Bệnh ung thư da là như thế nào? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Ung thư da là căn bệnh không hề xa lạ nhưng vẫn còn rất nhiều điều mà chưa biết về bệnh lý này. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về ung thư da để biết cách điều trị và phòng ngừa bệnh tốt nhất các bạn nhé!
Ung thư da là tình trạng phát triển bất thường của tế bào da
Nội dung chính
I – Tìm hiểu về ung thư da
Ung thư da tiếng Anh là gì? Ung thư da tiếng Anh là Skin Cancer. Ngay bây giờ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bệnh ung thư da là như thế nào, nguyên nhân do đâu, biểu hiện thế nào và có chữa được không.
1. Bệnh ung thư da là như thế nào?
Ung thư da là sao? Ung thư da bệnh học là từ chỉ tình trạng phát triển bất thường của tế bào da và đang là một trong những loại ung thư phổ biến nhất hiện nay.
Ung thư da thường gặp ở độ tuổi nào? Ung thư da hay gặp ở người da trắng, chủ yếu ở người già, nam nhiều hơn nữ. Bệnh thường xuất hiện ở vùng da hở với tỷ lệ 90% ở vùng đầu mặt cổ. Tỉ lệ ung thư da tại Việt Nam vào khoảng 2,9-4,5/100.000 dân.
Ung thư da có mấy giai đoạn? Ung thư da được chia thành 5 giai đoạn chính gồm:
– Giai đoạn 0: Ung thư da biểu mô tại chỗ.
– Giai đoạn 1: Ung thư da u hắc tố, khối u không lớn hơn 2cm.
– Giai đoạn 2: Ung thư da u hắc tố, khối u lớn hơn 2cm.
– Ung thư da giai đoạn 3: Ung thư da có thể đã lây lan sang một hạch bạch huyết trên cùng một bên của cơ thể như các khối u.
– Giai đoạn 4: Khối u có kích thước bất kỳ và có thể đã lây lan sang hàm, hốc mắt, hoặc bên cạnh hộp sọ.
Dưới đây là một số ung thư da hình ảnh:
Ung thư da xảy ra ở nam nhiều hơn nữ
Các giai đoạn của ung thư da
Ung thư da đang là một trong những loại ung thư phổ biến nhất hiện nay
2. Tại sao ung thư da?
Ung thư da nguyên nhân do đâu? Nguyên gây bệnh ung thư da được chia thành các nhóm sau:
- Do da tiếp xúc với các tia phóng xạ:
– Bức xạ cực tím: Tia bức xạ cực tím do các tia nắng mặt trời và các đèn phát tia tử ngoại như thủy ngân, đèn hồ quang các- bon, thạch anh lạnh…Đây là yếu tố nguy cơ chủ yếu gây ung thư da trên mặt. Những người làm việc ngoài trời như nông dân, ngư dân, công nhân cầu đường có nguy cơ bị ung thư da cao hơn.
– Bức xạ ion hóa: Ung thư da mặt, ung thư da ở tay, ung thư da vùng đầu thường phát triển sau 14-15 năm kể từ khi tiếp xúc bức xạ ion hóa.
- Các hội chứng gia đình:
Một số hội chứng di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da bao gồm:
– Bệnh xơ da nhiễm sắc.
– Hội chứng tế bào đáy dạng nơ-vi (Nevoid basal cell syndrome).
– Hội chứng Gardner.
– Hội chứng Torres.
Bệnh ung thư da do nhiều nguyên nhân gây ra
- Các bệnh lý da tồn tại từ trước:
– Bệnh dày sừng quang hóa: Khoảng 1-20% sẽ chuyển thành ung thư da.
– Bệnh Bowen: Khoảng 3-5% sẽ chuyển thành ung thư da, thường gặp ở người già.
– Tàn nhang: Người có nhiều vết nám và tàn nhang có nguy cơ ung thư da cao hơn.
– Nhiễm trùng: Nhiễm virus gây u nhú ở người (HPV: Human papilloma virus) có liên quan trực tiếp đến ung thư da tế bào vảy.
– Viêm da mạn tính hoặc chấn thương da.
– Hội chứng suy giảm miễn dịch: Những người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải hoặc sau ghép cơ quan có nguy cơ bị ung thư da tăng gấp 16 lần.
