệnh mất ngủ ở trẻ nhỏ kéo dài sẽ khiến trẻ bị mệt mỏi, suy yếu, biếng ăn và chậm lớn. Hội chứng mất ngủ ở trẻ em không thể chẩn đoán thông qua các xét nghiệm. Do đó, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ sớm khi nhận thấy bé có triệu chứng bị mất ngủ.
Trẻ mất ngủ thường thức dậy sớm vào khoảng 3 giờ sáng và rất khó ngủ lại.
>> Xem thêm VIDEO khi trẻ bị sốt cha mẹ không nên làm những điều sau <<
III – Trẻ bị mất ngủ phải làm sao?
Vậy trẻ bị khó ngủ phải làm sao? Dưới đây là cách chữa bệnh khó ngủ ở trẻ sơ sinh và chữa mất ngủ cho trẻ em bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng.
1. Chữa mất ngủ cho trẻ em
Các cách trị chứng mất ngủ ở trẻ em gồm:
– Tạo tâm lý thoải mái cho bé trước khi đi ngủ. Có thể cho bé hoạt động nhẹ nhàng hoặc cầm theo thú nhồi bông mà bé thích.
– Thay đổi lối sống lành mạnh có thể chữa bệnh khó ngủ ở trẻ em và giúp trẻ ngủ ngon hơn. Theo đó, bố mẹ nên tạo không gian ngủ cho bé yên tĩnh, không quá nhiều ánh sáng; tắt bỏ đồng hồ trong phòng nếu gây tiếng ồn khiến trẻ khó ngủ.
– Thiết lập thói quen tốt: Đây là cách chữa bệnh khó ngủ ở trẻ em khá hiệu quả. Bố mẹ nên quy định giờ ngủ cho bé và yêu cầu bé đi ngủ đúng giờ.
Đồng thời, đánh thức trẻ dậy vào một giờ cố định để đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày. Không để tình trạng trẻ thức khuya ngủ muộn tùy theo ý thích.
– Uống sữa ấm: Cách chữa mất ngủ ở trẻ em bằng cách uống sữa ấm trước khi đi ngủ giúp làm dịu và thư giãn cơ thể, từ đó trẻ dễ đi vào giấc ngủ.
Uống sữa ấm trước khi đi ngủ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ
– Tinh dầu oải hương: Bố mẹ có thể sử dụng tinh dầu hoa oải hương để điều trị mất ngủ ở trẻ em. Theo đó, hãy nhỏ vài giọt tinh dầu hoa oải hương lên gối của bé để giúp trẻ ngủ ngon hơn.
– Thực phẩm giàu magie: Để điều trị bệnh mất ngủ ở trẻ em, bố mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu magie như hạnh nhân, rau diếp, hạt bí đỏ trong chế độ ăn uống hàng ngày trẻ. Bởi việc thiếu magie sẽ ngăn không cho não nghỉ ngơi vào ban đêm khiến trẻ khó ngủ.
2. Chữa mất ngủ cho trẻ sơ sinh
Để trị chứng khó ngủ ở trẻ sơ sinh, bố mẹ nên:
– Duy trì thời gian ngủ và thức dậy của bé sơ sinh đều đặn hàng ngày là cách chữa mất ngủ ở trẻ sơ sinh hiệu quả.
– Tập cho trẻ sơ sinh những thói quen tốt trước khi ngủ như vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát và rộng rãi.
– Có thể giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn bằng cách cho trẻ mang theo đồ vật mà bé yêu thích khi đi ngủ.
– Không nên cho bé sơ sinh vận động quá mạnh và quá nhiều trước khi đi ngủ.
– Không nên cho trẻ sơ sinh nằm ăn.
– Hạn chế tối đa việc lạm dụng các dụng cụ hỗ trợ như võng, nôi điện, để tránh tình trạng trẻ sơ sinh phụ thuộc vào chúng.
– Trước khi đi ngủ không nên cho trẻ sơ sinh dùng các loại thuốc có tác dụng kích thích thần kinh.
Hạn chế tối đa việc lạm dụng các dụng cụ hỗ trợ như võng, nôi điện
( → Xem thêm: Trẻ khó ngủ khám ở đâu)
Khi đã áp dụng các cách trị bệnh mất ngủ ở trẻ em phía trên nhưng không có hiệu quả, tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
Tuyệt đối không tự ý mua thuốc trị mất ngủ ở trẻ em về cho con uống khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
IV – Cách phòng tránh trẻ em mất ngủ
Thói quen sinh hoạt và ngủ tốt có thể giúp ngăn ngừa và phòng tránh chứng mất ngủ ở trẻ em hiệu quả:
– Không nên cho bé uống đồ uống chứa caffeine ít nhất từ 4 – 6 giờ trước khi đi ngủ.
– Hình thành cho trẻ thói quen đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định.
– Cho trẻ vận động, chạy nhảy hàng ngày để thúc đẩy giấc ngủ ngon.
– Không nên cho trẻ uống thuốc có tác dụng phụ gây mất ngủ trước khi đi ngủ.
– Tránh cho trẻ ăn quá no hoặc để trẻ quá đói trước khi đi ngủ.
– Tạo tâm lý thoải mái và thư giãn nhất cho bé trước khi đi ngủ như tắm nước ấm, nghe nhạc, đọc truyện cho bé nghe…
– Xây dựng chế độ ăn uống cho bé giàu dinh dưỡng và đủ các dưỡng chất cần thiết.
Nên cho bé ăn đủ các dưỡng chất cần thiết
Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho các thắc mắc xung quanh bệnh mất ngủ ở trẻ em. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bố mẹ đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và biết nên làm gì khi trẻ bị khó ngủ và mất ngủ. Chúc các bé hay ăn chóng lớn và luôn có giấc ngủ trọn vẹn trong suốt những năm tháng đầu đời!
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.