– Tiếp xúc với hóa chất gây ung thư: Các hóa chất khi tiếp xúc lâu có thể gây ung thư da như nhựa than đá, thuốc trừ sâu diệt cỏ, dầu nhờn, Asen, ung thư da đầu vì nhuộm tóc …
Việc nắm rõ ung thư da và nguyên nhân sẽ giúp các bạn biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
( → Xem thêm: Da bị sạm đen là bệnh gì? Nguyên nhân và cách trị sạm da đơn giản)
3. Ung thư da dấu hiệu nhận biết
Ung thư da biểu hiện như thế nào? Dấu hiệu báo động thường gặp nhất của bệnh là một chỗ biến đổi thất thường của da: Ví dụ như một vết loét, chảy máu, đóng vẩy trên bề mặt, nó sẽ lành nhưng sau đó vết loét lại trở lại ngay vị trí cũ.
Dấu hiệu thường gặp của ung thư tế bào hắc tố là sự biến đổi bất thường của nốt ruồi có sẵn hoặc xuất hiện thêm những nốt ruồi mới, do đó ung thư da nốt ruồi thường đi kèm với nhau.
Thông thường ung thư da xuất hiện trên những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như: phần đầu, mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay, bàn tay, bàn chân ở phụ nữ.
Tuy nhiên vẫn có thể xuất hiện ở những vùng da còn lại như lòng bàn tay, cơ quan sinh dục. Tùy vào cơ địa từng người mà bệnh có thể xuất hiện từ từ hoặc cũng có khi nó xuất hiện đột ngột.
Đặc điểm chung của bệnh là vùng bị ung thư đều xuất hiện các vết làm đổi màu da, do vậy nếu chú ý bạn có thể tự phát hiện sớm những biến đổi đó và sắp xếp thời gian để đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, không lên chờ đợi quá lâu mà dẫn đến nặng hơn.
Vậy ung thư da dấu hiệu cụ thể ra sao? Ung thư da có biểu hiện gì? Các dấu hiệu ung thư da phụ thuộc vào từng loại. Cụ thể các dấu hiệu ung thư da ở trẻ em, ung thư da ở trẻ sơ sinh và người lớn như sau:
- Dấu hiệu ung thư da biểu mô tế bào đáy, ung thư da biểu mô tại chỗ:
– Thường gặp ở vùng mặt, thái dương, mũi, má.
– Bệnh khởi đầu là vết loét nhỏ, bờ nông, đáy nhẵn, đóng vảy mỏng, mặt đáy giãn mao mạch, có thể nhiễm màu đen dễ nhầm với ung thư hắc tố.
– Vết loét thường xuất phát từ mụn cơm, ung thư da từ nốt ruồi và nốt xơ da nhiễm sắc.
– Các vết loét phát triển chậm, lan theo bề mặt da, ít xâm lấn sâu.
– Một số trường hợp loét sâu để lộ xương mặt, bội nhiễm, nề đỏ xung quanh.
– Ung thư da tế bào đáy hầu như không không di căn xa và di căn hạch.
– Dấu hiệu ung thư da qua nốt ruồi: Nếu nhận thấy nốt ruồi thay đổi kích thước, màu sắc và hình dáng, hoặc ngứa, rỉ, chảy máu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán ung thư da qua nốt ruồi. Đây cũng là dấu hiệu ung thư da trẻ em phổ biến và thường gặp.
Ung thư da biểu mô tế bào đáy
- Các dấu hiệu ung thư da biểu mô tế bào vảy:
– Ung thư da tế bào vảy thường hay gặp ở vùng da đầu.
– Ung thư da vảy xuất phát trên nền sẹo cũ, như sẹo bỏng. Khối u sùi, bề mặt mủn nát, dễ chảy máu.
– U tiến triển nhanh, loét sùi lan theo bề mặt nông, có thể xâm lấn vào xương sọ, biến dạng và bộ nhiễm trầm trọng.
– Ung thư da vảy hay di căn hạch khu vực như vùng cổ, vùng chẩm, hạch trước tai, hạch dưới cằm, dưới hàm. Hạch di căn thường to, chắc, đơn độc hoặc dính thành đám, hạch di động hoặc cố định.
- Các dấu hiệu ung thư da tế bào hắc tố (ung thư da sắc tố):
– U ác tính thường xuất hiện ở vùng đầu, thân hoặc cổ.
– Ung thư thường nằm dưới mặt da, đẩy lồi da lên cao, dễ nhầm ung thư phần mềm.
– Khối u chắc, dính, di động hạn chế kèm nề đỏ và đau.
– U phát triển nhanh xâm lấn xuống lớp sâu xương và cơ.
Ung thư hắc tố không phổ biến nhưng có khả năng gây tử vong cao
Trên đây là ung thư da và dấu hiệu nhận biết. Có thể nhận thấy không chỉ dừng lại ở 6 dấu hiệu ung thư da, ung thư da dấu hiệu nhận biết rất nhiều. Việc nắm rõ ung thư da triệu chứng thế nào sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm để có cách điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng gây nguy hiểm.
4. Ung thư da có bị ngứa không?
Nghiên cứu của Trường ĐH Y khoa Temple khẳng định, ngứa dai dẳng, cảm giác đau ở vùng da nào đó, hay chỉ là những nốt mẩn đỏ cũng có thể báo hiệu căn bệnh ung thư da.
5. Ung thư da có bị lây không?
Các bác sĩ khẳng định, ung thư da là bệnh lý hoàn toàn không lây nhiễm. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm tiếp xúc và chăm sóc người nhà nếu họ không may mắn mắc phải căn bệnh này.
6. Ung thư da phát triển trong bao lâu?
Ung thư da có thời gian phát triển khá chậm, khoảng từ 5-10 năm. Trong thời gian này ung thư da có diễn biến âm ỉ khiến người bệnh chủ quan và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
7. Khám ung thư da ở đâu tốt?
Người bệnh nên đến các bệnh viện lớn và uy tín ở Hà Nội, TPHCM như: Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện K, bệnh viện Đại học Y (Hà Nội); bệnh viện Da liễu TPHCM, bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhân Dân 115…
II – Bệnh lý ung thư da có nguy hiểm không?
Ung thư da nguy hiểm không? Câu trả lời là có! Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của ung thư da không bằng được các dạng ung thư ác tính khác. Ngay bây giờ, hãy cùng tìm hiểu ung thư da nguy hiểm như thế nào nhé.
Ung thư da có độ ác tính thấp nhất trong các bệnh ung thư do tiến triển của bệnh khá chậm. Do đó, tỷ lệ tử vong do bệnh cũng thấp hơn các dạng ung thư khác nhiều.
Tuy nhiên, nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời hoặc hỗ trợ điều trị không dứt điểm thì có thể phát triển dẫn đến ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và nguy hiểm hơn nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người. Căn bệnh này đã cướp đi hàng chục nghìn người trên thế giới mỗi năm.
Do đó, dù bị ung thư da ác tính, ung thư da không ác tính hay ung thư da lành tính, bạn vẫn đến gặp bác càng sớm càng tốt để chẩn đoán nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời.
Nếu chủ quan không có cách chữa trị kịp thời, ung thư da sẽ gây nhiều nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh
Vậy ung thư da sống được bao lâu? Nếu phát hiện bệnh ung thư da ở giai đoạn đầu thì khả năng chữa khỏi bệnh là rất cao và thời gian sống sẽ dài hơn.
Cụ thể, nếu ung thư da được chữa trị sớm và kịp thời thì hơn 90% người bệnh có thể sống thêm 5 năm. Nhưng nếu phát hiện muộn khi các khối u đã di căn thì thời gian sống sẽ rất ngắn, tùy theo thể trạng và sức khỏe của từng người.
III – Có mấy loại ung thư da?
Có ba loại ung thư da thường gặp đó là: ung thư da biểu mô tế bào đáy, ung thư tế bào sừng và ung thư tế bào hắc tố. Ngoài ra còn có, bệnh ung thư da hiếm gặp khác, chẳng hạn như ung thư da phát sinh từ tuyến mồ hôi.
Trong đó, ung thư da tế bào đáy và ung thư da tế bào sừng là hay gặp hơn loại thứ ba. Cả hai loại này đều thể hiện ở trên bề mặt da, dễ dàng nhận biết, tốc độ phát triển khá là chậm và khả năng chữa lành cao nếu được phát hiện sớm.
Loại ung thư tế bào hắc tố thì nặng hơn, nó ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của da và nguy cơ di căn đến các mô khác là cao nhất trong ba loại.
Ung thư da gồm có 3 loại với các biểu hiện khác nhau
IV – Bị ung thư da nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể phục hồi và chống lại bệnh tật. Vậy ung thư da kiêng ăn gì và nên ăn gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
1. Ung thư da nên ăn gì?
Một số thực phẩm có tác dụng hỗ trợ trong việc chống lại bệnh ung thư da gồm:
– Các loại rau họ cải: Gồm cải bắp, cải củ, mầm cải Brussel… Thực phẩm này rất giàu carotenoid, các loại vitamin C, E, B9, K và khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe của người bệnh.
– Cà rốt: Đây là thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do. Ăn cà rốt thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc ung thư da miệng, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt và bệnh bạch cầu.
– Đậu đỗ: Trong đậu đỗ có chứa nhiều chất xơ, giúp giảm nguy cơ ung thư da ở móng chân, ung thư đại trực tràng.
– Cà chua: Hàm lượng lycopene dồi dào trong cà chua có tác dụng làm giảm ung thư tuyến tiền liệt, miệng, tuyến tụy, cổ và phổi.
– Các loại gia vị: Gồm nghệ, quế và tỏi được mệnh danh là những “chiến binh” chống ung thư, hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đầu cổ, ung thư đại trực tràng…
– Axit béo Omega-3: Thường có nhiều trong các thực phẩm như dầu ô liu, cá hồi, trứng. Bạn nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị và giảm thiểu nguy cơ bị ung thư.
Các thực phẩm người bị ung thư da nên ăn
2. Ung thư da nên kiêng ăn gì?
Ung thư da không được ăn gì? Các thực phẩm người bị ung thư da không nên hoặc hạn chế ăn gồm:
– Các loại đồ uống có cồn và gas: Bia, rượu, nước ngọt đóng chai.
– Thủy hải sản: Không nên ăn các loại hải sản được nuôi gần nơi có chất thải công nghiệp; hạn chế ăn ăn ốc, trai, hến vì đây là thực phẩm có nồng độ chì cao.
– Các thực phẩm chế biến sẵn: Thịt cá đóng hộp, thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội…
– Thức ăn lên men: Dưa muối, thịt ngâm, giăm-bông…
– Đồ nướng, cà phê.
V – Ung thư da có chữa được không? Cách điều trị ung thư da
Ung thư da có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kịp thời. Các phương pháp điều trị ung thư da phổ biến hiện nay gồm:
– Phẫu thuật ung thư da.
– Xạ trị.
– Hóa trị.
Tùy theo mức độ và tình trạng của mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Sau khi điều trị xong, người bệnh cần khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh.
Ung thư da có chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm
VI – Cách phòng tránh ung thư da
Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh ung thư da bằng những cách dưới đây:
– Tránh tối đa tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nhất là trong khoảng thời gian từ 10h đến 14h.
– Chỉ nên tắm nắng vào sáng sớm để tránh làm cháy da.
– Nên thoa kem chống nắng, đội mũ, nón, mặc quần áo dài tay khi làm việc ngoài trời hoặc đi ra ngoài.
– Mặc quần áo tối màu hoặc nhiều màu bằng chất liệu tự nhiên tốt hơn quần áo sáng màu bằng chất liệu nhân tạo khi đi ra ngoài.
– Khi làm việc có tiếp xúc với phóng xạ, hóa chất, cần thực hiện sử dụng bảo hộ lao động như đi ủng, đi găng tay, đeo kính, mặt nạ và mặc quần áo bảo vệ.
– Vệ sinh da sạch sẽ, điều trị kịp thời các triệu chứng viêm nhiễm, tổn thương trên da.
– Kiểm tra da thường xuyên, thông báo với bác sĩ những thay đổi bất thường của da.
Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời là cách phòng ngừa ung thư da hiệu quả
Hiện nay, số người mắc bệnh đang có xu hướng ngày một tăng, những người sống tại các vùng có nhiều ánh nắng mặt trời thì có nguy cơ cao hơn hẳn các vùng khác. Đặc biệt những người thường xuyên phải tiếp xúc của các tia cực tím, thì tỉ lệ này càng cao hơn nữa.
Một điều nữa mà không phải ai cũng biết đó là: hầu hết các loại ung thư da đều có thể phòng ngừa được bằng cách là tiếp xúc hạn chế với các tia cực tím và để ý sự thay đổi màu sắc ở trên bề mặt da.
Nếu phát hiện sớm thì hầu hết các loại ung thư đều có thể chữa khỏi với tỷ lệ cao. Vì vậy, bạn nên bảo vệ làn da của mình trước ánh nắng trực tiếp của mặt trời và xem các dấu hiệu bệnh định kỳ.
Trên đây là tất cả những thông tin về ung thư da mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh, ung thư da và dấu hiệu cũng như ung thư da và cách điều trị thế nào.
Nêu vẫn còn thắc mắc ung thư da như thế nào, bạn vui lòng gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn cước) để được dược sĩ tư vấn.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.